"Dấu thiêng Hà Nội" - tìm lại ký ức vàng son của nghệ thuật tuồng

Với lịch sử phát triển hàng trăm năm, nghệ thuật tuồng trở thành một phần quan trọng của văn hóa dân tộc. Chương trình nghệ thuật đa giác quan “Dấu thiêng Hà Nội” là hành trình đưa khán giả tìm lại ký ức một thời vàng son của nghệ thuật này.

Là loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nghệ thuật tuồng đã gắn bó với đời sống tinh thần của nhiều thế hệ người Việt, đóng góp cho kho tàng di sản văn hóa của dân tộc.

Có thể nói, tuồng đã ngấm vào máu của người Việt một cách rất vô tình và tự nhiên. Những hình tượng nhân vật tiêu biểu của tuồng trở nên quen thuộc trong văn hóa Việt Nam.

464962380-471191949409458-5610666654518737527-n.jpg
Chương trình hé lộ những bí ẩn, câu chuyện thú vị của nghệ thuật tuồng

Trải dài khắp cả nước, có tuồng Bắc, tuồng Trung, tuồng Nam, dù có những điểm khác nhau trong cách hát, trang phục, mặt nạ… nhưng nhìn chung sân khấu tuồng vẫn được biết đến là sân khấu của những người anh hùng.

Các vở tuồng phản ánh rõ nét những câu chuyện, bài học, nổi bật là tính quân quốc, bi hùng đầy cuốn hút và sang trọng, đặc sắc không kém các loại hình biểu diễn truyền thống đến từ những đất nước khác...

Hưởng ứng chủ đề của Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, Nhà hát Tuồng Việt Nam phối hợp với các đơn vị ra mắt chương trình nghệ thuật đa giác quan Dấu thiêng Hà Nội. Chương trình được xây dựng thành một câu chuyện có liên kết nhằm đem tới những giây phút trải nghiệm, tương tác nghệ thuật.

Khán giả sẽ có cơ hội đắm mình vào câu chuyện văn hóa - lịch sử đầy hào hùng, thông những lời tự sự, bộc bạch của tuồng. Từ đó, những điều còn bí ẩn, câu chuyện thú vị của tuồng sẽ dần được hé lộ, giúp tuồng đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Chương trình diễn ra vào 19h các ngày 11, 14, 15, 16.11, tại rạp Hồng Hà, Hà Nội. Tại đây, khán giả cũng được chứng kiến một Việt Nam đầy cuốn hút, không chỉ dừng lại ở những hình ảnh tiêu biểu như cây đa, đình làng, giếng nước…

Văn hóa - Thể thao

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ
Văn hóa - Thể thao

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ

Cuộc gặp gỡ hữu tình đầy duyên phận của ba nữ họa sĩ thuộc ba thế hệ: Đinh Thị Kim Liên (sinh năm 1967), Trang Thanh Hiền (1974), Hoàng Hương Giang (1988). Ba khuôn hình dẫu không giống nhau nhưng có chung niềm đồng cảm.

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội
Du lịch - Thể thao

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T Group và JTA - tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035
Văn hóa - Thể thao

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW thống nhất chủ trương này. Theo đó, Bộ Chính trị giao Ban cán sự Đảng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa trong thực hiện Chương trình; đồng thời, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV…

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa
Văn hóa

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa

Chiều nay, 1.11, Quốc hội sẽ thảo luận chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035; nếu được Quốc hội thông qua, Chương trình được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực trong bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc; tập trung nguồn lực tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện phát triển văn hóa.

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế
Văn hóa

Khơi thông nguồn lực, lan tỏa "sức mạnh mềm" của Việt Nam ra quốc tế

Cùng với sự chung sức, đồng lòng của toàn xã hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng bày tỏ mong muốn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV này, các ĐBQH sẽ ủng hộ các nội dung liên quan đến lĩnh vực văn hóa, cũng như chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035… nhằm giúp khơi thông nguồn lực cho lĩnh vực này, hướng tới xây dựng nền văn hóa tiên tiến, giàu bản sắc, lan tỏa sức mạnh mềm của Việt Nam ra quốc tế.

Biểu diễn múa truyền thống của đồng bào Khmer (Sóc Trăng) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Kim Anh
Văn hóa - Thể thao

Về miền di sản tinh hoa và bản sắc

Chuỗi hoạt động với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc” sẽ diễn ra từ ngày 1 - 30.11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam góp phần giới thiệu văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, thu hút khách du lịch; hưởng ứng Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.

Cân nhắc khả năng huy động nguồn lực, tạo cơ sở cho văn hóa phát triển
Văn hóa - Thể thao

Cân nhắc khả năng huy động nguồn lực, tạo cơ sở cho văn hóa phát triển

Cho rằng việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn, tuy nhiên, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc khả năng huy động, bố trí nguồn lực, làm rõ quy mô đầu tư để bảo đảm khả thi, hiệu quả.