Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với nhiều nội dung trong Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Pháp luật. Đồng thời, nhấn mạnh đây là dự Luật rất quan trọng do liên quan trực tiếp đến quản lý trật tự xã hội và quyền, nghĩa vụ của công dân.

Tờ trình của Chính phủ đưa ra 2 loại ý kiến: Loại ý kiến thứ nhất đề nghị, bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm”.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu Ảnh: Quang Khánh
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu 

Ảnh: Quang Khánh 

Loại ý kiến thứ hai đề nghị, quy định biện pháp này là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Nhiều ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với loại ý kiến thứ hai, bổ sung biện pháp này là biện pháp ngăn chặn đối với hành vi vi phạm hành chính, trong đó điện, nước được sử dụng làm công cụ, phương tiện vi phạm hành chính. Quy định như vậy là bảo đảm đúng bản chất của biện pháp, tương xứng với hành vi vi phạm, tương tự như việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.

ĐBQH Lê Công Đỉnh (Long An) Ảnh: Quang Khánh
ĐBQH Lê Công Đỉnh (Long An) 

Ảnh: Quang Khánh 

ĐBQH Lê Công Đỉnh (Long An) tán thành với việc bổ sung biện pháp “ngừng cung cấp dịch vụ điện nước” để xử lý vi phạm hành chính. Bởi theo đại biểu, qua thực tế cho thấy, tình trạng vi phạm hành chính, nhất là lĩnh vực xây dựng rất khó xử lý. Chỉ thực hiện biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép là chưa đủ răn đe. Nêu quan điểm về vấn đề này, ĐBQH Trần Tất Thế (Hà Nam) đề nghị, không nên hành chính hóa việc xử lý vi phạm hành chính khi bổ sung hai biện pháp cưỡng chế “ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước”. Theo đại biểu, việc cung cấp dịch vụ điện, nước là thỏa thuận dân sự giữa người được cung cấp với bên cung cấp theo hợp đồng và Nhà nước không nên can thiệp vào hợp đồng dân sự.

Ở khía cạnh khác, ĐBQH Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) đề nghị, cơ quan soạn thảo bổ sung quy định "phạt lao động công ích" đối với người vi phạm. Trong đó, quy định rõ lao động công ích gồm những việc gì, thời gian bao lâu, cơ chế giám sát như thế nào. Theo đại biểu, hình thức xử phạt này đã được nêu trong Nghị định 143 năm 1977 và Pháp lệnh 15 Quốc hội khóa X năm 1999. "Lao động công ích giúp người vi phạm hình thành ý thức chấp hành pháp luật… người vi phạm sẽ nhận thấy trách nhiệm, bổn phận của mình đối với cộng đồng thông qua quá trình lao động cộng ích. Trong khi đó, hình thức phạt tiền không có hiệu quả với nhiều vi phạm, như người gây mất trật tự công công hay bạo lực gia đình”, đại biểu phân tích. Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo có cơ chế bảo vệ người vi phạm nhằm tránh nguy cơ lạm dụng lao động công ích để xâm hại quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) Ảnh: Quang Khánh
ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định)

Ảnh: Quang Khánh 

Đồng quan điểm, ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) cho rằng, phạt lao động công ích sẽ tăng cường hiệu quả của Luật Xử lý vi phạm hành chính; nên áp dụng hình phạt này với người vi phạm trong độ tuổi thanh niên 16 - 30 tuổi, vì Luật Thanh niên vừa được Quốc hội thông qua quy định "thanh niên phải gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật”. Đại biểu đưa ra lập luận, các chế tài trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia vừa qua đã giúp các vi phạm liên quan tới rượu bia giảm sâu. Vì vậy, quy định hình thức xử phạt lao động công ích cũng sẽ làm giảm đáng kể vi phạm pháp luật hành chính đối với thanh niên.

ĐBQH Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) Ảnh: Quang Khánh
ĐBQH Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng)

Ảnh: Quang Khánh 

Tuy nhiên, ĐBQH Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) cho hay, chỉ Tòa án mới có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt lao động công ích với người vi phạm. Nếu quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính sẽ vi phạm Công ước về lao động cưỡng bức mà Quốc hội vừa phê chuẩn.

Giải trình thêm về một số vấn đề của dự án Luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho hay, khi xây dựng Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Ban soạn thảo đã trình Quốc hội đề xuất xử phạt lao động công ích, áp dụng hạn chế đối với những người vi phạm trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự nhỏ. Tuy nhiên, lúc đó Quốc hội không đồng ý vì còn băn khoăn hình thức này liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân và doanh nghiệp, đưa vào luật thì không phù hợp về pháp lý; hình phạt lao động công ích phải áp dụng qua con đường tư pháp. "Kỳ này chúng tôi chỉ sửa vấn đề cấp thiết, để đưa đề xuất nói trên vào Luật thì phải nghiên cứu kỹ tính hợp Hiến, hợp pháp và phải đánh giá toàn diện”, Bộ trưởng cho biết.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu kết luận phiên thảo luận Ảnh: Quang Khánh
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu kết luận phiên thảo luận

Ảnh: Quang Khánh 

Kết luận phiên thảo luận sáng nay, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, về bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước" hiện các đại biểu Quốc hội có 3 loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất tán thành; loại ý kiến thứ hai không tán thành với coi ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước như biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; loại ý kiến thứ ba đề nghị, bổ sung biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước là biện pháp ngăn chặn đối với hành vi vi phạm hành chính. Do đây là lần đầu dự thảo Luật trình ra Quốc nên các ý kiến còn rất khác nhau. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan nhằm tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật để trình ra Quốc hội trong kỳ họp tới. 

Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.