"trách nhiệm của người đứng đầu"

Bài cuối: Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu
Trên đường phát triển

Bài cuối: Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu

Mặc dù có nhiều nỗ lực, song tiến độ triển khai thực hiện một số Dự án, Tiểu dự án của Chương trình 1719 vẫn còn chậm; tỷ lệ giải ngân nguồn vốn thấp, đặc biệt là vốn sự nghiệp; có một số nội dung chưa thực hiện được… Do đó, thời gian tới, tỉnh Nghệ An sẽ phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, địa phương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát từng dự án cụ thể; nhất là các dự án khởi công mới, kiểm soát chặt chẽ sự cần thiết, quy mô từng dự án theo đúng mục tiêu đã được phê duyệt…

Đúng thẩm quyền, rõ trách nhiệm
Hội đồng nhân dân

Đúng thẩm quyền, rõ trách nhiệm

Cùng với sự vào cuộc của Thường trực, các ban, tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh, thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương tập trung phối hợp, giải quyết các kiến nghị của cử tri, nhất là những vấn đề bức xúc. Các kiến nghị cần cơ chế phối hợp sẽ được làm rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành; phân công rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp để giải quyết thấu đáo...

Bài 2: Thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 2: Thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu

TS Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Nếu quyền lực là quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy thì thẩm quyền là sự biểu hiện tập trung cụ thể trên thực tế của quyền lực. Thực chất quyền lực là năng lực, khả năng của một cá nhân hay tổ chức tác động đến những cá nhân, tổ chức khác phải thực hiện ý chí của mình thông qua các phương thức, phương tiện hay công cụ nào đó trên phương diện chính trị, lập pháp, hành chính, tư pháp, hay kinh tế, thông tin… Trong đó, quyền lực chính trị là quan trọng nhất, bao trùm, chi phối đến mọi hoạt động của đời sống xã hội.