Việt Nam tham gia Hội chợ Sách thiếu nhi quốc tế Busan lần thứ nhất

Gian hàng sách Việt Nam tại Hội chợ Sách thiếu nhi quốc tế Busan lần thứ nhất gồm hơn 50 đầu sách phong phú về đề tài và thể loại của sách thiếu nhi Việt Nam.

Theo thông tin từ Nhà xuất bản Kim Đồng, Hội chợ Sách thiếu nhi quốc tế Busan (BICBF) lần thứ nhất sẽ diễn ra từ ngày 28.11 - 1.12, quy tụ 193 nhà xuất bản và 118 nhà văn, nhà phê bình từ khắp nơi trên thế giới.

Khác các hội chợ sách quốc tế tập trung vào trao đổi bản quyền, BICBF được xây dựng như một lễ hội sách, lấy trẻ em làm trung tâm. Chủ đề năm nay mang tên Laputa - tên hòn đảo kỳ ảo trong tác phẩm Gulliver du ký của của Jonathan Swift, nguồn cảm hứng mãnh liệt cho trí tưởng tượng và phiêu lưu.

Trong suốt thời gian diễn ra hội chợ, sẽ có hơn 150 chương trình, bao gồm triển lãm sách, giao lưu, hội thảo và hội thảo tương tác, với mục đích thu hút khán giả ở mọi lứa tuổi bằng cách kể chuyện kết hợp các nội dung mang tính nghệ thuật độc đáo. Các em nhỏ sẽ được gặp gỡ các tác giả, nghe đọc truyện, tham gia các workshop làm đồ thủ công…

apphich-2.jpg
Áp phích giới thiệu Hội chợ Sách thiếu nhi quốc tế Busan 2024

Tham gia Hội chợ Sách thiếu nhi quốc tế Busan có các tác giả thiếu nhi Hàn Quốc đương đại như Lee Suzy - họa sĩ minh họa người Hàn Quốc đầu tiên giành giải thưởng Hans Christian Andersen danh giá; Baek Hee-na - người đoạt giải thưởng Astrid Lindgren Memorial năm 2020; Hwang Sun-mi - tác giả của cuốn sách bán chạy “Cô gà mái xổng chuồng” và Hanna Cha - họa sĩ minh họa cuốn “The truth about dragons” (Sự thật về những con rồng) và giành giải thưởng Caldecott Honor năm nay.

Điểm nhấn của hội chợ là triển lãm chính mang tên “Laputa - Children in verbs”, trưng bày hơn 400 đầu sách để trẻ em có thể thoải mái xem và lật giở sách. Kim Ji-eun, nhà phê bình sách thiếu nhi kiêm giám tuyển triển lãm cho biết: triển lãm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tương tác với sách, khơi gợi mọi giác quan.

Ngoài ra, trong thời gian này, các chương trình và triển lãm theo chủ đề sách cũng được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Busan, Bảo tàng Sách và Nghệ thuật Thiếu nhi Hyundai và Thư viện Busan.

lam-bao-01.png
"Lam Bảo - Khởi nguyên tro tàn" sẽ được NXB Kim Đồng giới thiệu tại Hội chợ Sách thiếu nhi quốc tế Busan 2024

Hiệp hội Xuất bản Hàn Quốc (KPA), đơn vị tổ chức sự kiện, cũng là đơn vị điều hành Hội chợ Sách quốc tế Seoul thường niên, kỳ vọng Hội chợ Sách thiếu nhi quốc tế Busan là cơ hội vàng để nâng cao vị thế toàn cầu của văn học thiếu nhi Hàn Quốc nói riêng và giao lưu giữa những người làm sách thiếu nhi nói chung.

“Sách là phương tiện chuyên chở giấc mơ, là bản thiết kế cho những thế giới mới… Sách thiếu nhi từ mọi nơi trên thế giới sẽ hội tụ tại đây. Đây là một Laputa dành cho cả trẻ em và người lớn, là nơi để chia sẻ, thưởng thức và tìm cách hiện thực hóa những giấc mơ” - Ban tổ chức BICBF chia sẻ.

Gian hàng sách Việt Nam quy tụ sách của 5 nhà xuất bản và công ty sách: Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Trẻ, Nhà xuất bản Phụ Nữ, Nhã Nam và Thái Hà Books. Hơn 50 đầu sách được lựa chọn mang đi triển lãm thể hiện sự phong phú về đề tài và thể loại của sách thiếu nhi Việt Nam.

Kết nối với chủ đề Laputa của Hội chợ Sách quốc tế Busan lần thứ Nhất, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tiểu thuyết kỳ ảo “Lam Bảo - Khởi nguyên tro tàn” của hai tác giả Tùng Phan và Chi Vũ. Đây cũng là cuốn sách mới nhất trong dòng sách fantasy của Nhà xuất bản Kim Đồng.

Văn hóa - Thể thao

Định vị văn học Việt Nam nửa thế kỷ
Văn hóa - Thể thao

Định vị văn học Việt Nam nửa thế kỷ

Sau ngày thống nhất đất nước, dòng chảy văn học đã trải qua nhiều chuyển biến sâu sắc. Nhìn lại thành tựu, phong cách sáng tác trong 50 năm qua là cách để định vị, nhận diện con đường phát triển tương lai của nền văn học Việt Nam.

Chắt lọc truyền thống, kiến tạo tương lai
Văn hóa - Thể thao

Chắt lọc truyền thống, kiến tạo tương lai

Trong xu thế toàn cầu hóa, việc bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc truyền thống trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, thay vì nệ cổ, cần có sự kết hợp hài hòa để tạo ra những công trình vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện đại.

Hà Nam công bố logo du lịch mới
Văn hóa - Thể thao

Hà Nam công bố logo du lịch mới

Ngày 26.11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam thông tin về việc lựa chọn logo du lịch mới, sau 5 tháng phát động, tổ chức cuộc thi thiết kế, sáng tác logo và slogan cho ngành du lịch của tỉnh.

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Quốc hội và Cử tri

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Bùi Hoài Sơn

Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa luôn là cội nguồn sức mạnh, là nền tảng tinh thần vững chắc để dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách, định hình bản sắc và khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, văn hóa không chỉ là di sản mà còn là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống xã hội, và xây dựng bản sắc quốc gia hiện đại.

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika
Văn hóa - Thể thao

Đưa chất liệu tơ tằm của Hà Nội vào thiết kế thương hiệu Malaika

Chiều 25.11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Sở NN và PTNT) TP. Hà Nội làm việc làm việc với bà Barbara Ebbli - Nhà sáng lập và thiết kế thương hiệu Malaika (Italia). Đây là một trong những hoạt động kết nối hợp tác nhằm đổi mới mẫu mã, thiết kế và nâng cao giá trị cho sản phẩm làng nghề.

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đừng để thuế thành rào cản phát triển văn hóa

Theo chương trình dự kiến, chiều 26.11 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một nội dung vẫn đang thu hút sự quan tâm là tăng thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ văn hóa - nghệ thuật từ 5% lên 10%. PGS. TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, “tha thiết đề nghị xem xét cẩn trọng” nội dung này, tránh tạo rào cản trong phát triển văn hóa.