Về kiểm soát quyền lực đối với người đứng đầu

Bài cuối: Năm giải pháp chính yếu

TS Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Đổi mới kiểm soát quyền lực đối với người đứng đầu là công việc không thể không làm, dù rất khó khăn. Ở đây, phải chăng có ba loại vấn đề cơ bản cần nắm lấy và kiên định thực thi?   

Thẩm quyền phải gắn với trách nhiệm

Về nguyên tắc kiểm soát quyền lực, nguyên tắc hàng đầu, thẩm quyền phải gắn với trách nhiệm. Và, mọi quyền lực phải được kiểm soát, giao quyền gì kiểm soát đó, theo trách nhiệm được giao, bằng kỷ luật và pháp luật. Thứ hai, kiểm soát bằng thể chế và thông qua cơ chế kiểm soát. Thứ ba, công khai, minh bạch, dân chủ và bình đẳng. Đó cũng là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất trong thực thi kiểm soát quyền lực. Thứ tư, kiểm soát bằng công luận và dư luận một cách tổng thể và bao trùm quyền lực và trách nhiệm được kiểm soát trên nền móng pháp luật và kỷ luật. Những điều kỷ luật, pháp luật không cấm nhưng đạo đức, đạo lý không cho phép và không dung thứ. 

Về phương châm kiểm soát quyền lực, trước hết, kiểm soát toàn diện, đồng bộ, thống nhất, triệt để và cụ thể. Thứ hai, thực thi dân chủ, bình đẳng, không đặc quyền đặc lợi, không “vùng trống, vùng tránh, vùng trắng”, không phân chia đẳng cấp (vùng lễ, vùng pháp), bảo đảm thống nhất nghiêm ngặt vô điều kiện Đảng cương bất vị nể, Quốc pháp bất vị thân, thượng tôn tuyệt đối kỷ luật và pháp luật. Thứ ba, kiểm soát đa chiều: trên - dưới, đa phương: trong - ngoài, đa dạng: trực tiếp - gián tiếp và kiểm soát chéo… Thứ tư, giữ chức vụ, thẩm quyền, nếu trọng trách càng cao càng phải nêu gương nói và làm, sống và hành động theo kỷ luật và pháp luật.   

Cần hệ thống giải pháp đồng bộ, phù hợp và khả thi

Để thực thi kiểm soát quyền lực và kiểm soát quyền lực phải có hệ thống giải pháp đồng bộ, phù hợp và khả thi: dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra, dễ định luận và dễ xác quyết. Trước mắt, tập trung thực hiện năm giải pháp chính yếu. Một là, định lượng hóa và cụ thể hóa trách nhiệm theo thẩm quyền trên từng phương diện công tác và từng vị trí chức vụ, bảo đảm đúng quyền, rõ quyền, đủ quyền và thực quyền. Theo đó, định lượng hóa và cụ thể hóa những biểu hiện tha hóa, thoái hóa quyền lực, với phương châm “xây kết hợp với chống”, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Hai là, đổi mới cơ chế kiểm soát quyền lực theo nguyên tắc quyền hạn song hành và gắn với trách nhiệm, mọi quyền lực đều phải được kiểm soát đồng thời với trách nhiệm. Mâu thuẫn nổi bật là quyền lực với năng lực và phẩm hạnh của người đứng đầu phải được kiểm soát đa diện và chặt chẽ. Đây là mấu chốt của vấn đề kiểm soát quyền lực. Đổi mới và hoàn thiện bảo đảm thống nhất các quy định của Đảng với hệ thống pháp luật của Nhà nước và Điều lệ các đoàn thể nhân dân một cách toàn diện, đồng bộ và cụ thể. Cần nhấn mạnh, tiếp tục hiến định và luật định hóa quyền lực của Nhân dân - với tư cách là chủ thể quyền lực quốc gia - trong việc kiểm soát quyền lực được Nhân dân ủy quyền, giao phó cho người đứng đầu dù trong bộ máy đảng hay bộ máy nhà nước.   

