Tiếp cận hài hòa, bảo đảm lợi ích lâu dài nhà nước và doanh nghiệp

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 30.10, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk.

avatar
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Phiên thảo luận tổ sáng 30.10. Ảnh: Lâm Hiển

Không hợp thức hóa sai phạm, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ"

Các đại biểu Quốc hội tại Tổ 13 cơ bản thống nhất với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật đấu thầu như Tờ trình của Chính phủ nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế, thủ tục cũng như phân cấp phân quyền trong quy hoạch, đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và đấu thầu. Các đại biểu cũng đề nghị hết sức lưu ý, giải trình thấu đáo những vấn đề liên quan đã được Ủy ban Kinh tế đưa ra trong Báo cáo thẩm tra dự án Luật.

quang-canh-to-13-a2.jpg
Quang cảnh thảo luận Tổ 13. Ảnh: Lâm Hiển

Đánh giá chung, các đại biểu cho rằng, đây là dự luật khó, phức tạp, việc sửa đổi là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, gỡ vướng mắc khó khăn cho các địa phương có dự án liên quan, từ đó tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho các vùng, miền còn khó khăn.

ĐBQH Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) đồng tình với quan điểm cho rằng, không hợp thức hoá các sai phạm, đồng thời cũng nhất trí với quan điểm cho rằng, giữa nhà nước và doanh nghiệp thì "lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ".

Nêu quan điểm về một số nội dung cụ thể, đại biểu Lưu Bá Mạc cho biết, tại khoản 14, Điều 3 dự thảo Luật đã bổ sung thêm 4 trường hợp được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, trong đó bao gồm 3 trường hợp từ khoản 2 Điều 53 Luật PPP hiện hành, cụ thể gồm: dự án bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng mà các bên đã thực hiện các biện pháp khắc phục nhưng không bảo đảm việc tiếp tục thực hiện hợp đồng dự án PPP; vì lợi ích quốc gia; bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước; trường hợp khác do hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự, các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng.

ba-mac.jpg
Đại biểu Quốc hội Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tuy nhiên, tại dự thảo Luật cũng quy định kèm theo một điều kiện là: hợp đồng dự án xác định thuộc trách nhiệm chi trả của cơ quan ký kết hợp đồng”.

Đại biểu Lưu Bá Mạc đề nghị cân nhắc bỏ điều kiện hợp đồng dự án xác định thuộc trách nhiệm chi trả của cơ quan ký kết hợp đồng”, để đảm bảo trường hợp dự án PPP nào đó nếu nằm trong một trong 3 trường hợp nêu trên đều được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Nếu đưa cụm từ hợp đồng dự án xác định thuộc trách nhiệm chi trả của cơ quan ký kết hợp đồng” vào, thì đối với các hợp đồng dự án PPP, đảm bảo nằm trong một trong 3 trường hợp nêu trên, mà không có cụm từ này, nghĩa là sẽ không thuộc diện được chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Trong khi bản chất vấn đề, theo đại biểu, cơ bản 3 trường hợp nêu trên đều là các trường hợp xảy ra trong trường hợp bất khả kháng, không mong muốn, vì đảm bảo yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước, hoặc do hoàn cảnh thanh đổi theo quy định của pháp luật về dân sự. "Do vậy, đề nghị cân nhắc bỏ điều kiện này để tháo gỡ được khó khăn cho doanh nghiệp, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Dự thảo luật cũng sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 69 theo hướng: bổ sung thêm trường hợp sử dụng Vốn nhà nước được sử dụng cho các mục đích: “d) Chi trả phần giảm doanh thu; chi phí bồi thường, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn”.

Tuy nhiên, đại biểu Lưu Bá Mạc đề nghị cân nhắc bổ sung thêm trường hợp đối với các dự án đã đưa vào khai thác, cần bổ sung vốn nhà nước để đảm bảo hiệu quả phương án tài chính. "Đặc biệt là các dự án đã định lượng được những khó khăn, vướng mắc. Bởi vì, các dự án đã đưa vào khai thác, phát sinh vướng mắc, khó khăn do những nguyên nhân, xuất phát một số bất cập từ cơ chế, chính sách, sau một thời gian thực hiện, phương án tài chính bị thay đổi, thời gian thực hiện kéo dài", đại biểu nhấn mạnh.

Đối với các dự án BOT ký hợp đồng trước thời điểm Luật PPP hiện hành, phát sinh vướng mắc, đang triển khai thực tiễn tại một số địa phương, đại biểu Lưu Bá Mạc đề xuất cân nhắc cụ thể hoá thành một quy định tại dự thảo Luật sửa đổi lần này. Hoặc có thể cân nhắc phương án Bộ Giao thông Vận tải báo cáo, trình, để Chính phủ báo cáo cấp có thẩm quyền theo hướng nghiên cứu xây dựng Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp một cách tối đa có thể, tương tự như phương án đề xuất đối với các dự án BT chuyển tiếp.

