Chiêm ngưỡng “sắc nước” biến hóa trong tranh của 10 họa sĩ

Triển lãm "Thủy sắc" sẽ diễn ra từ ngày 30.11 - 8.12, tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội, trưng bày gần 100 tác phẩm của 10 họa sĩ.

10 họa sĩ tham gia triển lãm gồm: Đức Hòa, Tạ Thị Thanh Tâm, Phạm Thơm, Đình Đức, Bùi An Ninh, Bon Bon, Bùi Thị Kim Dung, Đặng Minh Hải, Hoàng Thị Thu Hằng, Nguyễn Đặng Hải Nam.

dinh-lang-tao-khe-trong-nang-som-hs-duc-hoa.jpg
"Đình làng Tảo Khê trong nắng sớm" của họa sĩ Đức Hòa

Trong số này có họa sĩ chuyên nghiệp, họa sĩ bán chuyên, đến từ nhiều ngành nghề và độ tuổi khác nhau. Cao tuổi nhất là đạo diễn, NSƯT. Bùi An Ninh gần 80 tuổi, nhỏ nhất là Nguyễn Đăng Hải Nam, 14 tuổi.

“Chúng tôi đến với nhau để thỏa mãn đam mê với nghệ thuật hội họa. Các họa sĩ chuyên nghiệp giao lưu, dẫn dắt, truyền lửa sáng tạo cho các họa sĩ không chuyên. Qua đó lan tỏa tình yêu nghệ thuật đến cộng đồng, truyền đi thông điệp hãy sống và theo đuổi đam mê dù bạn là ai và lứa tuổi nào”, họa sĩ Phạm Thơm chia sẻ.

mua-thuong-nho-hs-pham-thom.jpg
"Mùa thương nhớ" của họa sĩ Phạm Thơm

Tại triển lãm lần này, họa sĩ Phạm Thơm giới thiệu những tác phẩm vẽ hoa, với gam màu tươi sáng và giàu sức sống. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của chị là "Mùa thương nhớ", ghi lại vẻ đẹp tinh khiết và thanh tao của hoa sen, mang đến cảm giác yên bình và hoài niệm. Tác phẩm đã tham gia Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024 chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô tại Bảo tàng Hà Nội.

Họa sĩ Đình Đức mang đến những bức tranh màu nước mềm mại và phóng khoáng. Những nét vẽ của anh không chỉ là sự kết hợp giữa màu sắc và ánh sáng, mà còn là sự biểu đạt tinh tế của tâm hồn nghệ sĩ, khiến người xem cảm nhận được sự ấm áp và gần gũi.

tuoi-tho-ua-ve-hs-ta-thi-thanh-tam.jpg
“Tuổi thơ ùa về” của họa sĩ Tạ Thị Thanh Tâm

Họa sĩ Tạ Thị Thanh Tâm tham gia triển lãm với 5 tác phẩm, trong đó có “Tuổi thơ ùa về”, "Nơi ấy bình yên"... Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội nhưng chị lại thích vẽ phong cảnh làng quê Việt Nam với lối tạo hình đơn giản, màu sắc nguyên bản, rực rỡ nhưng bao hàm nhiều ý tứ sâu xa. Nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến từng nhận xét: tranh của chị là sự đan xen hai yếu tố đồ họa và hội họa, truyền tải những cảm xúc đồng dao, thể hiện trên một mặt phẳng với mảng màu đơn giản, toát lên vẻ đẹp hiện đại…

Gần 100 tác phẩm của 10 họa sĩ với phong cách, tư duy, cảm xúc khác nhau, thể hiện cá tính của mỗi tác giả. Với phần lớn tác phẩm trưng bày là tranh màu nước, nên Ban tổ chức chọn tên triển lãm là “Thủy sắc”, cho thấy sự biến hóa đa dạng của sắc nước trên các chất liệu.

Xin giới thiệu một số tác phẩm sẽ được trưng bày tại triển lãm "Thủy sắc" từ ngày 30.11 - 8.12, tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội:

aeadd53c7694cdca9485.jpg
"Hai mẹ con" của Đức Hòa
nho-chien-truong-xua-hs-bui-an-ninh.jpg
"Nhớ chiến trường xưa" của Bùi An Ninh
noi-ay-binh-yen-hs-ta-thi-thanh-tam.jpg
"Nơi ấy bình yên" của Tạ Thị Thanh Tâm
lung-linh-hs-dinh-duc.jpg
"Lung linh" của Đình Đức
hoa-tren-pho-hs-pham-thom.jpg
"Hoa trên phố" của Phạm Thơm
hoa-trau-hs-hoang-thi-thu-hang.jpg
"Hoa trẩu" của Hoàng Thị Thu Hằng
ga-tau-chieu-thu-hs-nguyen-dang-hai-nam.jpg
"Ga tàu chiều thu" của Nguyễn Đặng Hải Nam

Với mục đích chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trong nghề, tạo sự tương tác giữa họa sĩ và cộng đồng yêu nghệ thuật, trong thời gian triển lãm từ ngày 30.11 - 8.12 sẽ có các workshop: “Sắc hoa - màu nước” của hai họa sĩ Phạm Thơm và Đình Đức, 8 - 11h ngày 1.12; “Phố” của họa sĩ Bình Chu, 13 - 16h ngày 1.12; “Lụa” của họa sĩ Bùi Thành, 8 - 11h ngày 7.12; Nặn hoa đất sét của họa sĩ Bon Bon, 13 - 16h ngày 7.12; Khắc gỗ của họa sĩ Đức Hòa, 8 - 11h ngày 8.12.

467517497-9724368037579036-1284119689851211920-n.jpg

Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika
Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika

Chiều 25.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Sở NN và PTNT) TP. Hà Nội làm việc làm việc với bà Barbara Ebbli - Nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika (Italia). Đây là một trong những hoạt động kết nối hợp tác nhằm đổi mới mẫu mã, thiết kế và nâng cao giá trị cho sản phẩm làng nghề.

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa

Theo chương trình dự kiến, chiều 26.11 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một nội dung vẫn đang thu hút sự quan tâm là tăng thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ văn hóa - nghệ thuật từ 5% lên 10%. PGS. TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, “tha thiết đề nghị xem xét cẩn trọng” nội dung này, tránh tạo rào cản trong phát triển văn hóa.

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Nhìn nhận quảng cáo thực sự là ngành công nghiệp văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Nhìn nhận quảng cáo thực sự là ngành công nghiệp văn hóa

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 25.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Việt Nam đang thúc đẩy công nghiệp văn hóa và quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa. Trong bối cảnh đó, theo các đại biểu Quốc hội, cần có các quy định phù hợp. Quản lý phải đi đôi với phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực này phát huy vai trò.

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism
Văn hóa - Thể thao

Quảng Nam đăng cai hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism

Ngày 22.11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UN Tourism và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo thông tin về Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng du lịch tốt nhất lần thứ hai của UN Tourism, từ ngày 9 - 11.12, tại Quảng Nam.

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.