Trên cơ sở định lượng hóa và cụ thể hóa về thẩm quyền, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế về cá thể hóa trách nhiệm đối với xử lý chất vấn, giải trình và phản biện một cách dân chủ công khai và minh bạch về người được giao và giữ quyền lực với đối tượng tác động (người, tổ chức và công việc) của quyền lực được giao và giữ đó với tập thể lãnh đạo. Đồng thời, định chế minh bạch nguyên tắc, trách nhiệm, thẩm quyền của tập thể lãnh đạo, quản lý, quản trị (gồm các cá nhân thành viên ban lãnh đạo với vị trí công vụ của mỗi người) với người đứng đầu, theo nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm. Tất cả nhằm khắc phục sự chồng lấn, không minh bạch giữa trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm tập thể, ngăn chặn nạn nhân danh tập thể để mưu đồ cá nhân hoặc ẩn nấp trong danh nghĩa tập thể để che giấu, trốn tránh, thoái thác và rũ bỏ trách nhiệm cá nhân.   

Gắn công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với thanh tra của Nhà nước và thanh tra, giám sát của Nhân dân trong việc kiểm soát quyền lực một cách đồng bộ, thống nhất, liên thông và chặt chẽ. Thực hiện đồng thời cấp trên kiểm tra, giám sát cấp dưới; kiểm tra, giám sát nội bộ, giám sát từ dưới lên; giám sát chéo giữa các cơ quan, tổ chức, giám sát của Nhân dân.

Định vị chế tài nghiêm minh và phù hợp bảo đảm thực thi cơ chế thưởng phạt một cách dân chủ, minh bạch và thống nhất một cách tập trung, theo phương châm công minh, chính xác, kịp thời, không có giới hạn cuối cùng trong kiểm soát quyền lực.

Ba là, đổi mới và xây dựng bộ máy thực thi công việc kiểm soát quyền lực (kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm sát…) trong tổng thể đổi mới, sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị các cấp một cách tinh gọn, liên thông, hiệu lực, hiệu quả. Kiện toàn đội ngũ cán bộ giữ chức năng, nhiệm vụ kiểm soát việc thực thi quyền lực có ý nghĩa rất quan trọng, là nhân tố quyết định thành bại của việc kiểm soát quyền lực. Họ phải là những ngườitrung thành, tinh nhuệ, liêm chính, mẫn cán, dũng cảm và chỉ duy nhất hành động công vụ theo kỷ luật và pháp luật.

Bốn là, cổ vũ, bảo vệ vô điều kiện sự tham gia và phát huy vai trò của Nhân dân - với tư cách là chủ thể quyền lực, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông xã hội trong phát hiện, tố cáo, khiếu nại sự tha hóa, thoái hóa quyền lực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, của cán bộ lãnh đạo, quản lý, trước hết là người đứng đầu. Đây là công việc kiểm soát từ ngoài vào, từ dưới lên… cả phương diện pháp lý lẫn bình diện đạo lý xã hội và dư luận xã hội (hiện đang bị ngăn trở bởi không ít “cục nghẽn mạch” về thể chế cấp bách cần dỡ bỏ), một cách bao trùm, rộng lớn và có ý nghĩa thành bại, dù rất khó khăn hiện nay. Tiếp tục đổi mới tư duy, Hiến định và luật định về quyền thông tin và được thông tin (về người đứng đầu), về quyền và trách nhiệm giám sát, về phương thức kiểm tra, giám sát, kiểm soát, về quyền được trưng cầu và bãi miễn… của Nhân dân theo luật định đối với người đứng đầu và chung quanh vấn đề cấp bách này. Kinh nghiệm cho thấy, vi phạm pháp luật thì có thể còn sửa chữa được nhưng thất bại về đạo lý xã hội và dư luận xã hội thật khó còn chốn náu thân.  

Sau cùng là, đồng thời với việcgắn kiểm soát quyền lực người đứng đầu ở trong nước với kiểm soát họ ở ngoài nước (học tập, công tác và sinh sống ở ngoài nước), chủ động tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm quốc tế với nước ngoài trong việc kiểm soát quyền lực. Cần nhấn mạnh rằng, việc tiếp thu, tiếp biến kinh nghiệm cầm quyền trên phương diện này của các đảng cầm quyền hoặc liên minh các đảng cầm quyền và kinh nghiệm của các nước trên thế giới, một cách cầu thị, quyết không kỳ thị và không xa lánh là công việc rất quan trọng. 

