Phát triển thị trường văn hoá Việt Nam trong bối cảnh mới: Thách thức và cơ hội

Văn hóa là "sức mạnh mềm" của quốc gia và các ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng đóng góp lớn cho GDP đất nước. Việc xây dựng chính sách phù hợp, hiệu quả để phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ văn hóa là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

Ngày 26.11, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Phát triển thị trường văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới" (ICCM 2024).

Văn hoá - "Sức mạnh mềm" của quốc gia

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Đinh Công Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cho biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, văn hóa ngày càng khẳng định vai trò không chỉ là nền tảng tinh thần của xã hội, mà còn là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

z6070566876074-27549e66c4a3319379f608a069e33036.jpg

Trong chiến lược phát triển văn hóa, Đảng và Nhà nước đã xác định việc phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa, con người Việt Nam.

Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những đột phá về khoa học và công nghệ, cùng những biến động phức tạp của kinh tế, chính trị thế giới, đã đặt ra không ít thách thức đối với sự phát triển của thị trường văn hóa. Những thay đổi nhanh chóng trong thói quen tiêu dùng và nhu cầu thụ hưởng văn hóa của công chúng, đòi hỏi thị trường văn hóa Việt Nam phải đổi mới, sáng tạo và thích ứng linh hoạt hơn bao giờ hết.

Thời gian qua, thị trường văn hóa Việt Nam đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, cũng như nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại một số bất cập và hạn chế cần được khắc phục.

Theo PGS.TS Đinh Công Tuấn, Hội thảo khoa học quốc tế ICCM 2024 sẽ tạo ra một diễn đàn học thuật, nơi các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý trong và ngoài nước cùng trao đổi, thảo luận và tìm ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của thị trường văn hóa Việt Nam.

Việc tổ chức hội thảo lần này đóng vai trò quan trọng, không chỉ là cơ hội để các đại biểu chia sẻ những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn, mà còn là môi trường để kết nối tri thức, mở ra các hướng đi mới, sáng tạo và bền vững trong phát triển thị trường văn hóa, đóng góp trực tiếp vào việc xây dựng các chiến lược phát triển thị trường văn hóa phù hợp với thực tiễn và bối cảnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, PGS.TS. Đặng Hoài Thu khẳng định, văn hóa là "sức mạnh mềm" của quốc gia và các ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng đóng góp lớn cho GDP đất nước. Việc xây dựng chính sách phù hợp, hiệu quả để phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ văn hóa là yêu cầu cấp thiết nhằm giải phóng năng lực sáng tạo và sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

z6070564320044-102640c2edbab8d20a22cbe29ad7fac6.jpg
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, PGS.TS. Đặng Hoài Thu phát biểu tại Hội thảo

Sản phẩm văn hóa là một loại hàng hóa "đặc biệt", không chỉ có chức năng kinh tế, đem lại thu nhập cho người sáng tạo và người sản xuất, mà còn góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm thẩm mỹ, xây dựng đạo đức, nhân cách của con người, làm lành mạnh hóa đời sống tinh thần của xã hội.

Theo đó, thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa là một loại thị trường đặc biệt, vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa góp phần bồi dưỡng nhân cách, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, đấu tranh phê phán các xu hướng phản văn hóa, phản thẩm mỹ, bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc, của quốc gia.

Xu thế phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa trong giao lưu quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sôi động là xu thế tất yếu. Muốn hội nhập quốc tế hiệu quả, mỗi quốc gia phải nâng cao nội lực của thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa trong nước, tạo tiền đề cần thiết cho quá trình mở cửa giao lưu quốc tế.

PGS.TS. Đặng Hoài Thu cho biết, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm quan tâm phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa. Nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa trong đã được nâng lên đáng kể.

Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển mới, việc phát triển thị trường văn hóa và sản phẩm văn hóa ở Việt Nam vẫn có một số hạn chế như: thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa còn chậm phát triển, quy mô nhỏ, mang tính tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp; chưa có các chính sách mang tính đột phá để khuyến khích sáng tạo, sản xuất, phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa.

Sản phẩm văn hóa ở một số lĩnh vực còn nghèo nàn, đơn điệu, sức cạnh tranh yếu, chưa thu hút sự quan tâm của công chúng trong và ngoài nước; thị trường sản phẩm văn hóa nội địa có dấu hiệu bị các sản phẩm văn hóa nước ngoài lấn lướt, áp đảo…

Trong khi đó, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ, và bối cảnh chuyển đổi số đặt ra nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, với thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa nói riêng.

Đại dịch Covid-19 cùng những biến động khó lường của tình hình kinh tế, chính trị thế giới cũng đang tạo ra nhiều thay đổi về thói quen tiêu dùng và nhu cầu văn hóa, nghệ thuật của công chúng.

"Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu đổi mới, sáng tạo và thích ứng linh hoạt của thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa ở bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu, thảo luận đưa ra được những vấn đề lý luận và giải pháp hiệu quả nhằm phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa theo hướng đồng bộ và toàn diện, góp phần xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước", PGS.TS. Đặng Hoài Thu bày tỏ.

