Cơ hội để văn hóa phát triển xứng tầm

Bài 2: Lựa chọn trọng tâm, tạo đột phá

Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 nhận được sự quan tâm lớn của cử tri, nhân dân cả nước; tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực rất rộng và rất khó, đòi hỏi cách tiếp cận đúng đắn, giải quyết những vấn đề có tính cấp thiết, tạo đột phá cho văn hóa phát triển.

“Mỗi lĩnh vực một ít, sẽ không hiệu quả”

Một trong những điểm trừ của 3 chương trình mục tiêu quốc gia đang thực hiện là ôm đồm và dàn trải, xác định quá nhiều nhiệm vụ trong một khoảng thời gian không dài. Thế nhưng, với Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, “cảm giác đầu tiên của tôi là vẫn ôm đồm và dàn trải”, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) nhận xét. “10 nội dung thành phần, mỗi nội dung này lại có các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể (153 chỉ tiêu chi tiết, 42 nhiệm vụ cụ thể, 186 hoạt động chi tiết - PV), trong khi thời gian thực hiện Chương trình chỉ 10 năm, thì quá cồng kềnh và đồ sộ”.

“Chương trình mục tiêu quốc gia nên tập trung vào những việc trọng điểm, tầm cỡ, tạo bước đột phá, điểm nhấn hoặc những việc cần phải khắc phục mà lâu nay nếu làm theo phương pháp bình thường không làm nổi”. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị rà soát theo hướng xác định khâu trọng yếu cần tập trung để đầu tư phát triển. “Như thế mới chính xác là chương trình mục tiêu quốc gia. Nếu như chúng ta đầu tư dàn trải như thế này, mỗi địa phương một ít, mỗi lĩnh vực một ít, thì tôi nghĩ không hiệu quả. Không nhất thiết phải rải đều mọi lĩnh vực, mọi địa phương. Chúng ta vẫn chưa khắc phục được tư duy này khi quyết định đầu tư một lĩnh vực nào đó”.

Nhiều ý kiến đề nghị Chương trình xác định một số mục tiêu lớn, không nên đưa con số tuyệt đối hóa trong mục tiêu mà chỉ mang tính định hướng, mang tầm chiến lược. Đánh giá đầy đủ, toàn diện, chính xác thực trạng, nhu cầu để có cơ sở xác định chính xác mục tiêu, nhiệm vụ đầu tư; tính toán khả năng, mức độ đáp ứng của các nguồn vốn; tính khả thi, hiệu quả của các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, sản phẩm của Chương trình. Nhiều mục tiêu cụ thể cao nhưng hoạt động hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào người thụ hưởng. Như xã có trung tâm thể thao hoành tráng nhưng cả năm không tổ chức sự kiện nào; nhà thi đấu đa năng không ai sử dụng vì người dân chủ yếu chơi bóng chuyền hơi…

Bài 2: Lựa chọn trọng tâm, tạo đột phá -0
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa được kỳ vọng sẽ đánh thức được hệ giá trị Việt

“Các chỉ tiêu đó cũng phải được đặt trong một hệ thống tổng thể, đồng bộ với nhau”. Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân lấy ví dụ chỉ tiêu 80% cơ sở giáo dục trên toàn quốc có đủ hệ thống phòng học cho các môn học âm nhạc, mỹ thuật, nghệ thuật, trong bối cảnh hiện nay nhiều địa phương không có đủ giáo viên dạy các môn học này, nếu “chúng ta đạt được mục tiêu về phòng học nhưng lại không đạt được mục tiêu về giáo viên thì cũng không ý nghĩa”.

Ở góc độ chuyên gia, PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, cho rằng, vì đây là chương trình mục tiêu quốc gia, nên cần xác định cái gì Nhà nước làm, cái gì xã hội làm, để tạo được cú hích. “Với tư cách là chương trình mục tiêu quốc gia đang ở thời điểm lịch sử, cần vận dụng kinh tế thị trường, khai thác lực lượng ngoài nhà nước. Bên cạnh đó, phải đặt ra những nhiệm vụ, chỉ tiêu quan trọng nhất, xác định trọng tâm, trọng điểm, định lượng kết hợp định tính, bằng nhận thức tư duy khoa học về văn hóa”. 