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Cán bộ chiến sĩ công an Nhân dân tuyên tuyền pháp luật cho đồng bào dân tộc Sán Chỉ, tỉnh Quảng Ninh- Ảnh Tư liệu
Chính trị

Nhận diện, đấu tranh hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Triệt để lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự bùng nổ của internet - mạng xã hội và những khó khăn, thách thức của đất nước, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội phản động ráo riết, đẩy mạnh hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, việc bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hồi chuông cảnh báo, cốt để sửa mình

Nỗ lực trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần được ghi nhận. Những cáo buộc phi lý cần được vạch trần. Tuy nhiên, cũng cần nhìn thẳng, nói thật, “gióng lên hồi chuông cảnh báo” về một số “yếu điểm” của trận chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kịp thời chấn chỉnh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhấn mạnh: “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế, xã hội”. Ảnh: Trí Dũng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Thông điệp mạnh mẽ của Đảng

Lời Tòa soạn: Thời gian qua, bên cạnh sự ủng hộ, nhất trí, đồng lòng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân, trong dư luận đã nảy sinh một số ý kiến “lạc dòng” nhằm ngăn trở công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta. Vậy nên, việc lan tỏa thông điệp mạnh mẽ của Đảng; nhận diện và phản bác các luận điệu thù địch; nhìn thẳng vào những vấn đề cần kíp đang đặt ra, bật chuông cảnh báo toàn hệ thống để phòng, chống “từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc” là rất cần thiết.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Đảng ta ngày càng xứng đáng là người lãnh đạo, đảm đương trọng trách dẫn dắt đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững, nhân văn trên con đường XHCN

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng trong đổi mới phương thức, lãnh đạo cầm quyền của Đảng ta hiện nay, đó là kiểm tra, kiểm soát, giám sát và thanh tra một cách dân chủ, chặt chẽ, cụ thể, phù hợp đối với quyền theo trách nhiệm. Kiểm soát quyền lực luôn là công việc trung tâm tuy rất khó khăn, luôn là nguy cơ sinh tử của mọi thể chế dân chủ. Quyền lực luôn thu hút những kẻ không có đạo đức. Sự nghiêng ngả, sụp đổ của một số thể chế chính trị trên thế giới, một trong những nguyên nhân là, do đánh mất vai trò kiểm soát, phá vỡ và đánh mất sự cân bằng quyền lực chính trị của đảng cầm quyền.

Toàn cảnh Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 3: Đổi mới phương thức lãnh đạo - nhân tố quyết định thành công công việc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng nữa trong đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đó là đổi mới và thực thi nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc căn bản quán xuyến toàn bộ việc hoạch định và xác quyết đường lối chính trị lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Đường lối chính trị, đường lối tổ chức và đường lối cán bộ là 3 trong số những quyết định khó khăn nhất nhưng quyết định nhất của nội dung cầm quyền mà phương thức lãnh đạo, cầm quyền phải thực thi bảo đảm công cuộc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng thành công.

Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể và Tổng Giám đốc VOV trao cho các tác phẩm đạt giải nhì
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 Khối các cơ quan Trung ương

Sáng 1.10, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và 5 cơ quan báo chí của Trung ương gồm: Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp tổ chức “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương”.

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Thách thức mới, yêu cầu phát triển mới

Lời Tòa soạn:Sau 40 năm Đổi mới đã mở ra một kỷ nguyên phát triển và hội nhập đầy cơ hội nhưng đồng thời cũng không ít thách thức cho đất nước ta. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ trong tầm nhìn tới năm 2045, trước mắt tới năm 2030, cấp bách đòi hỏi Đảng ta cần kíp lựa chọn đột phá đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đáp ứng ngang tầm nhiệm vụ lịch sử mà Dân tộc giao phó và Nhân dân ủy thác. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề “Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng hiện nay”.

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Người dân xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình tập trung tại trụ sở UBND xã để phản đối Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tăng sức đề kháng trước âm mưu chống phá trước Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp

Trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, bầu cử ĐBQH Khóa XVI, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, các thế lực thù địch đang ra sức khai thác những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội, tâm lý bức xúc của người dân khi quyền lợi chưa được giải quyết, kích động gia tăng phức tạp, lôi kéo đông người tham gia, gây mất ổn định xã hội, chuyển thành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước...

Bài cuối: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta

THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, kết tinh tư tưởng, văn hóa, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân, Người "đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương sáng ngời, mẫu mực của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, dành trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Trước khi “đi xa” về cõi vĩnh hằng, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bản Di chúc thiêng liêng, vô giá.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài và Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi trao chứng nhận giải Nhất cho PGS.TS Đinh Văn Châu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

PGS.TS Đinh Văn Châu đạt giải Nhất Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương năm 2024

Vượt qua 560 tác phẩm dự thi, tác phẩm “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc gắn với xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội cho thanh niên, sinh viên Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Đinh Văn Châu đã được Ban Tổ chức trao giải Nhất cuộc thi viết Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành công thương.