Ý chí hòa ý nguyện, quyện đúc những công trình: Bài 3 - Thông cầu, thông đường, thông cơ chế

Ngày làm việc cuối của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV (chiều 28/11), tại Phòng họp Diên Hồng, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các ĐBQH đã bấm nút thông qua một nghị quyết quan trọng: “Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ”. Từ đây, sẽ có những chính sách đặc thù mở ra cho các địa phương khi đầu tư công trình đường bộ từ cách làm chưa có tiền lệ ở Bắc Giang. Như vậy, Bắc Giang không những gỡ nút thắt cho tỉnh, cho cả nước về giao thông mà còn góp phần để Chính phủ hoàn thiện thể chế, chính sách trình Quốc hội ban hành những quyết sách mang hơi thở cuộc sống, phục vụ cử tri, Nhân dân ngày một tốt hơn.

Từ mô hình đột phá đến nghị quyết thí điểm

Là tỉnh đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ cho phép dùng ngân sách địa phương mở rộng, nâng cấp công trình thuộc Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đầu tư, sau đó bàn giao lại cho Bộ quản lý theo quy định, cách làm của Bắc Giang thu hút sự quan tâm của nhiều ĐBQH.

Ý chí hòa ý nguyện, quyện đúc những công trình: Bài 3 - Thông cầu, thông đường, thông cơ chế -0
Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang bấm nút thông qua Nghị quyết của Quốc hội

Trả lời đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc) tại Kỳ họp thứ 5 (ngày 7/6/2023) đề nghị Bộ GTVT cho biết quan điểm về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng: Trong bối cảnh ngân sách Nhà nước có hạn mà nhiều tuyến đường xuống cấp thì việc địa phương bố trí được vốn để cùng Trung ương đầu tư, nâng cấp các tuyến quốc lộ là rất quan trọng, phù hợp. Bộ trưởng thông tin thêm, hiện ngân sách Trung ương mà Bộ GTVT được giao mới đáp ứng khoảng 66%. Nhiệm kỳ này cần 462.000 tỷ đồng nhưng ngân sách chỉ bố trí được 366.000 tỷ đồng, trong khi cả nước có hàng nghìn tuyến đường.

Từ mô hình đột phá của Bắc Giang là cơ sở, thực tiễn sinh động để Bộ GTVT tham mưu, phối hợp với các bộ, ngành xin ý kiến Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho phép địa phương tham gia cùng ngân sách Trung ương để xây dựng quốc lộ, cao tốc. Khi Quốc hội có ý kiến sẽ triển khai.

Giữa hai kỳ họp (từ Kỳ họp thứ 5 đến Kỳ họp thứ 6), Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã có Tờ trình và được Quốc hội nghiên cứu, thảo luận, bấm nút thông qua “Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ” vào ngày làm việc cuối của kỳ họp, chiều 28/11. Trong số các nội dung của Nghị quyết, Chính phủ sẽ xem xét quyết định giao UBND cấp tỉnh có khả năng bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án đường cao tốc, quốc lộ đi qua địa phương mình, như mô hình cầu Như Nguyệt.

Theo các ĐBQH, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm này là đòn bẩy quan trọng khơi thông nguồn lực, góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông ở các địa phương. Trung ương mạnh dạn phân cấp, phân quyền cho địa phương; tin tưởng và giao cho địa phương thực hiện các dự án hạ tầng lớn trên địa bàn; thiết kế công cụ kiểm tra giám sát, đôn đốc, phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Với các địa phương, bằng chiếc “gậy” cơ chế này, sẽ mạnh dạn chia sẻ với Trung ương, dám nghĩ dám làm, xóa bỏ tư duy xin - cho để chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh, nhất là về hạ tầng giao thông…

Ý chí hòa ý nguyện, quyện đúc những công trình: Bài 3 - Thông cầu, thông đường, thông cơ chế -0
Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang tại Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV

Đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam)- người tranh luận với Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng về “Bắc Giang còn thiếu thủ tục gì để được đầu tư cầu Cẩm Lý, Xương Giang” cho biết: “Tôi rất ấn tượng với Bắc Giang khi xử lý cầu Như Nguyệt và càng đánh giá cao Quốc hội, Chính phủ khi kịp thời ban hành Nghị quyết thí điểm cho các địa phương để xử lý điểm nghẽn về giao thông. Hy vọng Nghị quyết sớm được thực thi hiệu quả, trong đó có cầu Cẩm Lý và cầu Xương Giang”.

