Tiếp tục hoàn thiện pháp luật cho thị trường giao dịch hàng hóa tương lai

Giao dịch hàng hóa tương lai còn mới và chưa phát triển ở nước ta, nên pháp luật điều chỉnh với hoạt động này chưa phát huy hiệu quả, trong khi đó trên thế giới, pháp luật về hoạt động này đã đầy đủ và đồng bộ.

Do vậy, các đại biểu tham dự Hội thảo do Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức nhấn mạnh, việc hoàn thiện pháp luật cho thị trường giao dịch hàng hóa tương lai là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Giao dịch hàng hóa tương lai được điều chỉnh khá sớm bởi luật 

Thị trường giao dịch hàng hóa tương lai được áp dụng phổ biến trên thế giới từ lâu, nên đã có quy định pháp luật đầy đủ và đồng bộ. Thị trường này được quan tâm phát triển ở nhiều quốc gia, thậm chí như Malaysia chỉ có một hàng hóa giao dịch trên sàn giao dịch hàng hóa tương lai (dầu cọ), vì sàn giao dịch này tổ chức cho các giao dịch hàng hóa trong hiện tại và tương lai, có cả giao dịch thực và giao dịch mua khống, bán khống và công cụ quản lý rủi ro giao dịch. Các loại rủi ro thị trường, giao dịch, kỹ thuật có thể xảy ra nhưng lợi nhuận sẽ rất lớn nên thu hút nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia.

Qua nhiều năm hình thành và phát triển, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội cho biết, hiện nhiều sàn (sở) giao dịch được hình thành trong lịch sử trở thành nơi phản ánh giá quốc tế hàng hóa như sàn giao dịch Chicago, London, Singapore…

Nắm bắt xu hướng của giao dịch hàng hóa trên thế giới, ngay từ quá trình xây dựng Luật Thương mại năm 2005, các cơ quan chức năng đã tham khảo kinh nghiệm nhiều nước để đưa quy định về giao dịch hàng hóa tương lại tập trung tại một mục thuộc Chương II. Thực hiện quy định tại Luật Thương mại, theo nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công thương Phạm Đình Thưởng, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) và các sàn giao dịch hàng hóa cấp doanh nghiệp hoặc tổ chức được thành lập và hoạt động theo đúng luật pháp trong nước, thông lệ quốc tế. Các đơn vị thực hiện giao dịch hàng hóa tương lai tập trung nêu trên không thủ tiêu cạnh tranh để dẫn đến độc quyền, trong khi vẫn tạo mạng lưới hoạt động thống nhất, giúp các đối tượng tham gia tránh được rủi ro từ biến động bất ổn trên thị trường truyền thống.

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng đánh giá, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam đã cung cấp hệ thống giao dịch tiêu chuẩn quốc tế, các công cụ bảo hiểm rủi ro về giá nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia thị trường. Đặc biệt, trong những năm gần đây, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 51/2018/NĐ-CP cho phép đơn vị này liên thông với thị trường giao dịch hàng hóa quốc tế, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ về số lượng, cải thiện chất lượng, góp phần mở rộng quy mô thị trường.

Với những kết quả đạt được của các đơn vị giao dịch hàng hóa tương lai, các chuyên gia tham dự Hội thảo cho rằng, Chính phủ cần đánh giá đúng vai trò, những lợi ích, từ đó quan tâm ủng hộ hơn tới sự phát triển của thị trường này. Dẫn chứng cho đề nghị này, ông Phạm Đình Thưởng nêu rõ, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch và việc thành lập sở giao dịch đã được Luật Thương mại quy định từ năm 2005, nhưng ngoài Nghị định 51/2018/NĐ-CP được ban hành cho phép liên thông với nước ngoài, trong nhiều năm chưa có hành động cụ thể từ các cơ quan thi hành Luật thể hiện chủ trương phát triển thị trường này. Trong khi đó, kinh nghiệm của nhiều quốc gia có điều kiện tương tự Việt Nam cho thấy, để hình thành được các sở giao dịch hàng hóa tương lai thực sự, không thể thiếu sự quan tâm của Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.

Hoàn thiện thể chế là giải pháp rất quan trọng

TS. Nguyễn Thị Yến, Đại học Luật Hà Nội cho rằng, giao dịch hàng hóa tương lai có lịch sử phát triển khá lâu, nhưng giao dịch hàng hóa tương lai qua sở giao dịch hàng hóa vẫn rất mới và chưa phát triển ở Việt Nam. Pháp luật về giao dịch hàng hóa tương lai qua sở giao dịch hàng hóa của nước ta cũng vì thế mà chưa phát huy hiệu quả điều chỉnh, trong khi đối với thế giới, pháp luật về hoạt động này đã đầy đủ và đồng bộ.

Trong Đề án Định hướng, Kế hoạch 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định rõ nghiên cứu, rà soát sửa đổi Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử và một số luật liên quan. Thực hiện quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cũng đã ban hành kế hoạch rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại hiện hành, trong đó có sửa đổi chế định hàng hóa. Và, để quản lý, vận hành thị trường giao dịch hàng hóa tương lai bền vững cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó giải pháp thể chế là giải pháp rất quan trọng.

