Cần cơ chế đặc thù cho từng nguồn vốn huy động phát triển đô thị sinh thái

Nhấn mạnh vốn là yếu tố tiên quyết và cơ chế, chính sách về huy động vốn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong các cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ đầu tư, phát triển mô hình đô thị sinh thái, tại Hội thảo khoa học "Những vấn đề lý luận về đô thị sinh thái và cơ chế tài chính bảo đảm cho sự phát triển đô thị sinh thái", các đại biểu đề nghị, cần có cơ chế đặc thù cho từng nguồn vốn huy động.

Thiếu chính sách thuế thúc đẩy hình thành đô thị sinh thái

Tại Hội thảo do Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài “Hoàn thiện cơ chế tài chính, chính sách thuế nhằm phát triển mô hình đô thị sinh thái ở Việt Nam” tổ chức, các đại biểu nêu rõ, đô thị sinh thái là một hình mẫu đô thị lý tưởng và là mục tiêu hướng tới của các đô thị, nhất là các khu đô thị, các thành phố mới không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới.

Theo đại diện trường Đại học Xây dựng Hà Nội, TS. KTS. Phạm Tuấn Anh, hiện nay, nước ta mới chỉ hình thành được các đô thị theo hướng sinh thái. Trong đó, có thể kể đến khu đô thị mới Ecopark (Hưng Yên). Đây được cho là một trong những khu đô thị đạt được nhiều yếu tố của đô thị sinh thái bởi mật độ cây xanh và mặt nước lớn của đô thị này. Khu đô thị Ecopark có tổng diện tích khoảng 500 ha, được quy hoạch với hơn 20% diện tích là mặt nước và cây xanh, tỷ lệ xây dựng là 21%.

Nhiều đô thị trên cả nước đã và đang thúc đẩy phát triển đô thị theo hướng sinh thái hoặc tiếp cận sinh thái, trở thành chiến lược phát triển của các đô thị. Điển hình là TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, TP. Vũng Tàu, TP. Cần Thơ, TP. Hội An… Cụm từ "sinh thái" được sử dụng nhiều hơn trong các mục tiêu quy hoạch. Tuy nhiên, TS. KTS. Phạm Tuấn Anh cho rằng, “nếu chỉ dừng lại ở tên gọi trong các đồ án quy hoạch chung của các đô thị thì chưa đủ", mà đòi hỏi phải có "một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, thống nhất và liên thông giữa các lĩnh vực nhằm tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ, tạo lập các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển các đô thị hiệu quả”.

Cần cơ chế đặc thù cho từng nguồn vốn huy động phát triển đô thị sinh thái -0
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: H. Ngọc

Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Ngân sách (Văn phòng Quốc hội), TS. Nguyễn Minh Tân cho biết, theo khảo sát, cho đến nay chưa có một nghiên cứu đồng bộ, bài bản và chuyên sâu về xây dựng cơ chế tài chính, chính sách thuế gắn với mục tiêu phát triển đô thị bền vững theo hướng mô hình đô thị sinh thái nhằm đáp ứng mục tiêu và quan điểm của Đảng, Nhà nước cũng như nhu cầu thực tế của xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong việc phát triển đô thị nói chung và đô thị sinh thái nói riêng được Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Ngân sách chỉ ra là, thiếu hệ thống lý thuyết, mô hình thực tế để xác định tiêu chí đánh giá đô thị sinh thái phù hợp với điều kiện hiện tại của nước ta; chưa xây dựng được mô hình chính quyền đô thị phù hợp, phân cấp, phân quyền đủ mạnh để tối đa hóa nguồn lực trong và ngoài nước; còn lúng túng trong việc thiết kế chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế đô thị nói chung và cơ chế tài chính, chính sách thuế nói riêng nhằm thúc đẩy phát triển mô hình đô thị sinh thái.

"Nước ta rất cần đến đô thị sinh thái, bởi sau một quá trình đô thị hóa “nóng, chóng mặt và mất kiểm soát”, nhiều khu vực nội đô đã rơi vào tình trạng quá tải đô thị, do mật độ xây dựng quá dày đặc, giao thông tắc nghẽn, ô nhiễm, lụt lội, cháy nổ... Bên cạnh đó các khu vực không gian xanh tự nhiên ven đô liên tục bị xâm lấn, triệt tiêu. Hệ quả nhãn tiền nhất của phát triển đô thị ồ ạt là sự thu hẹp không gian xanh làm các chỉ số môi trường bị suy giảm trầm trọng. Chính vì chưa có các quy định pháp lý để xác định tiêu chuẩn của đô thị sinh thái dẫn đến thiếu các cơ chế tài chính, chính sách thuế nhằm thúc đẩy sự phát triển, hình thành đô thị sinh thái ở Việt Nam", Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Ngân sách nhấn mạnh. 

Xác lập cơ chế phân bổ vốn ngân sách nhà nước

Nhấn mạnh vốn là yếu tố tiên quyết trong quá trình phát triển đô thị sinh thái và cơ chế chính sách về huy động vốn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong các cơ chế, chính sách tài chính hỗ trợ phát triển mô hình này, đại diện Học viện Tài chính, PGS.TS Phạm Ngọc Dũng đề xuất, cần có cơ chế đặc thù cho từng nguồn huy động.

