Xuất khẩu rau quả hướng tới mục tiêu 8 tỷ USD

Chưa có con số cuối cùng song có thể khẳng định ngành rau quả tiếp tục thắng lớn trong năm 2024 với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 7,2 tỷ USD vào cuối tháng 12. Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam Nguyễn Thanh Bình cho biết, dù đối mặt khó khăn, năm nay, ngành rau quả vẫn tăng trưởng tốt và có thể mang về 8 tỷ USD.

Kỷ lục xuất khẩu mới

- 2024 là năm rất thành công của ngành rau quả. Ngành đã "thắng lớn" như thế nào trong năm qua, thưa ông?

u1.jpg

- Gần hết tháng 12.2024, xuất khẩu rau quả ước đạt gần 7,2 tỷ USD, tăng gần 27% so với cùng kỳ. Đây là kỷ lục mới của ngành rau quả Việt Nam và cũng là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trong năm qua.

Đứng đầu danh sách rau quả xuất khẩu là sầu riêng với giá trị ước đạt 3,3 tỷ USD; tiếp theo là thanh long khoảng 435 triệu USD; tiếp đến là chuối, xoài và một số mặt hàng khác như mít, dừa, dưa hấu…

Đến thời điểm này có thể khẳng định, rau quả là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, và đã có mặt ở hơn 60 thị trường. Nhiều sản phẩm chủ lực như xoài, chuối, sầu riêng… đang đứng thứ nhì về xuất khẩu sang Trung Quốc - thị trường rau quả lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, xuất khẩu rau quả Việt Nam sang nhiều thị trường khác tăng trưởng cao như Mỹ tăng trưởng hơn 30%, Thái Lan tăng hơn 80%. Và ngoài các sản phẩm tươi thì còn có các mặt hàng chế biến, chế biến sâu.

- Theo ông, những yếu tố nào dẫn tới thành quả này?

- Có được kết quả này là do sự tích lũy thành quả của các năm trước, bởi đa số cây ăn quả đa số đều cần thời gian đầu tư dài, từ 3 - 5 năm. Đặc biệt, số lượng rau quả xuất khẩu chính ngạch ngày càng tăng. Ví dụ, Trung Quốc hiện cấp phép cho 15 mặt hàng rau quả, góp phần đưa những sản phẩm như sầu riêng, chuối, dừa… tăng trưởng tích cực.

Các hoạt động xúc tiến thương mại về rau quả được các cấp, các ngành, hiệp hội ngành hàng ngày càng quan tâm, đầu tư. Với 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam đã ký kết, ngành rau quả có rất nhiều cơ hội tiếp cận những thị trường tiềm năng.

Trong thành công của ngành rau quả, có sự đóng góp không nhỏ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng như các đơn vị trực thuộc như Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt… Nhờ đó, thông tin thị trường, các yêu cầu về kiểm dịch, vai trò cầu nối được duy trì, ổn định.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, ngành rau quả hiện cũng phải đối mặt với nhiều thách thức.

- Cụ thể những thách thức này là gì, thưa ông?

- Để thu hút và giữ người tiêu dùng và xây dựng được thương hiệu thì vấn đề nóng hiện nay là tiêu chuẩn để kiểm soát chất lượng rau quả. Ngành rau quả đã có một số tiêu chuẩn chung, chẳng hạn như độ ẩm, sự trầy xước, sượng... nhưng hầu hết những tiêu chuẩn này chưa được xây dựng hoàn chỉnh cho những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, giá trị xuất khẩu lớn, chẳng hạn sầu riêng, thanh long, chuối...

Bên cạnh đó, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xây dựng các đề án liên quan như phát triển cây ăn quả chủ lực, phát triển bền vững một số loại cây như cây có múi. Tuy nhiên, đa số chương trình, đề án đều tập trung phát triển vùng nguyên liệu, hỗ trợ đối tượng sản xuất là người nông dân, hợp tác xã. Trong khi đó, trái cây là mặt hàng xuất khẩu chính, chủ lực lại chưa thực sự có một kế hoạch tầm quốc gia nào.

Việc trái cây được trồng tại nhiều vùng sinh thái khác nhau, chất lượng sản phẩm cuối cùng khác nhau là lợi thế giúp Việt Nam đa dạng sản phẩm, đa dạng thị trường nhưng cũng đặt ra vấn đề kiểm soát chất lượng. Nhìn chung, chất lượng rau quả chưa ổn định, mức độ lan tỏa chưa cao, tính tuân thủ chưa nghiêm, mối liên kết hợp tác dễ đứt gãy. Đây là những điểm yếu cần được khắc phục sớm và triệt để.

Tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường

- Ông dự báo như thế nào về tình hình xuất khẩu rau quả trong năm 2025?

- Năm 2025, ngành rau quả sẽ có những khó khăn mới, đó là thay đổi địa chính trị thế giới dẫn đến sự biến động về kinh tế và thương mại toàn cầu. Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả Việt Nam đến thị trường Trung Quốc. Xuất khẩu rau quả vào Hoa Kỳ cũng khó khăn hơn khi thặng dư thương mại giữa 2 nước tiếp tục tăng cao.

Dù còn nhiều khó khăn, nhưng Hiệp hội vẫn tin tưởng sản xuất, xuất khẩu rau quả vẫn có thể duy trì tốc độ tăng trưởng, kỳ vọng kim ngạch đạt 8 tỷ USD.

- Để bảo vệ được thành quả, giữ vững sự ổn định chuỗi cung ứng, theo ông, đâu là những vấn đề cần ưu tiên?

- Chúng ta không nên tự mãn, say sưa với những thành quả đã đạt được. Cần sớm khắc phục những điểm yếu về chất lượng, an toàn sản phẩm; tìm kiếm, quan tâm đến công nghệ sau thu hoạch nhằm giảm bớt tỷ lệ thiệt hại của rau quả, giảm giá thành sản phẩm. Cùng với đó là nâng cao năng lực tuân thủ của các doanh nghiệp ở các thị trường trong và ngoài nước; nâng cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, cùng làm cùng hưởng, xây dựng mối liên kết bền vững, đi cùng nhau để đi được xa hơn.

Chúng tôi cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường, hỗ trợ xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về các mặt hàng chủ lực. Đồng thời, có những thiết chế luật pháp chặt chẽ hơn, giúp bảo vệ những nhà sản xuất chân chính. Trong đó, cần xây dựng, ban hành tiêu chuẩn về chất lượng rau quả; điều này sẽ giúp các bên có một "cơ sở" để cùng sản xuất, thu hoạch, chế biến. Đây cũng là tiền đề giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao... tự tin tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường.

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Cân nhắc điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng
Kinh tế

Cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán (sau đây gọi là Dự thảo Nghị định). Góp ý văn bản này, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc về điều kiện hệ số nợ khi phát hành trái phiếu ra công chúng.

Các giàn khoan dầu khí ngoài khơi TP Vũng Tàu.
Doanh nghiệp

Bảo đảm an toàn tuyến ống dẫn khí quốc gia trên biển

Hiện nay, ngoài khơi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 3 tuyến ống dẫn khí, vận chuyển khí từ các mỏ vào đất liền phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất điện, đạm... gồm: tuyến ống khí Nam Côn Sơn Pipeline, Nam Côn Sơn P2 và Bạch Hổ. Để bảo đảm an toàn cho các tuyến ống khí dưới biển, ngăn ngừa nguy cơ rò rỉ khí, lực lượng chức năng đã phát hiện kịp thời nhiều tàu bè xâm phạm hành lang an toàn ống khí.

Toàn cảnh tọa đàm
Kinh tế

Muốn tăng trưởng cao phải quyết liệt cải cách

Tại Tọa đàm "Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025" diễn ra ngày 3.1, các chuyên gia cho rằng, để đạt được tăng trưởng cao trong năm 2025 và các năm tiếp theo, cần tiếp cận cải cách thể chế một cách quyết liệt, hiệu quả, đồng thời bảo đảm tính công khai, minh bạch và tham vấn rộng rãi trong quá trình xây dựng pháp luật.

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản
Thị trường

Phát hiện hàng chục nghìn người bán hàng của công ty đa cấp lớn nhất Việt Nam chưa được đào tạo cơ bản

Từ ngày 1.1.2023 đến ngày 30.9.2024, công ty có 16.208 người tham gia bán hàng đa cấp ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với Công ty nhưng chưa được đào tạo cơ bản, trong đó có 1.647 người tham gia bán hàng đa cấp có hợp đồng vẫn còn hiệu lực tính đến ngày 30.9.2024.

Chiến lược phát triển bền vững hiệu quả tại OCB trong năm 2024
Doanh nghiệp

Chiến lược phát triển bền vững hiệu quả tại OCB trong năm 2024

Là một trong những ngân hàng đặt mục tiêu và xây dựng nền tảng chiến lược phát triển bền vững hướng đến Ngân hàng Xanh từ rất sớm. Năm 2024, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã có bước tiến vượt bậc khi liên tục tung hàng loạt sản phẩm số, tín dụng xanh, công bố báo cáo phát triển bền vững độc lập … Điều này đã mang đến cho OCB nhiều “trái ngọt” trong năm 2024.