Mục tiêu cao nhất là sự hài lòng của Nhân dân

Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, có chức năng lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Quốc hội, ĐBQH không giải quyết vấn đề cho một địa phương nào nhưng nếu đó là những vấn đề bức thiết, đặt ra từ cuộc sống, là tiếng lòng của cử tri, Nhân dân thì Quốc hội sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và tìm cách tháo gỡ.

Ý chí hòa ý nguyện, quyện đúc những công trình: Bài 3 - Thông cầu, thông đường, thông cơ chế -0
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu cắt băng khánh thành cầu Như Nguyệt (giai đoạn 2)

Từ thực tiễn ở Bắc Giang, từ mô hình đột phá đến nghị quyết thí điểm, thêm một lần chứng minh, Quốc hội đã và đang kéo dần khoảng cách từ cuộc sống đến nghị trường, mang “hơi thở cuộc sống” trong từng nghị quyết. Ngược lại, với người dân, việc gì có lợi cho dân, dân đều biết ơn. Như phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại lễ khánh thành cầu Như Nguyệt: “Khi có khó khăn, điểm nghẽn thì cần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, Nhân dân lên trên hết. Chúng ta làm vì lợi ích chung thì Đảng, Nhà nước sẽ ghi nhận, Nhân dân biết ơn”.

Thành công của dự án mở rộng cầu Như Nguyệt (giai đoạn 2) là kinh nghiệm tốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Khi có khó khăn, điểm nghẽn thì cần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, cái chung lên trên hết; không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực. Các tỉnh khác cũng cần phát huy tinh thần này. Cần nhân lên tinh thần tự lực tự cường, không vì khó mà bó tay; đặt lợi ích của Nhân dân lên trên hết; Đảng, Nhà nước sẽ ghi nhận, Nhân dân biết ơn”.

Thủ tướng Chính phủ PHẠM MINH CHÍNH

Trở lại dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 31, ở thời điểm cần giải phóng mặt bằng nhanh nhất, trong quãng đường dài gần 40 km, liên quan tới cùng lúc 4 địa phương, 3.000 hộ mà lòng dân đồng thuận, mọi việc đều hanh thông. Dự án được Bộ GTVT đánh giá là dự án khởi công sớm nhất và hoàn thành đầu tiên trong các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Thông cầu, thông đường, thông cơ chế chính sách, Bắc Giang trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, các tập đoàn xuyên quốc gia. Không chỉ người dân, doanh nghiệp trong nước ghi nhận, các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất khen ngợi sự năng động, trách nhiệm, dám nghĩ dám làm của Bắc Giang. 

Giám đốc một doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư ở Khu Công nghiệp Vân Trung (Việt Yên) bày tỏ: “Doanh nghiệp chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn. Trước đây, chúng tôi gặp khó khăn khi đưa hàng hóa từ nhà máy ra sân bay và ngược lại. Giờ cầu Như Nguyệt mở rộng, không còn khó khăn nữa, chúng tôi dự kiến sẽ mở rộng đầu tư nhiều hơn trong những năm tới ở Bắc Giang. Tôi rất cảm ơn Bắc Giang”.

Ý chí hòa ý nguyện, quyện đúc những công trình: Bài 3 - Thông cầu, thông đường, thông cơ chế -0
Thông cầu, thông đường tạo thuận lợi cho Bắc Giang kết nối phát triển công nghiệp, thương mại. (Ảnh: KCN Quang Châu)

Bắc Giang đang vào mùa tiêu thụ cam, bưởi. Con đường từ thành phố chạy lên Lục Ngạn thông thoáng khiến việc làm ăn, tiêu thụ của bà con thuận lợi hơn bao giờ hết. Ông La Văn Nam- Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn phấn khởi nói: Thiên nhiên ưu đãi cho Lục Ngạn đất đai trù phú, không khí mát lành. Nhân dân cần cù chịu khó, trồng ra quả ngọt, hoa trái tốt tươi. Nhà nước mở đường cho dân đi, cho dân tiêu thụ nông sản, giao thương buôn bán, dân biết ơn Đảng, Chính phủ, Quốc hội nhiều!