Tuy nhiên, hoàn thiện pháp luật để bảo đảm phát triển thị trường giao dịch hàng hóa tương lai theo hướng nào là vấn đề được nhiều chuyên gia đặt ra tại Hội thảo. Bởi, hiện nay, tùy từng quốc gia mà pháp luật về giao dịch hàng hóa tương lai qua sở giao dịch hàng hóa được quy định khác nhau.

Từ góc độ đơn vị trực tiếp thực hiện, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam Vũ Thu Thủy cho biết, do được ban hành cũng đã khá lâu, đồng thời thị trường giao dịch hàng tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã có những bước phát triển mạnh nên một số thuật ngữ, khái niệm hoặc loại hợp đồng cơ bản có tính chất chi phối hoạt động này tại Luật Thương mại chưa được đề cặp hoặc đã không còn phù hợp với thực tiễn. Chức năng của Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam được quy định tại Luật Thương mại chưa bao quát hết các khía cạnh để các đơn vị này có thể vận hành hiệu quả. Ngoài ra, các quy định hiện hành phân cấp cho Sở Giao dịch hàng hóa xét duyệt và phê duyệt thành viên kinh doanh và thành viên môi giới tại Sở Giao dịch hàng hóa… là chưa phù hợp với điều kiện thị trường chính thống còn non trẻ như nước ta.

Bà Vũ Thu Thủy cho biết, từ thời điểm được cấp giấy phép thành lập năm 2010 đến nay, hoạt động Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam chưa được quy định mã ngành, nghề kinh tế riêng. Việc sử dụng mã ngành 4610 dành cho đại lý, môi giới, đấu giá hiện nay không đúng với bản chất hoạt động kinh doanh này, làm phát sinh một số tồn tại và có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn ở nhiều mặt. Do vậy, để hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ta phát triển bền vững, minh bạch, chuyên nghiệp, hiệu quả và đóng góp ngày nhiều cho nền kinh tế, bà Vũ Thu Thủy đề nghị, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu sớm sửa đổi Luật Thương mại, các luật liên quan, cũng như các nghị định, thông tư điều chỉnh đối với hoạt động này.

Trước thực tế có nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh thị trường giao dịch hàng hóa tương lai, nhưng vẫn có một số vấn đề chưa được điều chỉnh, hoặc nếu có quy định cũng chưa đồng bộ, thiếu cụ thể, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến cho rằng, Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp bộ “Hoàn thiện pháp luật bảo đảm sự phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tương lai trong bối cảnh cam kết của Việt Nam theo các hiệp định EVFTA và CPTPP” cần nghiên cứu đề xuất cụ thể những đạo luật nào cần sửa đổi, bổ sung, thậm chí đề xuất sửa đổi đến từng điều khoản cụ thể. Mặt khác, do giao dịch hàng hóa tương lai liên quan đến quyền, lợi ích của các tổ chức, cá nhân tham gia, nên theo nguyên Phó Chủ nhiệm Đặng Đình Luyến, không thể điều chỉnh bởi văn bản dưới luật, mà cần nghiên cứu xây dựng đạo luật riêng với giao dịch hàng hóa tương lai, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và thực hiện Luật Giao dịch điện tử.

Diễn đàn Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Tạo điều kiện cho cơ quan báo chí, bảo đảm quyền lợi của người đọc, người xem

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các đại biểu Quốc hội cho biết, trước xu thế phát triển của quảng cáo trên mạng, việc tăng diện tích, tăng thời lượng quảng cáo cho báo chí là rất cần thiết giúp các cơ quan này tăng nguồn thu, giải quyết khó khăn. Tuy nhiên, việc tăng quảng cáo phải trên cơ sở vừa tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, vừa phải hài hòa và đảm bảo quyền lợi cho người đọc, người xem.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức và tham dự hội nghị quốc tế tại Campuchia.
Diễn đàn Quốc hội

Trân trọng giá trị của hòa bình, cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Sân bay quốc tế Pochentong, thủ đô Phnom Penh chiều 21.11 rực rỡ cờ hoa chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự hai hội nghị quốc tế quan trọng do Campuchia đăng cai tổ chức. Với gần 30 hoạt động, chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương, không chỉ củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam - Campuchia, làm sâu sắc thêm tin cậy chính trị và nâng cao hợp tác với các đảng chính trị ở khu vực châu Á mà còn chuyển tải những thông điệp về đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đến với các chính đảng, nghị viện, nghị sĩ các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước ta vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 (ICAPP 12) của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11). Trao đổi với PV tháp tùng Đoàn, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI VŨ HẢI HÀ khẳng định, chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng tăng cường tin cậy chính trị giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và bền vững lâu dài” ngày càng tốt đẹp.

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh
Quốc hội và Cử tri

Xem xét kỹ lưỡng, ban hành chính sách đủ mạnh

Để ngăn chặn tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em, tại hội thảo do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức sáng 24.11, các đại biểu cho rằng, rất cần có các giải pháp đồng bộ, trong đó, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường là vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.