Thúc đẩy thị trường văn hoá Việt Nam phát triển toàn diện

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước đã có nhiều tham luận, ý kiến sát thực tiễn mang đến những góc nhìn sâu sắc và đa dạng, chia sẻ những nghiên cứu và kinh nghiệm quý báu về phát triển thị trường văn hóa trong bối cảnh mới.

img-7900.jpg
img-7902.jpg
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Tại bài tham luận, GS. Yong Xiang (Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc) cho hay, sự kết hợp giữa văn hóa và khoa học kỹ thuật đang là xu hướng toàn cầu. Ở Trung Quốc, sự kết hợp đó đã thúc đẩy quá trình hiện đại hoá văn hóa truyền thống, mở ra những lĩnh vực mới trong kinh doanh văn hóa và công nghiệp văn hóa, đem lại sự phát triển và phồn thịnh cho xã hội.

img-7903.jpg
GS. Yong Xiang (Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc) phát biểu tham luận

Theo PGS.TS. Trần Thị Ngọc Quyên, Trường Đại học Ngoại thương, trên thế giới, phát triển công nghiệp văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ, là xu thế và dần trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia.

Ngành công nghiệp văn hoá có vai trò quan trọng đối với sự phát triển các địa phương, thúc đẩy lao động làm việc, giúp tăng trưởng GDP của đất nước.

"Việc siết chặt quản lý các sản phẩm văn hoá giúp bảo vệ ngành công nghiệp văn hoá của Việt Nam, thúc đẩy nâng cao chất lượng các sản phẩm văn hoá", PGS.TS. Trần Thị Ngọc Quyên nhấn mạnh.

Nói về vai trò của các chủ thể trong phát triển thị trường văn hoá ở Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Thị Anh Quyên, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội cho biết, về việc quản lý thị trường văn hoá, Nhà nước cần sử dụng công cụ pháp luật để tạp ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia lĩnh vực văn hoá, giám sát, điều hành và quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá nhằm đưa những sản phẩm, dịch vụ văn hoá có giá trị ra thị trường.

Các tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về hoạt động trong từng lĩnh vực văn hóa cụ thể trên phạm vi cả nước, quản lý các dịch vụ công về từng lĩnh vực theo quy định của pháp luật, góp phần quản lý thị trường văn hoá.

Về vai trò của chủ thể sáng tạo, sản xuất văn hoá cần sáng tạo, sản xuất nguồn cung ra những sản phẩm, dịch vụ văn hoá chuyển tải những giá trị văn hoá, nghệ thuật, tư tưởng, thẩm mỹ tới công chúng, nghệ sĩ, người sáng tạo; góp phần tạo nên thương hiệu sản phẩm, nâng tầm giá trị nghệ thuật, giá trị kinh tế của sản phẩm văn hoá. Trong quá trình sản xuất, sáng tạo, họ còn là lực lượng tham gia giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá.

Đặc biệt, PGS.TS Nguyễn Thị Anh Quyên cho rằng, không có chủ thể người tiêu thụ sẽ không hình thành thị trường văn hoá. Nhu cầu, thị hiếu, sức tiêu thụ của thị trường góp phần quyết định dòng chảy sản phẩm, dịch vụ văn hoá, phát triển thị trường.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước cũng trình bày các báo cáo tham luận, tiến hành thảo luận, trao đổi những vấn đề lý luận cơ bản như: Xây dựng chính sách, vai trò của khoa học và công nghệ, mối quan hệ hợp tác công - tư, cũng như các mô hình phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo…

Các tham luận cũng nhấn mạnh đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, một trong những yếu tố then chốt để thị trường văn hóa Việt Nam có thể bắt kịp xu thế phát triển toàn cầu.

Văn hóa - Thể thao

Chắt lọc truyền thống, kiến tạo tương lai
Văn hóa - Thể thao

Chắt lọc truyền thống, kiến tạo tương lai

Trong xu thế toàn cầu hóa, việc bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, thay vì nệ cổ, cần có sự kết hợp hài hòa để tạo ra những công trình vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại.

Hà Nam công bố logo du lịch mới
Văn hóa - Thể thao

Hà Nam công bố logo du lịch mới

Ngày 26.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam thông tin về việc lựa chọn logo du lịch mới, sau 5 tháng phát động, tổ chức cuộc thi thiết kế, sáng tác logo và slogan cho ngành du lịch của tỉnh.

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Quốc hội và Cử tri

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa luôn là cội nguồn sức mạnh, là nền tảng tinh thần vững chắc để dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách, định hình bản sắc và khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, văn hóa không chỉ là di sản mà còn là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống xã hội, và xây dựng bản sắc quốc gia hiện đại.

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika
Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika

Chiều 25.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Sở NN và PTNT) TP. Hà Nội làm việc làm việc với bà Barbara Ebbli - Nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika (Italia). Đây là một trong những hoạt động kết nối hợp tác nhằm đổi mới mẫu mã, thiết kế và nâng cao giá trị cho sản phẩm làng nghề.

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa

Theo chương trình dự kiến, chiều 26.11 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một nội dung vẫn đang thu hút sự quan tâm là tăng thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ văn hóa - nghệ thuật từ 5% lên 10%. PGS. TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, “tha thiết đề nghị xem xét cẩn trọng” nội dung này, tránh tạo rào cản trong phát triển văn hóa.

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Nhìn nhận quảng cáo thực sự là ngành công nghiệp văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Nhìn nhận quảng cáo thực sự là ngành công nghiệp văn hóa

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 25.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Việt Nam đang thúc đẩy công nghiệp văn hóa và quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa. Trong bối cảnh đó, theo các đại biểu Quốc hội, cần có các quy định phù hợp. Quản lý phải đi đôi với phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực này phát huy vai trò.

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.