Cải cách tư pháp 2024 ở Mexico: Những thay đổi quan trọng khác

Ngoài đưa ra một hệ thống lựa chọn thẩm phán hoàn toàn mới, các biện pháp cải cách cũng đặt ra một số thay đổi đáng kể khác như sau.

Thẩm phán ẩn danh

Sắc lệnh cải cách cho phép các vụ án liên quan đến tội phạm có tổ chức có thể do các “thẩm phán ẩn danh" tiến hành xét xử. Trong bối cảnh tội phạm ma túy, tội phạm có tổ chức là vấn nạn an ninh lớn nhất của Mexico, việc che giấu danh tính của thẩm phán là một biện pháp để bảo vệ họ khỏi nguy cơ bị trả thù, đe dọa hoặc gây áp lực.

Số lượng thẩm phán Tòa án Tối cao sẽ giảm từ 11 thành viên hiện tại xuống còn 9 thành viên. Nguồn: Tòa án Tối cao Mexico
Số lượng thẩm phán Tòa án Tối cao sẽ giảm từ 11 thành viên hiện tại xuống còn 9 thành viên. Nguồn: Tòa án Tối cao Mexico

Điều khoản này đã được Hạ viện đưa vào trong giai đoạn dự luật được xem xét tại ủy ban theo đề xuất của Tổng thống López Obrador.

Thay đổi cơ quan giám sát tư pháp

Cuộc cải cách đề xuất thay thế Hội đồng Tư pháp Liên bang, cơ quan được thành lập từ năm 1994, bằng Tòa án Kỷ luật tư pháp. Trước kia, Hội đồng Tư pháp Liên bang, gồm 7 thành viên, là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, kỷ luật đối với các thẩm phán Tòa án Mexico, ngoại trừ thẩm phán của Tòa án Tối cao và Tòa án Bầu cử Liên bang; đảm bảo tính tự chủ của các cơ quan tư pháp cũng như tính độc lập và công bằng của các thành viên.

Theo quy định mới, Tòa án Kỷ luật tư pháp sẽ bao gồm 5 thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu để phục vụ một nhiệm kỳ 6 năm. Chức vụ Chủ tịch Tòa án sẽ được luân phiên giữa các thành viên nhận được số phiếu bầu cao nhất.

Tòa án sẽ có thẩm quyền xử phạt, đình chỉ hoặc bãi nhiệm các thẩm phán và các quyết định của tòa án sẽ không thể kháng cáo. Cơ quan giám sát tư pháp này được trao thẩm quyền giải quyết không chỉ các vấn đề về hành vi sai trái của tư pháp như hối lộ, xử lý sai bằng chứng hoặc tình trạng chậm trễ không đáng có mà còn điều tra lý lẽ pháp lý của thẩm phán.

Về điểm này, nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại. “Chúng tôi rất quan ngại về sự thay đổi này vì quy định mới không thiết lập các quy tắc rõ ràng trong khi lại cung cấp một quy trình rất dễ dàng để khởi xướng các thủ tục tố tụng chống lại các thẩm phán và thẩm phán liên bang. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của tư pháp. Khi một tòa án hoặc một thẩm phán ra phán quyết đi ngược lại ý chí của cơ quan hành pháp, Tòa án Kỷ luật tư pháp có thể can thiệp bằng các thủ tục tố tụng chống lại thẩm phán, luật sư Ramos Sobarzo, Giám đốc Trung tâm Điều tra và thông tin pháp lý thuộc Đại học Luật Mexico giải thích.

Những thay đổi đối với Tòa án Tối cao

Số lượng thẩm phán tại Tòa án Tối cao sẽ giảm từ 11 xuống 9 thành viên; đồng thời nhiệm kỳ của họ sẽ giảm từ 15 xuống 12 năm. Ngoài ra, nhiệm kỳ của chủ tịch Tòa án Tối cao sẽ được rút ngắn xuống còn hai năm và sẽ luân phiên giữa các thẩm phán có số phiếu bầu cao nhất.

