50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế

Sáng 27.11, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam, phối hợp với Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội nghị Lý luận, phê bình văn học lần thứ V "50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế".

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định chặng đường 50 năm qua có những bước ngoặt lớn của đất nước đã tác động rất lớn vào sự phát triển văn học Việt Nam.

dsc03796.jpg
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu khai mạc Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ V "50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế"

Từ sau ngày 30.4.1975, khi cuộc chiến tranh kết thúc và đất nước được thống nhất, là giai đoạn văn học được viết trong thời bình, được viết bởi các nhà văn Việt Nam trên cùng một mảnh đất từng bị chia cắt.

Kể từ khi chiến tranh kết thúc, các nhà văn vẫn tiếp tục viết về chiến tranh nhưng trong một cách tiếp cận mới và một thi pháp mới. Bởi vậy đề tài về chiến tranh được khai thác từ nhiều góc độ, nhiều cung bậc, mang lại một cái nhìn đa chiều về chiến tranh nhưng vẫn tập trung vào sự hy sinh, khát vọng lớn lao của một dân tộc cho độc lập tự do, thống nhất đất nước.

Bên cạnh các nhà văn quen thuộc viết về chiến tranh, là một thế hệ các nhà văn trẻ không trải qua chiến tranh nhưng mang đến một cái nhìn trung thực và đầy nhân văn về chiến tranh.

Công cuộc Đổi mới đã tác động sâu sắc đến sự sáng tạo của các nhà văn Việt Nam. Những tác giả, tác phẩm đích thực của nền văn học Việt Nam đã được công bố, tái công bố, khẳng định và tôn vinh.

dsc03820.jpg
Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ phát biểu tại hội nghị

Tiếp nối văn học giai đoạn này là đời sống sinh động của văn học đương đại, với xu thế mới, hội nhập.

Khác với văn học 1945 - 1975, văn học Việt Nam sau năm 1975 tồn tại và phát triển trong một bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội mới. Sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, internet và truyền thông hiện đại đã tạo nên khuôn diện mới của thời đương đại. Đây là những yếu tố tác động sâu sắc đến đời sống xã hội, văn hóa và văn học Việt Nam.

"Hội nghị 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế một lần nữa khẳng định và tôn vinh những giá trị đã có của văn học Việt Nam 50 năm qua; đồng thời cũng là sự chào đón một thời đại mới của văn học Việt Nam như chúng ta từng chờ đợi", nhà văn Nguyễn Quang Thiều nói.

Song song với những đánh giá, nhìn nhận mang tính tổng kết về thành tựu văn học Việt Nam từ 1975, Hội nghị cũng thẳng thắn chỉ ra hạn chế của nền văn học thời kỳ này như thiếu tương xứng giữa lượng và chất, tác phẩm xuất bản nhiều hơn nhưng còn khiêm tốn về chất lượng, thiếu vắng tác phẩm đỉnh cao.

Mặt trái của kinh tế thị trường và sự phân hóa, biến đổi trong thị hiếu tiếp nhận có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn học. Trong khi đó, việc tiếp thu ảnh hưởng văn học, nghệ thuật hiện đại của thế giới ồ ạt có khi chưa chọn lọc, vẫn còn bắt chước, lai căng…

dsc03804.jpg
Quang cảnh hội nghị

Đặc biệt trong lĩnh vực phê bình văn học nghệ thuật, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng dòng lý luận phê bình chưa tương xứng với sự vận động, đổi mới, phát triển của dòng sáng tác. Đội ngũ lý luận, phê bình văn học thiếu về số lượng và yếu về chất lượng...

"Các ý kiến tại hội nghị là những gợi mở tiền đề để hành trình tổng kết 50 năm văn học từ 1975 vẫn còn tiếp tục. Qua đó, chúng ta cùng nhau xác lập, định vị giá trị, gọi tên và dự báo cho nền văn học Việt Nam trong tương lai", Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều nhận định.

Văn hóa - Thể thao

Chắt lọc truyền thống, kiến tạo tương lai
Văn hóa - Thể thao

Chắt lọc truyền thống, kiến tạo tương lai

Trong xu thế toàn cầu hóa, việc bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, thay vì nệ cổ, cần có sự kết hợp hài hòa để tạo ra những công trình vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại.

Hà Nam công bố logo du lịch mới
Văn hóa - Thể thao

Hà Nam công bố logo du lịch mới

Ngày 26.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam thông tin về việc lựa chọn logo du lịch mới, sau 5 tháng phát động, tổ chức cuộc thi thiết kế, sáng tác logo và slogan cho ngành du lịch của tỉnh.

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Quốc hội và Cử tri

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Bùi Hoài Sơn

Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa luôn là cội nguồn sức mạnh, là nền tảng tinh thần vững chắc để dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách, định hình bản sắc và khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, văn hóa không chỉ là di sản mà còn là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống xã hội, và xây dựng bản sắc quốc gia hiện đại.

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika
Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika

Chiều 25.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Sở NN và PTNT) TP. Hà Nội làm việc làm việc với bà Barbara Ebbli - Nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika (Italia). Đây là một trong những hoạt động kết nối hợp tác nhằm đổi mới mẫu mã, thiết kế và nâng cao giá trị cho sản phẩm làng nghề.

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa

Theo chương trình dự kiến, chiều 26.11 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một nội dung vẫn đang thu hút sự quan tâm là tăng thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ văn hóa - nghệ thuật từ 5% lên 10%. PGS. TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, “tha thiết đề nghị xem xét cẩn trọng” nội dung này, tránh tạo rào cản trong phát triển văn hóa.

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Nhìn nhận quảng cáo thực sự là ngành công nghiệp văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Nhìn nhận quảng cáo thực sự là ngành công nghiệp văn hóa

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 25.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Việt Nam đang thúc đẩy công nghiệp văn hóa và quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa. Trong bối cảnh đó, theo các đại biểu Quốc hội, cần có các quy định phù hợp. Quản lý phải đi đôi với phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực này phát huy vai trò.

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.