Đại biểu Lưu Bá Mạc cũng bày tỏ thống nhất với nội dung dự thảo Luật đã bổ sung quy định cho phép áp dụng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia một số dự án PPP được vượt mức 50% lên tối đa 70% và đã bổ sung thêm cả trường hợp dự án được thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, hoặc đặc biệt khó khăn.

"Hi vọng, với những quy định được sửa đổi, bổ sung này, các dự án PPP đang và sẽ triển khai trong thời gian thời sẽ thuận lợi, hạn chế được những vướng mắc, bất cập phát sinh như thời gian qua", đại biểu Lưu Bá Mạc nói.

Thay vì quá tập trung kiểm soát chênh lệch giá trị đất, nên chú trọng đơn giản hóa, tháo gỡ các thủ tục pháp lý

Nêu quan điểm về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) chỉ rõ, việc "hồi sinh" hình thức hợp đồng BT vào dự thảo Luật lần này là một bước đi rất quan trọng, và cũng đòi hỏi phải đánh giá kỹ lưỡng mọi khía cạnh để đảm bảo sự ổn định của chính sách.

nhu-so.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So (Bắc Ninh) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

"Chúng ta cần một chính sách đủ ổn định và có tầm nhìn dài hạn. Một chính sách mà chỉ thay đổi trong vòng 2-3 năm sẽ khiến các doanh nghiệp e ngại đầu tư vì họ không có đủ thời gian để thích ứng và yên tâm phát triển. Do đó, trong lần sửa đổi này, cần đặc biệt chú trọng đến việc cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp và nhà nước".

Nhấn mạnh điều này, đại biểu phân tích, khi một doanh nghiệp quyết định đầu tư một khoản tiền vô cùng lớn để thực hiện dự án BT (xây dựng - chuyển giao), họ không chỉ đóng góp hạ tầng cho xã hội mà còn đặt cược vào sự phát triển lâu dài của địa phương. Tuy nhiên, sự công nhận giá trị doanh nghiệp bỏ ra thường bị xem nhẹ.

Đại biểu cũng cho rằng, hiện nay, chúng ta đang e ngại vấn đề chênh lệch giá trị quỹ đất thực tế tại thời điểm giao so với dự kiến trong hợp đồng. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh việc các doanh nghiệp ứng trước một số vốn khổng lồ và chịu những chi phí phát sinh không ngừng trong suốt quá trình triển khai dự án, là điều không dễ dàng. Những thủ tục hành chính, việc giải phóng mặt bằng phức tạp, kéo dài có khi lên tới hàng chục năm, khiến cho chi phí vốn đội lên, trong khi các lợi ích từ dự án vẫn chưa thể sinh lời.

"Vậy có thiếu công bằng hay không nếu chúng ta chỉ nhìn vào giá trị đất đai được giao mà không tính đến những khó khăn và tổn thất về vốn của doanh nghiệp? Nếu không đảm bảo quyền lợi và sự ổn định của doanh nghiệp, liệu chúng ta có thể kỳ vọng thu hút được các nhà đầu tư khác vào phát triển hạ tầng một cách bền vững hay không?".

Đặt câu hỏi trên, đại biểu Nguyễn Như So đề nghị, trong dự thảo Luật lần này, thay vì quá tập trung vào kiểm soát sự chênh lệch giá trị đất - một yếu tố khó lường và luôn biến động theo thị trường - nên chú trọng vào việc đơn giản hóa và tháo gỡ các thủ tục pháp lý.

Việc cải thiện thủ tục hành chính không chỉ giúp doanh nghiệp giảm gánh nặng về thời gian và chi phí mà còn đảm bảo tiến độ dự án, tạo ra giá trị thực sự cho cả hai bên. "Đó mới là cách tiếp cận hài hòa, thực tế và có hiệu quả, nhằm đảm bảo lợi ích lâu dài, đồng thời thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp vào sự nghiệp phát triển đất nước", đại biểu Nguyễn Như So khẳng định.