Tòa án Tối cao là Tòa án Hiến pháp của Mexico và là tòa án cấp cao nhất trong ngành tư pháp, đóng vai trò là “người gác cổng” cuối cùng, chịu trách nhiệm xem xét liệu các đạo luật mà Quốc hội thông qua cũng như một số quyết định của Chính quyền có tuân thủ Hiến pháp hay không; duy trì sự cân bằng giữa các quyền lực và cơ quan khác nhau của chính quyền và đưa ra các nghị quyết dứt khoát về các vấn đề tư pháp có tác động xã hội lớn. Do địa vị là tòa án cấp cao nhất, mọi quyết định của cơ quan này không thể bị khiếu nại.

Những điều chỉnh đối với quy chế của Tòa án Tối cao cũng là một trong những điểm gây tranh cãi. Các chuyên gia chỉ ra rằng, không phải tự nhiên mà ở nhiều quốc gia vị trí thẩm phán Tòa án Tối cao được bổ nhiệm suốt đời. Quy định này là để bảo đảm các yếu tố như khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp, hoặc nguy cơ mất chức không thể ảnh hưởng đến quyết định của họ.

Tuy nhiên, với quy định về việc thẩm phán, đặc biệt là thẩm phán Tòa án Tối cao phải ra tranh cử, điều gì sẽ xảy ra khi họ chuẩn bị hết nhiệm kỳ? “Chắc chắn họ sẽ bắt đầu nghĩ về cách làm sao để tái đắc cử”, luật sư Ramos Sobarzo băn khoăn. “Vào thời điểm đó, họ có thể quyết định không dựa trên động cơ phân tích hồ sơ vụ án mà dựa trên việc đạt được sự nổi tiếng từ một vụ án cụ thể. Họ sẽ quyết định cách thức dư luận sẽ đón nhận vụ án đó”, ông giải thích.

Hạ mức trần tiền lương

Mức trần lương sẽ được áp dụng cho tất cả các thẩm phán, đảm bảo rằng không có thẩm phán nào có mức lương cao hơn tổng thống. Thẩm phán nghỉ hưu sẽ nhận được ba tháng lương và 20 ngày lương cho mỗi năm làm việc.

Theo báo cáo, mức lương trung bình của một thành viên Tòa án Tối cao là trên 10.000 USD/tháng. Năm 2018, Tổng thống López Obrador cho biết mức lương của Tổng thống là khoảng 5.613 USD/tháng.

Ông Sobarzo giải thích: “Chúng tôi tin rằng, với việc hạ mức lương như vậy, cuối cùng, những người giỏi nhất sẽ không ở lại”.

Hệ thống tư pháp sẽ bị tác động như thế nào?

Cải cách sẽ là sự thay đổi lớn trong một thời gian ngắn. Trong vòng chưa đầy một năm nữa, vào ngày 1.6, cuộc bầu cử một nửa tổng số thẩm phán của ngành tư pháp, bao gồm toàn bộ thẩm phán Tòa án Tối cao, sẽ diễn ra. Theo quy định, tất cả các thẩm phán sẽ chấm dứt nhiệm kỳ sau khi các thẩm phán được bầu tuyên thệ nhậm chức. Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các thẩm phán sẽ phải bắt đầu cho nỗ lực tranh cử ngay từ bây giờ nếu họ không muốn để mất ghế.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, người làm việc trong ngành tư pháp sẽ cảm nhận ngay lập tức bởi tác động đầu tiên là dẫn đến việc giảm lương của các thành viên trong ngành.

Tuy nhiên, đối với người dân thường, các biện pháp này có thể không ảnh hưởng nhiều đến các tranh chấp pháp lý của họ. “Ngoại trừ một số nhóm lợi ích thực sự có quyền lực, họ có thể thuyết phục hoặc tài trợ cho chiến dịch của một số thẩm phán, để những thẩm phán đó sẽ phán quyết có lợi cho các thế lực này”, Miguel Angel Toro Rios, Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Chính phủ tại Viện Công nghệ và Nghiên cứu Cao cấp Monterrey nhận định.

