Sớm hoàn thành các Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa ban hành Thông báo kết luận của UBTVQH về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025. Đây là nội dung được UBTVQH xem xét, cho ý kiến bằng văn bản tại Phiên họp thứ 33 về việc xem xét, giải quyết theo thẩm quyền một số vướng mắc, khó khăn khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 theo đề nghị tại Tờ trình của Chính phủ.

Trong Thông báo, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương tổng hợp, rà soát các khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025; kịp thời hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền để đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các quy trình, thủ tục liên quan đến công tác sắp xếp đơn vị hành chính để sớm hoàn thành các Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trình UBTVQH xem xét, quyết định trong năm 2024.

Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành tham dự Phiên họp thứ 33 của UBTVQH	Ảnh: quochoi.vn
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành tham dự Phiên họp thứ 33 của UBTVQH. Ảnh: quochoi.vn

Đối với những nội dung cần có sự điều chỉnh, hướng dẫn khác với các nghị quyết của UBTVQH về phân loại đô thị, về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, UBTVQH đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình UBTVQH xem xét, ban hành nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Khi xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, UBTVQH đề nghị lưu ý một số nội dung: Trường hợp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp mà xã đó đã được xác định nằm trong khu vực nội thành, nội thị của thành phố, thị xã theo quyết định phân loại đô thị của cơ quan có thẩm quyền và không thể sắp xếp với đơn vị hành chính nông thôn nào khác, chỉ có thể nhập vào phường thì không phải đánh giá, rà soát tiêu chí phân loại đô thị đối với thành phố, thị xã và không phải rà soát trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đối với phường hình thành sau sắp xếp.

Trường hợp điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên của phường với phường, quận với quận thì không phải thực hiện đánh giá tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội và tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của quận, phường hình thành sau khi sắp xếp theo quy định của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25.5.2016 của UBTVQH về phân loại đô thị đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21.9.2022 của UBTVQH (Nghị quyết về phân loại đô thị) và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25.5.2016 của UBTVQH về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại ĐVHC đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21.9.2022 của UBTVQH (Nghị quyết về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính)

Trường hợp khi sắp xếp, thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính đô thị cấp huyện mà các phường trực thuộc giữ nguyên trạng thì không phải thực hiện đánh giá lại tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội và tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của phường theo quy định của Nghị quyết về phân loại đô thị và Nghị quyết về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Trường hợp điều chỉnh địa giới hành chính giữa quận Hải An (một phần phường Đông Hải 1) và huyện Thủy Nguyên thuộc TP. Hải Phòng để khắc phục bất hợp lý về đường địa giới hành chính thì phải thực hiện phân loại đô thị và đánh giá tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập TP. Thủy Nguyên và khu vực dự kiến thành lập các phường thuộc TP. Thủy Nguyên; không phải thực hiện đánh giá tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với phường Đông Hải 1 và quận Hải An thuộc TP. Hải Phòng.

Số liệu về diện tích tự nhiên, quy mô dân số và số liệu khác sử dụng để xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính được tính đến thời điểm ngày 31.12.2022. Trường hợp địa phương thấy có lợi hơn thì cập nhật số liệu trong hồ sơ Đề án đến ngày 31.12 của năm trước liền kề với năm gửi hồ sơ Đề án đến Bộ Nội vụ (trong đó lưu ý thời điểm chốt số liệu về diện tích tự nhiên và quy mô dân số làm cơ sở xác định đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 là ngày 31.12.2022).

Diễn đàn Quốc hội

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.