Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng

Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình

Tại phiên thảo luận trực tuyến chiều qua, Đại biểu Quốc hội Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng cần quy định trách nhiệm chính quyền địa phương khi để xảy ra tình trạng xây dựng sai phép, gây hậu quả nghiêm trọng. Việc xác định rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng.

Quy định trách nhiệm chính quyền địa phương

Cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Chương V, dự thảo Luật. Nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phản ánh, đây là nội dung được cử tri, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Theo ĐBQH Cao Đình Thưởng (Phú Thọ), thời gian qua, tình trạng chủ đầu tư xây dựng trái phép, chiếm đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có nơi còn lấn chiếm đất công, xây dựng sai thiết kế đã được phê duyệt; đa số là xây dựng nhiều tầng hơn với thiết kế xây dựng để trục lợi, nhưng vẫn được cơ quan cấp phép xây dựng (?). Vẫn biết rằng sau khi sự việc vỡ lở, cơ quan chức năng đã vào cuộc xử lý, song ĐB Cao Đình Thưởng chỉ rõ, “dù chủ đầu tư vi phạm bị xử phạt, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì hệ lụy để lại là ngân sách nhà nước thất thu, người dân bị thiệt hại lớn khi bỏ ra hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng để đầu tư vào công trình sai phép nói trên. Mất tiền mà không biết kêu cứu ở đâu, trong khi việc xử lý vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường chậm”.

Đại biểu Quốc hội Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) Ảnh: Lâm Hiển
Đại biểu Quốc hội Cao Đình Thưởng (Phú Thọ)Ảnh: Lâm Hiển

Ghi nhận việc ban soạn thảo đã tiếp thu, theo đó cơ bản Luật Xây dựng hiện hành đã có quy định liên quan đến bảo đảm trật tự xây dựng, một số hạn chế trong quản lý trật tự xây dựng vừa qua chủ yếu do khâu tổ chức thực hiện, pháp luật chưa nghiêm, thiếu kịp thời, song ĐB Cao Đình Thưởng cũng lưu ý, việc sửa đổi luật phải phù hợp, theo kịp thực tiễn vận động của xã hội. Dĩ nhiên để khắc phục tình trạng trên không thể chỉ sửa đổi Luật Xây dựng, mà còn liên quan đến nhiều luật khác như Luật Đất đai, Luật Quy hoạch, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư... Vì thế, ĐB Cao Đình Thưởng đề nghị cần bổ sung tại Điều 4, nguyên tắc xây dựng là: bảo đảm thực hiện đồng bộ pháp luật về xây dựng và các luật khác có liên quan, để làm căn cứ thiết kế các quy định khác trong dự thảo luật, khắc phục tình trạng xây dựng trái phép.

Đặc biệt, quy định rõ trách nhiệm chính quyền địa phương khi để xảy ra tình trạng xây dựng sai phép, gây hậu quả nghiêm trọng. Hiện nay, theo ĐB Cao Đình Thưởng, chưa có văn bản nào quy định rõ trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp cơ sở đối với lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng. “Việc xác định rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng. Đồng thời, cần sửa đổi quy định trong Bộ luật Hình sự và các văn bản pháp luật khác theo hướng quy trách nhiệm liên đới với cơ quan cấp phép xây dựng; tăng mức xử phạt đối với tội xây dựng trái phép, nâng mức xử phạt hành chính và tránh tình trạng phạt cho tồn tại”, ĐB Cao Đình Thưởng nói.

Thực tế, việc xử phạt hành chính bằng tiền ít mang lại mức răn đe, nhất là xử phạt tối đa hiện nay được áp dụng là một tỷ đồng; Nếu xây dựng vượt thêm một tầng, chủ đầu tư sẽ bán thêm được vài chục căn hộ, số tiền lợi nhuận có thể lên tới hàng trăm tỷ đồng, nhất là ở các thành phố lớn. Vậy thì, không cớ gì chủ đầu tư sẵn sàng chịu phạt để được hợp thức hóa sai phạm của mình.

Tinh giản thủ tục và thời gian

Liên quan đến quy trình cấp phép xây dựng, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho biết, xin cấp phép xây dựng là một trong các hoạt động diễn ra hàng ngày tại nhiều địa phương trong cả nước. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, tình trạng cấp phép xây dựng thường xuyên có vi phạm, chậm trễ về thời gian khiến nhiều tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng. Một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vi phạm trong cấp phép xây dựng là quy trình cấp phép xây dựng còn nhiều bất cập.