Nghị viện thế giới

Getty images
Nghị viện thế giới

Siêu công trình khắc chế "thủy thần"

Nhằm giúp Thủ đô Tokyo không bị ngập lụt mỗi khi mùa mưa đến, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng một trong những hệ thống đường hầm ngầm chống ngập lớn nhất thế giới có tên Kênh xả ngầm bên ngoài khu vực đô thị (G-cans), được thiết kế để ngăn chặn ngập lụt ở khu vực đô thị Tokyo, nơi rất dễ bị ảnh hưởng bởi bão, mưa lớn và mực nước sông dâng cao.

Drone cứu hộ
Nghị viện thế giới

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động cứu trợ

Khắc phục hậu quả thiên tai là một trong bốn khâu quan trọng trong chu trình quản lý thiên tai của Nhật Bản (giảm nhẹ, chuẩn bị, ứng phó, khắc phục hậu quả). Chính quyền Nhật Bản đã xây dựng nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo đảm hoạt động ứng phó, cứu trợ và phục hồi hiệu quả cho những nạn nhân và khu vực bị ảnh hưởng.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột
Nghị viện thế giới

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Trong hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch cũ, nơi lương hưu được trả và bảo đảm hoàn toàn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sang mô hình phù hợp với thị trường. Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy mô hình hưu trí ba trụ cột, bao gồm hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước lãnh đạo; chương trình lương hưu tự nguyện của người lao động từ người sử dụng lao động; chương trình lương hưu tự nguyện của cá nhân.

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học
Nghị viện thế giới

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học

Lực lượng lao động suy giảm và dân số già hóa nhanh chóng của Trung Quốc đã làm gia tăng mối lo ngại về tính bền vững trong tương lai của quỹ hưu trí, một báo cáo dự đoán rằng tổng chi tiêu của quỹ sẽ bắt đầu vượt quá mức đóng góp vào năm 2028 và dự trữ sẽ giảm theo cấp số nhân sau đó, dẫn đến quỹ sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2035.

image_sapo
Quốc tế

Bài 2: Bảo đảm tiếng nói của khu vực được lắng nghe

Hội đồng Liên bang (Thượng viện) là một trong hai viện của Quốc hội Liên bang Nga, đóng vai trò quan trọng trong quy trình lập pháp và giám sát các vấn đề của quốc gia, qua đó cho thấy tiếng nói của khu vực trong các quyết định quan trọng của đất nước.

image_sapo
Quốc tế

Bài 1: “Xương sống lập pháp” của quốc gia

Quốc hội Liên bang Nga, được nêu trong Điều 94 của Hiến pháp Nga (2020), hoạt động như cơ quan lập pháp và đại diện của Liên bang Nga. Đây là Quốc hội lưỡng viện bao gồm: Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia. Hai viện có vai trò khác biệt, nhưng cùng nhau tạo thành "xương sống lập pháp" của đất nước.

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội
Nghị viện thế giới

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội

Chức vụ Chủ tịch Quốc hội là một chức vụ có từ thời kỳ đầu thiết lập Nghị viện vương quốc Anh. Đây là một đặc điểm thiết yếu của hệ thống nghị viện và là một trong những chức vụ “lâu đời nhất” của hệ thống Westminster. Theo thời gian, vị trí Chủ tịch Quốc hội ngày càng chứng tỏ vai trò với tư cách là những “nhạc trưởng” quan trọng trong phiên họp của Quốc hội nói riêng và trong hoạt động của Quốc hội nói chung.

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà
Nghị viện thế giới

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà

Một trong những mục tiêu mà Chính phủ Bảo thủ trước kia của Anh và tân Chính phủ Công đảng (vừa lên nắm quyền vào tháng 7.2024) hướng tới là tháo gỡ những rào cản để tạo thuận lợi cho người dân sở hữu nhà ở. Điều này được thực hiện thông qua hai văn bản pháp lý: Đạo luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu vĩnh viễn năm 2024 (đã trở thành luật) và Dự luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu chung, đang chuẩn bị được đưa ra xem xét tại Nghị viện.

