17 địa phương tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam với sự tham dự của đồng bào 17 địa phương, sẽ diễn ra đầu tháng 9.2024, tại Quảng Trị.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngày hội có chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, dự kiến diễn ra từ ngày 7 - 10.9.

17 địa phương sẽ tham gia Ngày hội, gồm: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.

17 địa phương tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị -0
Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. Ảnh: TTXVN

Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như: Liên hoan Văn nghệ quần chúng với các phần trình diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc, độc tấu, hòa tấu nhạc cụ đồng bào dân tộc; trình diễn trang phục dân tộc truyền thống (ngày thường, lễ hội, lễ cưới); trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc; mô phỏng khái quát đặc trưng văn hóa tín ngưỡng dân gian, thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống...

Nổi bật là trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát triển của đất nước” giới thiệu 200 bức ảnh giới thiệu cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với đồng bào các dân tộc, thành tựu nổi bật qua góc nhìn văn hóa truyền thống của đồng bào, những địa danh (điểm du lịch) của 17 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội. Cùng với đó là triển lãm “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam" giới thiệu không gian văn hóa, nghề truyền thống, trang phục, nông cụ, vật dụng trong đời sống sinh hoạt của đồng bào...

Các địa phương tham gia Ngày hội sẽ thực hiện trưng bày giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương. Qua đó phản ánh những nét văn hóa đồng bào dân tộc trong sự thống nhất của nền văn hóa Việt Nam; thành tựu trong sản xuất, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng; sản phẩm du lịch, điểm đến tiêu biểu của địa phương; trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc sản truyền thống tiêu biểu.

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của của các dân tộc thiểu số trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng.

Văn hóa - Thể thao

Định vị văn học Việt Nam nửa thế kỷ
Văn hóa - Thể thao

Định vị văn học Việt Nam nửa thế kỷ

Sau ngày thống nhất đất nước, dòng chảy văn học đã trải qua nhiều chuyển biến sâu sắc. Nhìn lại thành tựu, phong cách sáng tác trong 50 năm qua là cách để định vị, nhận diện con đường phát triển tương lai của nền văn học Việt Nam.

Chắt lọc truyền thống, kiến tạo tương lai
Văn hóa - Thể thao

Chắt lọc truyền thống, kiến tạo tương lai

Trong xu thế toàn cầu hóa, việc bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, thay vì nệ cổ, cần có sự kết hợp hài hòa để tạo ra những công trình vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại.

Hà Nam công bố logo du lịch mới
Văn hóa - Thể thao

Hà Nam công bố logo du lịch mới

Ngày 26.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam thông tin về việc lựa chọn logo du lịch mới, sau 5 tháng phát động, tổ chức cuộc thi thiết kế, sáng tác logo và slogan cho ngành du lịch của tỉnh.

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Quốc hội và Cử tri

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Bùi Hoài Sơn

Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa luôn là cội nguồn sức mạnh, là nền tảng tinh thần vững chắc để dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách, định hình bản sắc và khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, văn hóa không chỉ là di sản mà còn là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống xã hội, và xây dựng bản sắc quốc gia hiện đại.

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika
Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika

Chiều 25.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Sở NN và PTNT) TP. Hà Nội làm việc làm việc với bà Barbara Ebbli - Nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika (Italia). Đây là một trong những hoạt động kết nối hợp tác nhằm đổi mới mẫu mã, thiết kế và nâng cao giá trị cho sản phẩm làng nghề.