 Quy trình cấp phép xây dựng, theo ĐB Phạm Văn Hòa, là phải bao gồm cả quy trình thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật. Tuy nhiên, Luật Xây dựng hiện lại tách thành 3 quy trình: quy trình thẩm định thiết kế cơ sở, quy trình thẩm định thiết kế kỹ thuật, quy trình cấp phép xây dựng. Trong đó, Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng có thẩm quyền rất rộng trong lĩnh vực hoạt động xây dựng, thẩm định thiết kế xây dựng, cấp phép xây dựng, quản lý năng lực hoạt động xây dựng an toàn... Căn cứ quy định hiện hành, thì tất cả các công trình cấp 1 từ 25 tầng hoặc trên 75 mét trong toàn quốc đều phải được Cục này thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật. Bất cập mà ĐB Phạm Văn Hòa chỉ ra là sau khi được Cục Quản lý hoạt động xây dựng thẩm định, chủ đầu tư phải nộp hồ sơ về Sở Xây dựng địa phương để xin cấp phép xây dựng, và trên thực tế chủ đầu tư dự án còn phải trực tiếp thực hiện thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy tại Cục Phòng cháy, chữa cháy, thuộc Bộ Công an và Phòng cháy, chữa cháy của Công an tỉnh, TP; thẩm định duyệt cao độ tĩnh không tại Cục Tác chiến, Bộ Quốc phòng… Trong khi Luật xây dựng quy định trách nhiệm của cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng phải chủ động trao đổi thông tin với các cơ quan nhà nước có liên quan. Đây là điều bất hợp lý phải được sửa đổi, bổ sung xem xét lần này, ĐB Phạm Văn Hòa chỉ rõ. Theo đó, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan theo hướng tinh giản thủ tục, thời gian, quy định trách nhiệm thẩm định cho một cơ quan là UBND cấp tỉnh thực hiện, chỉ trong một số trường hợp nhất định phải xin ý kiến Bộ Xây dựng.

Tương tự, liên quan đến các đối tượng miễn cấp phép xây dựng, khoản 2 Điều 89 đã quy định các công trình được miễn cấp phép xây dựng (với 11 nhóm công trình). Một số ĐBQH cho rằng, miễn cấp phép xây dựng cho một số công trình là hết sức cần thiết, sẽ làm giảm thời gian chờ cấp phép, tiến hành sửa chữa và xây dựng kịp thời. Tuy nhiên, các trường hợp miễn cấp phép hiện nay chưa thật sự phù hợp, còn một số công trình không cần thiết phải xin giấy phép nhưng Luật đang bắt buộc phải xin giấy phép. Chẳng hạn, các công trình sửa chữa, cải tạo các công trình xuống cấp mà không làm thay đổi kết cấu, thiết kế của công trình, lắp đặt bên trong công trình, không gây tác hại chịu tác động lực và không ảnh hưởng những nhà xung quanh mà vẫn phải xin... giấy phép xây dựng. ĐB Phạm Văn Hòa đề nghị, cần rà soát và bổ sung các trường hợp xây dựng công trình thuộc đối tượng miễn, giảm cấp phép xây dựng. Điều này sẽ góp phần rút gọn thời gian cho các cá nhân, người dân có công trình, giảm tải cho các cơ quan nhà nước khi tiến hành cấp phép xây dựng.

Khẳng định các ý kiến của các ĐBQH đã được tổng hợp đầy đủ, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghiêm túc tiếp thu, giải trình; đồng thời chỉ đạo Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng với các cơ quan của Chính phủ tiếp thu, hoàn thiện dự thảo luật trước khi trình Quốc hội thông qua.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XIV

Chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em
Kỳ họp

Chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em

Tại Kỳ họp thứ Chín vừa qua, khi cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ không đồng tình với quy định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bởi lẽ, trường giáo dưỡng là nơi áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm pháp luật, không có chức năng chữa bệnh, cai nghiện ma túy. Nếu quy định như dự thảo Luật là chưa đúng bản chất vấn đề, chưa phù hợp với chính sách đặc biệt dành cho trẻ em.
Thông qua Nghị quyết về phòng, chống xâm hại trẻ em
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về phòng, chống xâm hại trẻ em

Chiều 19.6, tiếp tục thực hiện chương trình Kỳ họp thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghi quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, với tỷ lệ 92,13% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Chín, chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, với tỷ lệ 93,58% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác

Chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác, với tỷ lệ 92,13% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Chín, chiều 19.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, với tỷ lệ 87,37% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Quan trọng nhất là hiệu quả thực tế
Kỳ họp

Quan trọng nhất là hiệu quả thực tế

Thảo luận về dự án Luật Thỏa thuận quốc tế tại hội trường sáng 17.6, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quan trọng nhất là hiệu quả thực tế của việc ký kết, thực thi các thỏa thuận quốc tế như thế nào. Trên tinh thần này, các đại biểu đề nghị cân nhắc năng lực ký kết, thực hiện của các chủ thể được trao quyền ký kết thỏa thuận quốc tế nhằm nâng cao uy tín quốc gia khi xây dựng, ký kết, thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế.
Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu
Xây dựng luật

Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu

Thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, Chương trình nên tập trung ngân sách đầu tư vào cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống; hạn chế việc hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi nhỏ lẻ và các chính sách hỗ trợ trực tiếp, cho không...
Thông qua Nghị quyết công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo EVIPA
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo EVIPA

Sáng 18.6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu,  Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư theo Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là CHXHCN Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu (EU) và các nước thành viên EU (EVIPA), với tỷ lệ 95,03% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.
Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đa số đại biểu Quốc hội nhất trí với nhiều nội dung trong Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Pháp luật. Đồng thời, nhấn mạnh đây là dự Luật rất quan trọng do liên quan trực tiếp đến quản lý trật tự xã hội và quyền, nghĩa vụ của công dân.
"Tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về
Kỳ họp

"Tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về

Phải chịu chi phí lao động cao nhất, mất nhiều thời gian trả nợ nhất nhưng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chưa được bảo đảm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp. Với thực tế này, nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận chiều qua, 17.6, đã nhấn mạnh yêu cầu dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sửa đổi) phải như một "tấm bản đồ" chỉ rõ đường đi, lối về cho người lao động; tất cả người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đều được bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng, hợp pháp.