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt
Nghị viện thế giới

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt

Trong buổi lễ khai mạc Nghị viện khóa mới ngày 17.7 vừa qua, Vua Charles của Vương quốc Anh đã đọc diễn văn khai mạc và công bố một gói gồm 39 dự luật mà Chính phủ mới của Công đảng sẽ thúc đẩy Nghị viện thông qua nhằm hồi sinh nền kinh tế. Trong số 39 dự luật được công bố, dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng đã thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi đây được xem là nỗ lực của Công đảng trong thực hiện cam kết tranh cử là giải quyết tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng.

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa
Quốc tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa

Tây Ban Nha từ lâu là một trong những điểm đến hàng đầu của khách du lịch, thu hút hàng triệu khách mỗi năm. Tuy nhiên, lượng du lịch tăng đột biến gần đây đã thúc đẩy nước này đưa ra nhiều quy định mới nhằm cân bằng giữa lợi ích kinh tế từ ngành du lịch với việc bảo vệ cộng đồng địa phương.

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn
Quốc tế

Ảrập Xêút: Tầm nhìn chiến lược dài hạn

Ảrập Xêút đang trải qua cuộc chuyển đổi đáng kể trong ngành du lịch với nhiều quy định pháp lý mới, các khoản đầu tư chiến lược và dự án đầy tham vọng. Kế hoạch Tầm nhìn 2030 của vương quốc định hướng cho những thay đổi này, hướng tới mục tiêu đa dạng hóa nền kinh tế và biến du lịch thành yếu tố đóng góp chính cho tăng trưởng quốc gia.

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng
Quốc tế

Luật Du lịch mới của Hy Lạp: Chìa khóa cho tăng trưởng

Tháng trước, các nghị sĩ Hy Lạp đã thông qua luật về du lịch mới được thiết kế để nâng cao cơ sở hạ tầng du lịch, giáo dục và tính bền vững của đất nước. Theo giới quan sát, động thái lập pháp này đánh dấu bước tiến quan trọng cho ngành công nghiệp nói trên của xứ sở các vị thần.

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri
Nghị viện thế giới

Không ngừng đổi mới để đáp ứng mong mỏi của cử tri

Nền dân chủ và Nghị viện của Nam Phi đã phát triển và trưởng thành rõ rệt kể từ cuộc bầu cử tự do đầu tiên vào năm 1994. Tính đến nay, đã có 7 cuộc bầu cử quốc gia, cuộc bầu cử gần đây nhất vào tháng 5.2024. Trong giai đoạn này, Quốc hội không ngừng đổi mới, cải tổ thủ tục để tăng cường quyền hạn, trách nhiệm, củng cố chức năng giám sát và tăng cường trách nhiệm giải trình của Chính phủ.

“Mài sắc” công cụ giám sát
Nghị viện thế giới

“Mài sắc” công cụ giám sát

Vào năm 1999, sau khi Quốc hội dân chủ khóa thứ hai được bầu, cơ quan này đã tiến hành nghiên cứu về nhiệm vụ, thủ tục, thông lệ giám sát và trách nhiệm giải trình. Quá trình nghiên cứu đã đưa đến báo cáo về “Mô hình giám sát và trách nhiệm giải trình”, trong đó khẳng định vai trò giám sát của Quốc hội trong việc tăng cường tính dân chủ; đồng thời đưa ra những quy định và cơ chế mới để “mài sắc” công cụ giám sát.

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận
Nghị viện thế giới

Một Quốc hội minh bạch và dễ tiếp cận

Quốc hội Nam Phi đã chứng kiến quá trình chuyển đổi sang một cơ quan lập pháp dân chủ công khai, minh bạch, hoạt động hiệu quả. Cùng với đó là sự phát triển của hệ thống pháp luật và các quy định nhằm thúc đẩy trách nhiệm giải trình của cơ quan công quyền.