Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi)

Sẽ không biết áp dụng theo luật nào

Đây là nguy cơ được nhiều đại biểu Quốc hội chỉ ra khi thảo luận về nguyên tắc áp dụng Luật Đầu tư và các luật có liên quan tại Điều 4, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) trong phiên họp chiều 26.5.

Phải bỏ quy định cứng nhắc

Điều 4, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) chia việc áp dụng pháp luật thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất quy định trong trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư (sửa đổi) và luật khác về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh hoặc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư (sửa đổi), cụ thể là theo Khoản 2, Điều 4. Nhóm thứ hai quy định sẽ áp dụng trình tự, thủ tục, bảo đảm đầu tư, điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư (sửa đổi), trừ các trường hợp sẽ áp dụng theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Dầu khí, Luật Chứng khoán và một số luật khác (Khoản 3, Điều 4).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) Ảnh: Truyền hình Quốc hội
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)Ảnh: Truyền hình Quốc hội

ĐBQH Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) nhận thấy, nếu thực hiện theo nguyên tắc khi có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư và các luật khác thì thực hiện theo luật chuyên ngành là phù hợp. Đây vốn là quy định điển hình trong các luật chung khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Đấu thầu… Nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành cũng đang được nhiều quốc gia sử dụng. Để nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành không mâu thuẫn với nguyên tắc áp dụng luật ban hành sau do cùng một cơ quan ban hành, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường chỉ rõ, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này - PV) đã bổ sung quy định tại Điều 12 về áp dụng luật với trường hợp tương tự.

Đại biểu cũng chỉ ra một thực tế khác là nguyên tắc áp dụng pháp luật được quy định tại Điều 4, dự thảo Luật mới xuất hiện tại Luật Đầu tư năm 2014. Luật Đầu tư năm 2005 với tư cách là luật chung về đầu tư đã nhận biết, lường trước được những nội dung mà luật chuyên ngành sẽ quy định khác với luật này, nên quy định sẽ thực hiện theo quy định chuyên ngành để phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể. “Dù là luật ban hành sau nhưng Luật Đầu tư năm 2005 đã nhường sự điều chỉnh cho luật chuyên ngành được ban hành trước đó”. Nhấn mạnh điều này, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường cũng nhận thấy, Luật Nhà ở, Luật Thi hành án hình sự, Luật Cạnh tranh… tuy từng quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật tương tự như quy định tại Điều 4, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) nhưng đến nay đều đã sửa đổi, bãi bỏ. Trong các luật được ban hành từ năm 2000 đến nay, chỉ có 15/250 luật có cách quy định như dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi). Với thực tế nêu trên, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường khẳng định, phải bỏ cách quy định cứng nhắc nếu cứ có quy định khác nhau lại quay lại áp dụng Luật Đầu tư.

Chưa thuyết phục

Không đồng tình với các quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 4, dự thảo Luật, ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) cho rằng, cần bãi bỏ nguyên tắc áp dụng pháp luật tại các khoản này. Bởi trong trường hợp có quy định khác nhau giữa luật ban hành trước và Luật Đầu tư về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, hoặc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, thì phải quy định sửa đổi cụ thể ngay tại Luật Đầu tư, để tuân thủ đúng quy định tại Điều 12, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nếu không đoán trước tình huống phát sinh sẽ áp dụng theo nguyên tắc được quy định tại Điều 156, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tức là sẽ áp dụng văn bản ban hành sau nếu do cùng một cơ quan ban hành.

Theo đại biểu Nguyễn Trường Giang, nếu quy định như Khoản 2 và Khoản 3, Điều 4, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) sẽ dẫn đến tình trạng khó áp dụng pháp luật. Và, nếu thực hiện theo nguyên tắc này thì khi trong tương lai Quốc hội ban hành luật có quy định khác sẽ không thể áp dụng theo nguyên tắc quy định tại Điều 156, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc duy trì đồng thời hai nguyên tắc chỉ thực hiện theo Luật Đầu tư và nguyên tắc được áp dụng theo luật ban hành sau sẽ khiến các cơ quan không biết phải áp dụng theo luật nào.

ĐBQH Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) cũng chỉ ra sự mâu thuẫn giữa quy định về nguyên tắc áp dụng pháp luật tại Điều 4, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, cũng như dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đi vào xem xét việc sửa đổi, bổ sung các luật liên quan được đưa ra trong dự thảo Luật, nhiều ĐBQH cũng nhận thấy còn một số điểm chưa thực sự hợp lý, không sát với quy trình, thủ tục đang triển khai trong nhiều lĩnh vực.

Giải trình băn khoăn này của các ĐBQH, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) đã bổ sung quy định để sửa đổi, bổ sung các luật khác nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, giải trình của Bộ trưởng cũng chưa thuyết phục được các ĐBQH bởi vẫn chưa bảo đảm sự tương thích với nguyên tắc áp dụng pháp luật đã được hoàn thiện thêm một bước trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em
Kỳ họp

Chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em

Tại Kỳ họp thứ Chín vừa qua, khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ không đồng tình với quy định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bởi lẽ, trường giáo dưỡng là nơi áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm pháp luật, không có chức năng chữa bệnh, cai nghiện ma túy. Nếu quy định như dự thảo Luật là chưa đúng bản chất vấn đề, chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em.
Thông qua Nghị quyết về phòng, chống xâm hại trẻ em
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phòng, chống xâm hại trẻ em

Chiều 19.6, tiếp tục thực hiện chương trình Kỳ họp thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghi quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, với tỷ lệ 92,13% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Chín, chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, với tỷ lệ 93,58% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác

Chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác, với tỷ lệ 92,13% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Chín, chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, với tỷ lệ 87,37% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Quan trọng nhất là hiệu quả thực tế
Kỳ họp

Quan trọng nhất là hiệu quả thực tế

Thảo luận về dự án Luật Thỏa thuận quốc tế tại hội trường sáng 17.6, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quan trọng nhất là hiệu quả thực tế của việc ký kết, thực thi các thỏa thuận quốc tế như thế nào. Trên tinh thần này, các đại biểu đề nghị cân nhắc năng lực ký kết, thực hiện của các chủ thể được trao quyền ký kết thỏa thuận quốc tế nhằm nâng cao uy tín quốc gia khi xây dựng, ký kết, thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế.
Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu
Xây dựng luật

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu

Thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, Chương trình nên tập trung ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống; hạn chế việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi nhỏ lẻ và các chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không...
Thông qua Nghị quyết công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo EVIPA
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo EVIPA

Sáng 18.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu,  Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu (EU) và các nước thành viên EU (EVIPA), với tỷ lệ 95,03% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với nhiều nội dung trong Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Pháp luật. Đồng thời, nhấn mạnh đây là dự Luật rất quan trọng do liên quan trực tiếp đến quản lý trật tự xã hội và quyền, nghĩa vụ của công dân.
"Tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về
Kỳ họp

"Tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về

Phải chịu chi phí lao động cao nhất, mất nhiều thời gian trả nợ nhất nhưng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chưa được bảo đảm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp. Với thực tế này, nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận chiều qua, 17.6, đã nhấn mạnh yêu cầu dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sửa đổi) phải như một "tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về cho người lao động; tất cả người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đều được bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng, hợp pháp.