Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Triển khai rốt ráo 8 dự án trọng điểm quốc gia về năng lượng

Chiều 11.4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo.

Công trường thi công Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch). Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Công trường thi công Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch). Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Còn vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng

Theo báo cáo của Bộ Công Thương - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, thực hiện các kết luận của Phó Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 3, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BCT quy định hệ thống truyền tải điện, phân phối điện và đo đếm điện năng, thay thế Thông tư số 25/2016/TT-BCT và một số thông tư khác.Đối với dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4 và các dự án giải tỏa công suất các nhà máy, cuối tháng 8/2024, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo UBND tỉnh khẩn trương xử lý ngay các vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia (PVN) đang tiếp tục phối hợp với các bên liên quan để xử lý các vấn đề về thanh toán nghĩa vụ tài chính và tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị các phương án tiếp theo đối với dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1.

Đối với dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1, UBND tỉnh Quảng Bình đã tích cực chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng nên đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số khu vực, vị trí khu vực bãi thải xỉ, khu vực chứa chất nạo vét của hạng mục cảng nhập than và công tác tái định cư vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Điện 2 thường xuyên phối hợp với UBND các cấp và các sở, ngành liên quan của tỉnh Quảng Bình để xử lý các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng cũng như công tác thi công.

Tại Phiên họp, đại diện EVN, PVN đã báo cáo tiến độ triển khai 8 dự án trọng điểm quốc gia gồm: Đường dây 500KV Lào Cai - Vĩnh Yên; dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4 và các dự án lưới điện đồng bộ giải tỏa công suất các nhà máy; các dự án trong Trung tâm điện lực Quảng Trạch; dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng; dự án Nhà máy thủy điện Trị An mở rộng; dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; chuỗi dự án khí - điện Lô B - Ô Môn; chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh.

Các địa phương đã báo cáo tình hình đền bù, giải phóng mặt bằng, các vướng mắc trong triển khai khi chưa thỏa thuận được mức giá đền bù với người dân…

Đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cho biết, trên địa bàn có 2 dự án Quảng Trạch 1 và Quảng Trạch 2 với tổng công suất 3.000 MW. Với dự án Quảng Trạch 1, chủ đầu tư đang phấn đấu đốt dầu tổ máy số 1 vào dịp Quốc khánh năm nay. Với dự án Quảng Trạch 2, chủ đầu tư đang hoàn thiện báo cáo khả thi, để khởi công trong năm 2026. Hiện tỉnh đã bàn giao cho chủ đầu tư một số hạng mục, còn khu vực chứa chất nạo vét của hạng mục cảng nhập than chưa bàn giao, tỉnh đã chỉ đạo các huyện, xã cam kết bàn giao mặt bằng vào tháng 5.2025.

Tạo hành lang pháp lý cho công tác đầu tư, xây dựng các dự án

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Trưởng ban Chỉ đạo nêu rõ, đây là các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia về năng lượng. Các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt quan điểm chung là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng; phải cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2025 - 2030, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong kỷ nguyên mới, với tốc độ tăng trưởng cao 2 con số.

Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục chủ động nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, tạo hành lang pháp lý cho công tác đầu tư, xây dựng các dự án. Bộ Công Thương hoàn chỉnh tốt các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo triển khai hiệu quả Luật Điện lực (sửa đổi).

Liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất rừng vào mục đích triển khai các dự án điện, Phó Thủ tướng đề nghị địa phương nào còn vướng mắc trong vấn đề này sớm liên hệ với Bộ Nông nghiệp và Môi trường để được hướng dẫn triển khai.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý các bộ, ngành, UBND các tỉnh chủ động xử lý theo thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc phát sinh liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai các dự án, chủ động tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Nhấn mạnh 8 dự án trọng điểm quốc gia cần tập trung chỉ đạo hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu đặt ra, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục hướng dẫn triển khai hiệu quả Luật Điện lực năm 2024 và các Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Điện lực, nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn trong phát triển điện lực, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, đảm bảo an ninh năng lượng và thúc đẩy phát triển ngành điện phát triển bền vững.

“Trong tuần này sẽ ban hành Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII…; Với Quy hoạch này cần triển khai rất kịp thời, cụ thể. 8 dự án trọng điểm này đã có trong Quy hoạch điện VIII, nên cần triển khai một cách rốt ráo, đúng tiến độ, để làm gương cho các dự án sẽ điều chỉnh trong thời gian tới”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng cho rằng, nếu các dự án trọng điểm này không hoàn thành đúng tiến độ, không đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng thì các dự án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII tới đây sẽ khó đạt được yêu cầu trong điều chỉnh Quy hoạch. Do đó, trong Quy hoạch điện VIII đã có những quy định xử lý dự án chậm tiến độ, không đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và an ninh năng lượng thời gian tới. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng giao mốc thời gian cụ thể đối với từng dự án với yêu cầu phải thực hiện khẩn trương, quyết liệt.

Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Hỗ trợ hợp tác xã xanh hóa

Tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025 với chủ đề “Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững” do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức ngày 11.4, các chuyên gia cho rằng, "xanh hóa" sản xuất là điều tất yếu với các hợp tác xã. Để quá trình chuyển đổi thành công, cần có khung chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp hợp tác xã tiếp cận công nghệ, tài chính, đào tạo và mở rộng thị trường.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên
Bất động sản

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) chính thức phê duyệt việc tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên - một trong những dự án chiến lược của tỉnh trong giai đoạn phát triển đô thị 2025-2030.