Với nguồn ngân sách nhà nước cho xây dựng, phát triển đô thị sinh thái, PGS.TS Phạm Ngọc Dũng cho rằng, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thường bị giới hạn eo hẹp, do đó để tăng chi đầu tư phát triển, cần phải tìm các giải pháp để tăng quy mô ngân sách nhà nước. Cách thức chủ yếu làm tăng quy mô ngân sách nhà nước là dựa vào hệ thống chính sách thuế, phí, lệ phí.

"Khi tạo ra được cơ chế làm tăng quy mô của ngân sách nhà nước, để có thể huy động trực tiếp được vốn từ kênh ngân sách nhà nước cho đầu tư, một vấn đề không kém phần quan trọng là phải xác lập cách thức phân bổ trực tiếp vốn đầu tư từ kênh ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển các khu đô thị nói chung và đô thị sinh thái nói riêng. Nói cách khác là phải xác lập được cơ chế phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển đô thị sinh thái", PGS.TS Phạm Ngọc Dũng nói. 

Đối với cơ chế huy động vốn từ các doanh nghiệp nhà nước cho đô thị sinh thái, việc khai thác nguồn vốn doanh nghiệp nhà nước để đầu tư cho đô thị sinh thái chỉ có thể thực hiện được với các dự án cơ sở hạ tầng, dự án khu đô thị mới, các khu vui chơi giải trí, các khu sinh cảnh… qua các hình thức BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao), ROT (Khôi phục – Khai thác – Chuyển giao). Qua đó, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể.

Với cơ chế huy động vốn đầu tư từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ, việc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển đô thị sinh thái cần theo nguyên tắc gắn với kế hoạch đầu tư, các công trình ưu tiên, gắn với vấn đề nợ đọng vốn xây dựng cơ bản theo quy định của Chính phủ.

Đáng lưu ý, để mở rộng khai thác các nguồn vốn cho đầu tư của mỗi địa phương, Nhà nước cần phải đẩy mạnh phân cấp ngân sách giữa Trung ương và địa phương, nhằm tạo ra cơ chế chủ động cho chính quyền địa phương mở rộng huy động vốn đầu tư thông qua các hình thức tín dụng như: vay nợ các định chế tài chính, phát hành trái phiếu...

Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách ưu đãi tài chính đối với đầu tư phát triển và hoạt động của đô thị sinh thái như chính sách ưu đãi thuế, phí và lệ phí. Theo đó, cần nghiên cứu để có ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư, như: ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh trong khu đô thị sinh thái.

PGS.TS Phạm Ngọc Dũng đề xuất, đối với chính sách về thuế thu nhập cá nhân trong hoạt động đầu tư và sinh sống tại đô thị sinh thái cũng cần có cơ chế ưu đãi để người dân hào hứng tham gia đầu tư, góp vốn và sinh sống tại đô thị sinh thái. Các ưu đãi về phí và lệ phí đối với các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, các nhà đầu tư và cư dân cũng cần phải được ưu tiên áp dụng một cách thỏa đáng để môi trường đầu tư, sinh sống của doanh nghiệp cũng thật sự là đô thị sinh thái, là nơi đáng sống.

Diễn đàn Quốc hội

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội thảo "Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay"
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý và hoạt động khoa học công nghệ

Tại hội thảo “Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay” diễn ra sáng 27.9, các đại biểu cho rằng, cần thiết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực khoa học công nghệ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững khoa học công nghệ. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 37, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần rà soát thật kỹ dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hoá chủ trương về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước. Trong đó, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn.

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài
Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2024 của Kiểm toán nhà nước và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Lựa chọn nội dung kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm

Cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, kế hoạch kiểm toán năm 2025 được Kiểm toán Nhà nước xác định, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục rà soát kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, kiểm toán trúng và đúng, cắt giảm các nhiệm vụ thực sự không cần thiết, trùng lặp với kế hoạch thanh tra.

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội

Nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu các nội dung sửa đổi cần tập trung khắc phục, tháo gỡ kịp thời các bất cập, vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời, tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định, bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng trong các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, cần quán triệt quan điểm chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là một hình thức giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tại Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cho rằng, nội dung này cần được luật hóa vì đây là một công cụ hết sức sắc bén của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã được thực tiễn chứng minh hiệu quả.

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng
Diễn đàn Quốc hội

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Báo cáo của Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn về công tác phòng, chống tiêu cực. Cụ thể, cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá với công tác này.

Nguồn: ITN
Diễn đàn Quốc hội

Tội phạm tham nhũng, kinh tế vẫn diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn cho tài sản Nhà nước

Đây là một trong những thông tin được chỉ ra trong Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, Ban Dân nguyện về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 trình UBTVQH tại Phiên họp thứ 36.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Điều kiện cần và đủ là phát triển giao thông công cộng

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định, quy định pháp luật về việc hạn chế phương tiện giao thông tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã có. Song điều kiện cần và đủ vẫn là phát triển phương tiện giao thông công cộng. Chỉ khi nào phương tiện giao thông công cộng đáp ứng được ít nhất 50 - 70% nhu cầu thì mới hạn chế phương tiện cá nhân vào thành phố.