Những ngày cuối năm, UBND tỉnh Bắc Giang họp phiên thường kỳ tháng 11 thông báo tin vui: Năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh dẫn đầu cả nước, ước đạt 13,45%. Thu hút đầu tư, nhất là thu hút vốn đầu tư nước ngoài đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố, cao nhất từ trước đến nay. Lòng dân đồng thuận, phấn khởi, trên dưới đồng lòng. Bắc Giang xếp thứ nhất cả nước về chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp...

*

Cách đây gần 80 năm, trên báo Cứu Quốc số ra ngày 12/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Sao cho được lòng dân?”; đến hôm nay, vẫn còn nguyên giá trị. “Sao cho được lòng dân” không chỉ là nói cho dân vui mà phải làm cho dân thấy, dân thụ hưởng; từ đó, dân đồng lòng, cùng làm, cùng chung tay gánh vác.

“Sao cho được lòng dân”, như Bác dạy, “phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân lên trên hết thảy”. Để làm được điều đó, phải lắng nghe, thấu hiểu và hòa ý chí của đại biểu với ý nguyện của Nhân dân. Có như vậy, không chỉ hun đúc nên những công trình mà việc gì cũng thành công.

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH tỉnh Quảng Ninh kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế trên vùng biển huyện Vân Đồn.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Điều chỉnh một số quy định đối với các địa phương tuyến đảo đặc thù

Khảo sát thực tế và làm việc với các địa phương, đơn vị trên địa bàn huyện Vân Đồn và Cô Tô, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh nhận định nhiều vấn đề liên quan đến chính sách, pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường cần phải kiến nghị điều chỉnh. Trong đó, có việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác này, nhất là đối với các địa phương tuyến đảo đặc thù…

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Chậm xử lý văn bản trái pháp luật

Số lượng văn bản có quy định trái pháp luật vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng đến nay mới chỉ xử lý được 80/138 văn bản, số văn bản chưa được xử lý là 58 văn bản. Đề nghị Chính phủ nêu rõ nguyên nhân đến nay còn 58/138 văn bản trái pháp luật chưa được xử lý. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã đặt vấn đề này tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến vào Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả
Quốc hội và Cử tri

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống thiên tai tại TP. Cẩm Phả

Sáng 18.9, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Cẩm Phả.

Quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư.
Chính sách và cuộc sống

Bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư và Luật Đấu thầu; trong đó, dự thảo Luật bổ sung quy định về việc thực hiện thủ tục đầu tư đặc biệt - đây được coi là bước đột phá khi sửa Luật Đầu tư lần này và sẽ giúp rút ngắn rất nhiều thời gian thực hiện dự án.

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới việc triển khai, kiểm tra thi hành Hiến pháp, pháp luật

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, phải đổi mới việc triển khai và kiểm tra thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội một cách “tới nơi, tới chốn”. Tinh thần là chỗ nào làm tốt thì phải biểu dương, khen thưởng kịp thời, chỗ nào làm chưa tốt phải có phê bình, kiểm điểm.

Cấp bách nhưng không được nóng vội
Chính sách và cuộc sống

Cấp bách nhưng không được nóng vội

“Chúng tôi đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo cấp cao là phải tập trung rà soát, xây dựng để sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực làm sao để có thể thông qua tại một kỳ họp”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết tại Phiên họp ngày 12.9 vừa qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ảnh minh họa
Lập pháp

Vướng mắc do thiếu văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hầu hết văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 thuộc thẩm quyền của địa phương hiện chưa được ban hành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai các luật bởi nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương.

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.