Tập trung cho những vấn đề lớn, cấp bách

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, nên tập trung cho những nội dung đang chưa thực sự phát triển và cũng chưa thực sự được đầu tư đúng mức, như văn học nghệ thuật; công nghiệp văn hóa; bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là những di sản có nguy cơ mai một và có chế độ cho nghệ nhân; đào tạo các bộ môn nghệ thuật truyền thống. “Tôi nghĩ đây là những vấn đề chúng ta phải quan tâm đầu tư trước mắt khi xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa. Những nội dung lẫn với chi thường xuyên và trùng lặp với các nội dung đã có ở những chương trình mục tiêu khác thì không nhất thiết phải đưa vào”.

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng thì mong muốn Chương trình “hết sức chú trọng tới đời sống tinh thần của nhân dân”. Cùng với hạ tầng, thiết chế, phải đặc biệt quan tâm tới những giá trị vô hình nhưng tác động rất lớn tới con người, đó là hệ giá trị Việt cũng như chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. “Với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhìn chung nhiều địa phương đã có khởi sắc, nhưng thiếu chiều sâu văn hóa. Trong quan niệm vẫn muốn có trụ sở to hơn, bê tông hóa nhiều hơn, chứ chưa chú trọng đánh thức những giá trị tốt đẹp của văn hóa, con người. Chính vì vậy, tôi nghĩ Chương trình này phải đánh thức được giá trị Việt và bảo tồn được các di tích, danh thắng đang hàng ngày, hàng giờ bị xâm hại”.

Rút kinh nghiệm từ các chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai, “mục tiêu thì lớn, chỉ tiêu thì cao, nhiệm vụ thì nhiều nhưng kinh phí thì ít”, ĐBQH Lò Thị Luyến (Điện Biên) cho rằng, nên lựa chọn làm một số nội dung cốt lõi mang tính dẫn dắt của từng khu vực, vùng miền. “Mỗi vùng miền có đặc trưng văn hóa khác nhau, chúng ta phải thiết kế nội dung làm nền tảng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của vùng miền đó”. 

Theo PGS.TS. Lâm Nhân, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, “nguồn nhân lực cần đưa lên đầu tiên”. PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng cũng kiến nghị có chính sách đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về văn hóa, như đầu tư cho các trường văn hóa, xây dựng trường đại học về công nghiệp văn hóa ở TP. Hồ Chí Minh…

Chương trình mục tiêu quốc gia là chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, dự án quan trọng, cấp bách, không thay thế các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển văn hóa. Nhấn mạnh quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phải được xây dựng có trọng tâm, trọng điểm, làm rõ các nội dung cần ưu tiên, nhằm tạo ra các đột phá trong phát triển văn hóa. “Trong đó chú ý các nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong bảo tồn, phát triển văn hóa, phát triển con người toàn diện, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; các nhiệm vụ mà Nhà nước cần đầu tư để dẫn dắt, định hướng, chi phối, tạo ra nền tảng để thu hút toàn xã hội tham gia phát triển văn hóa; hỗ trợ các khu vực có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn”.

Quốc hội và Cử tri

Cần chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính sách và cuộc sống

Chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực khiến dữ liệu cá nhân được chuyển lên môi trường điện tử thường xuyên, liên tục hơn, kéo theo đó là tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân cũng diễn ra ngày càng phổ biến; tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân dù pháp luật đã có quy định không cho phép dưới mọi hình thức nhưng thực tế vẫn diễn ra phổ biến, công khai, nhiều hành vi chưa thể xử lý được vì thiếu quy định của pháp luật.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
Quốc hội và Cử tri

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất

Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực
Quốc hội và Cử tri

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024 trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị, Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi mạnh mẽ đối với nhân lực chất lượng cao, bao gồm các cơ chế về tiền lương, phúc lợi và hỗ trợ thuế đối với các chuyên gia, giảng viên và nhà nghiên cứu. Cùng với đó, cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực và mức độ đóng góp, tạo động lực làm việc, thu hút và giữ chân nhân tài.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo thuận lợi cho nhà giáo khi thuyên chuyển

Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7. Dự thảo luật đã khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nhà giáo. Tuy vậy, đối với vấn đề thuyên chuyển nhà giáo của các cơ sở giáo dục công lập, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ để giáo viên không gặp khó khi thuyên chuyển.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Dựa vào nội lực để phát triển
Chính sách và cuộc sống

Dựa vào nội lực để phát triển

Theo số liệu thống kê, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy, kinh tế tư nhân đã và đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đăk-Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách thuế liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Chống quảng cáo vi phạm trên mạng

Trong những năm gần đây, chống quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng dường như trở thành một cuộc chiến "nhọc nhằn". Quy định giám sát nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách hôm nay, có thể trở thành công cụ hữu hiệu nếu được vận dụng đúng cách.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.