Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024), Điện ảnh Quân đội nhân dân tổ chức Tuần phim kỷ niệm, trình chiếu 8 bộ phim khơi dậy lòng tự hào dân tộc.

Tuần phim kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) được Điện ảnh Quân đội nhân dân (thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức, cũng vào dịp kỷ niệm 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024), 80 năm Ngày Truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024).

Tuần phim sẽ khai mạc vào 19h ngày 2.12, tại Điện ảnh Quân đội nhân dân, 17 Lý Nam Đế, Hà Nội. Tuần phim trình chiếu 8 bộ phim, trong đó có 4 phim tài liệu do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất, gồm: "Vững bước dưới cờ Đảng" (đạo diễn NSND Lưu Quỳ); "Tiến bước dưới Quân kỳ" - Tập 1: "Chiến đấu giành độc lập" (đạo diễn Phạm Thanh Hùng) và "Tiến bước dưới Quân kỳ" - Tập 2: "Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc" (đạo diễn, NSND Lưu Quỳ); "Linh ảnh" (đạo diễn Nguyễn Quang Quyết).

468189543-503963049231093-7377839966395369189-n.jpg
Tuần phim sẽ khai mạc vào 19h ngày 2.12. Ảnh: BTC

4 bộ phim truyện điện ảnh của đơn vị và các hãng phim trong nước sản xuất, gồm: "Tiếng cồng định mệnh" (đạo diễn, NSND Nguyễn Khắc Lợi, NSND Lê Thi), "Con đường có mặt trời" (đạo diễn Vũ Anh Nhất), "Thầu Chín ở Xiêm" (đạo diễn Bùi Tuấn Dũng), "Đêm Bến Tre" (đạo diễn, NSND Trần Phương).

Những tác phẩm được lựa chọn trình chiếu trong tuần phim khắc họa sống động, tôn vinh hình tượng Bộ đội cụ Hồ, có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật. Đồng thời, thể hiện quá trình 80 năm chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng. Đội quân từ nhân dân mà ra, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, vì nhân dân mà chiến đấu, đã tiến bước dưới lá quân kỳ để giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Văn hóa - Thể thao

Định vị văn học Việt Nam nửa thế kỷ
Văn hóa - Thể thao

Định vị văn học Việt Nam nửa thế kỷ

Sau ngày thống nhất đất nước, dòng chảy văn học đã trải qua nhiều chuyển biến sâu sắc. Nhìn lại thành tựu, phong cách sáng tác trong 50 năm qua là cách để định vị, nhận diện con đường phát triển tương lai của nền văn học Việt Nam.

Chắt lọc truyền thống, kiến tạo tương lai
Văn hóa - Thể thao

Chắt lọc truyền thống, kiến tạo tương lai

Trong xu thế toàn cầu hóa, việc bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, thay vì nệ cổ, cần có sự kết hợp hài hòa để tạo ra những công trình vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại.

Hà Nam công bố logo du lịch mới
Văn hóa - Thể thao

Hà Nam công bố logo du lịch mới

Ngày 26.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam thông tin về việc lựa chọn logo du lịch mới, sau 5 tháng phát động, tổ chức cuộc thi thiết kế, sáng tác logo và slogan cho ngành du lịch của tỉnh.

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Quốc hội và Cử tri

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Bùi Hoài Sơn

Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa luôn là cội nguồn sức mạnh, là nền tảng tinh thần vững chắc để dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách, định hình bản sắc và khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, văn hóa không chỉ là di sản mà còn là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống xã hội, và xây dựng bản sắc quốc gia hiện đại.

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika
Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika

Chiều 25.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Sở NN và PTNT) TP. Hà Nội làm việc làm việc với bà Barbara Ebbli - Nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika (Italia). Đây là một trong những hoạt động kết nối hợp tác nhằm đổi mới mẫu mã, thiết kế và nâng cao giá trị cho sản phẩm làng nghề.

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa

Theo chương trình dự kiến, chiều 26.11 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một nội dung vẫn đang thu hút sự quan tâm là tăng thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ văn hóa - nghệ thuật từ 5% lên 10%. PGS. TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, “tha thiết đề nghị xem xét cẩn trọng” nội dung này, tránh tạo rào cản trong phát triển văn hóa.