Thời sự Quốc hội

toàn cảnh Phiên thảo luận Tổ 3
Thời sự Quốc hội

Thủ tục gọn nhẹ, công khai, minh bạch chính là chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng

Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi sáng 30.10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, tinh thần của Chính phủ trong dự án Luật là thủ tục phải đơn giản nhất có thể. Đích hướng đến là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, công khai, minh bạch được trình tự, thủ tục thì cũng bảo đảm xây dựng Chính phủ liêm chính, hạn chế xin - cho, nhũng nhiễu, phòng ngừa tham nhũng. Thủ tục gọn nhẹ chính là chống lãng phí. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) cho rằng, cần thiết phải sửa đổi để tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cập nhật một số nội dung để đáp ứng đòi hỏi của thực tế

Sáng 30.10, thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần cân nhắc cập nhật một số nội dung trong lần sửa đổi, bổ sung 4 Luật về đầu tư, quy hoạch và đấu thầu để đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống, nhất là bổ sung quy định về đấu thầu để ngăn chặn một số hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thấy rõ trong thời gian qua.

Quang cảnh họp tổ 14
Thời sự Quốc hội

Tránh thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 30.10, một số đại biểu cho rằng, khi có Nghị quyết này, các cơ quan có thẩm quyền tố tụng có thể linh hoạt sớm đưa vật chứng, tài sản trở lại lưu thông, phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, tránh bị hư hỏng, thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Rà soát kỹ để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật

Sáng 30.10, Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận Tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đã hứa trước Quốc hội thì phải có cam kết chính trị, quyết tâm thực hiện

"Các nội dung Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung tại Kỳ họp này thì Quốc hội ủng hộ, nhưng đồng thời phải có cam kết chính trị bảo đảm thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã hứa. Theo đó, dự án Luật sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm 3 vấn đề: một là, trình tự, thủ tục; hai là hồ sơ; ba là phải chất lượng. Việc gì đã chín, đã rõ thì Quốc hội thông qua, không cầu toàn, không nóng vội", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 30.10. 

Phải hỗ trợ nhà đầu tư nhanh nhất để không đánh mất cơ hội
Chính trị

Phải hỗ trợ nhà đầu tư nhanh nhất để không đánh mất cơ hội

Đề cập việc ông chủ Tập đoàn Nvidia đến Việt Nam rất sớm nhưng lại xây dựng trung tâm dữ liệu AI ở Indonesia; hay mới đây, Google quyết định đầu tư 1 tỷ USD xây dựng trung tâm dữ liệu ở Thái Lan, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) cho rằng, để không đánh mất cơ hội như thế, phải hỗ trợ các nhà đầu tư nhanh nhất.

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự
Thời sự Quốc hội

Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng

Sáng 30.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Thời sự Quốc hội

Tạo thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh

Sáng 30.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Cân nhắc giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu xuống còn 2 năm
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu xuống còn 2 năm

Việc quy định thời hạn hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu chào bán riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ tối thiểu 3 năm là dài đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, điều này có thể ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường. Do vậy, cần xem xét rút ngắn xuống còn 2 năm.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình, bước đi phù hợp với quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử

Chiều 29.10, thảo luận về dự án Luật tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc quy định các sàn thương mại điện tử kê khai thuế thay các cá nhân trên sàn này khiến các sàn thương mại điện tử tốn nhiều thời gian, chi phí và nhân công thực hiện. Do đó, cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp và lộ trình bước đi phù hợp khi quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra, giám sát

Chiều 29.10, thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, sửa đổi Luật phải theo hướng phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra và giám sát.

Thảo luận tổ 15 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tăng phân cấp, phân quyền cần gắn với trách nhiệm và năng lực thực hiện

Thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) chiều 29.10, nhiều ĐBQH nêu rõ, việc tăng cường phân cấp, phân quyền cần gắn với trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cũng như năng lực quyết định nguồn lực thực hiện của các cấp trong chủ trương đầu tư.

Làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”

Đóng góp ý kiến với dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại phiên thảo luận Tổ chiều 29.10, ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) đề nghị làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao 1 UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”. Bởi, nội dung này có thể hiểu rằng HĐND tỉnh A thông qua chủ trương giao UBND tỉnh B là cơ quan chủ quản thực hiện dự án. Như vậy là chưa phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. 

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể về chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần quy định cụ thể về chi ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn chi đầu tư công, chi thường xuyên) cho hoạt động đầu tư công, vì sử dụng nguồn chi thường xuyên cho nhiệm vụ này có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ khác từ nguồn chi này của cơ quan, đơn vị.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tập trung sửa đổi những vấn đề thực sự vướng mắc, cấp thiết

Cho ý kiến về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) chiều nay, 29.10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, việc sửa đổi cần gắn với đổi mới công tác giám sát của cơ quan dân cử ở Trung ương và địa phương, giám sát ngay từ khi quyết định chủ trương đầu tư; bảo đảm thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí.