Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.
Sáng 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.
Bùi Hoài Sơn
Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa luôn là cội nguồn sức mạnh, là nền tảng tinh thần vững chắc để dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách, định hình bản sắc và khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, văn hóa không chỉ là di sản mà còn là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống xã hội, và xây dựng bản sắc quốc gia hiện đại.
Sáng 1.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.
Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng nay, 1.11, ĐBQH Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) nhấn mạnh, việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cán bộ, công chức, viên chức tại địa phương, cơ sở. Vì vậy, phải xác định công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, bố trí nhân lực thực hiện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, triển khai sớm để bảo đảm thành công cho chương trình.
Cùng với sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng bày tỏ mong muốn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV này, các ĐBQH sẽ ủng hộ các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa, cũng như chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035… nhằm giúp khơi thông nguồn lực cho lĩnh vực này, hướng tới xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, lan tỏa sức mạnh mềm của Việt Nam ra quốc tế.
Cho rằng việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn, tuy nhiên, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc khả năng huy động, bố trí nguồn lực, làm rõ quy mô đầu tư để bảo đảm khả thi, hiệu quả.
Cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 (Chương trình) tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần rà soát, đánh giá kỹ lưỡng việc thiết kế các chương trình, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể, bảo đảm quy mô, tính khả thi, khả năng huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện.
Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.
Sáng 19.6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Bảy, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.
Thảo luận tại tổ về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị tập trung vào 3 vấn đề: bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, thiết chế văn hóa và công nghiệp văn hóa. Trên cơ sở đó, lựa chọn những dự án trọng điểm nhất để đầu tư. Phải tạo được bước đột phá về phát triển văn hóa.
Theo chương trình Kỳ họp thứ Bảy, tuần này, Chính phủ sẽ trình Quốc hội Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA cho rằng, nếu không được xác định một khoản đầu tư có mục tiêu riêng thì đầu tư cho văn hóa, thể thao chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng với vai trò, tầm quan trọng và tạo ra được bước phát triển đột phá.
Từ thực tế triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia hiện hành, nhiều ý kiến cho rằng, việc thiết kế Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 phải đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, tạo thuận lợi cho địa phương và phát huy hiệu quả của Chương trình.
Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 nhận được sự quan tâm lớn của cử tri, nhân dân cả nước; tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực rất rộng và rất khó, đòi hỏi cách tiếp cận đúng đắn, giải quyết những vấn đề có tính cấp thiết, tạo đột phá cho văn hóa phát triển.
Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 là cơ hội mà nếu tận dụng được sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần, thụ hưởng văn hóa của Nhân dân. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ có những tác phẩm, công trình văn hóa nghệ thuật mang biểu tượng thời đại Hồ Chí Minh.
Năm 2024, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục sẽ chủ trì thẩm tra dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Luật Nhà giáo, Báo cáo của Chính phủ đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa…