Quyết liệt, đột phá trong “khâu then chốt của then chốt”

Cùng với phát huy “ngọn cờ Đoàn kết” trong mọi hoàn cảnh - nhân tố quyết định thắng lợi toàn diện, tăng cường mối quan hệ gắn bó “máu thịt” giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân, công tác cán bộ - “khâu then chốt của then chốt” đã được các địa phương đặc biệt quan tâm, quyết liệt thực hiện, tạo những bước đột phá trong công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ có năng lực, nhằm bảo đảm sự chủ động về nguồn cán bộ và có sự chuyển giao vững vàng giữa các thế hệ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Về chủ đề không mới nhưng vẫn rất thời sự này, trước thềm Xuân Giáp Thìn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai ĐẶNG XUÂN PHONG; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái ĐỖ ĐỨC DUY; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang CHẨU VĂN LÂM đã dành cho Báo Đại biểu Nhân dân những chia sẻ tâm huyết.

Nhân tố then chốt quyết định mọi thắng lợi

- Phát biểu Bế mạc Hội nghị Trung ương Tám, Khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa quan trọng của truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộctrong thời kỳ mới. Đặc biệt, coi trọng việc tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh toàn diện; giữ vững vai trò tiên phong, hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc.

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai ĐẶNG XUÂN PHONG: Trước hết phải khẳng định, tinh thần xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh toàn diện; giữ vững vai trò tiên phong, hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc luôn được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt coi trọng, thể hiện sinh động, phong phú, giàu cảm xúc trong nhiều tác phẩm, phát biểu tại nhiều hội nghị lớn. Đặc biệt, vấn đề này tiếp tục được Tổng Bí thư nhấn mạnh trong phát biểu Bế mạc Hội nghị Trung ương Tám, Khóa XIII với nhiều cảm xúc sâu sắc.

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong
Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Đặng Xuân Phong

Là một tỉnh vùng cao, biên giới gồm 25 dân tộc, vấn đề đoàn kết, đại đoàn kết dân tộc luôn được Đảng bộ, chính quyền, quân dân Lào Cai chú trọng giữ gìn, củng cố, phát triển trong suốt tiến trình lịch sử đấu tranh bảo vệ, xây dựng và phát triển, nhất là trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh toàn diện. Sau 32 năm tái lập tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định chủ đề hành động cho cả giai đoạn đó là “Đoàn kết- Dân chủ - Đổi mới - Phát triển”, năm 2023 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chọn chủ đề năm là “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Hành động - Phát triển”. Đến năm 2024, chủ đề được lựa chọn là: “Đoàn kết - Kỷ cương - Hành động - Hiệu quả - Phát triển”. Điều đó cho thấy tinh thần và “ngọn cờ Đoàn kết” luôn được Đảng bộ tỉnh và mọi tầng lớp Nhân dân Lào Cai gìn giữ, phát huy trong mọi hoàn cảnh, coi đó là nhân tố quyết định thắng lợi toàn diện của tỉnh trong suốt giai đoạn vừa qua cũng như trong những chặng đường tiếp theo.

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái ĐỖ ĐỨC DUY: Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương Tám Khóa XIII đã đề cập đến nhiều nội dung, đánh giá toàn diện những kết quả đạt được thời gian qua, trong đó đặc biệt coi trọng việc tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh toàn diện; giữ vững vai trò tiên phong, hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc.

Quyết liệt, đột phá trong “khâu then chốt của then chốt” -0
Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Đỗ Đức Duy

Nhận thức rõ tầm quan trọng của đoàn kết dân tộc trong điều kiện tỉnh miền núi, dân tộc thiểu số chiếm trên 57%, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc. Theo đó, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch vững mạnh toàn diện, giữ vững vai trò tiên phong, hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc thông qua thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết Trung ương với 20 chỉ tiêu, 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trên từng lĩnh vực. Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển, huy động cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc cùng đoàn kết, đồng lòng thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị để sớm về đích các chỉ tiêu nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đặc biệt, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Đẩy mạnh xây dựng văn hóa, đạo đức trong Đảng, phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Đặc biệt, hoàn thiện và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” gắn với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Duy trì thực hiện hiệu quả Chương trình “Ngày cuối tuần cùng dân” và Quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ và cấp ủy viên các cấp dự sinh hoạt với chi bộ khu dân cư và chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở. Qua đó, trực tiếp nắm tình hình, kịp thời phát hiện, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, góp phần tăng cường mối quan hệ gắn bó “máu thịt” giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân.

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang CHẨU VĂN LÂM: Với tầm nhìn sâu rộng, vượt trội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu sâu sắc đánh giá toàn diện kết quả nửa nhiệm kỳ, đồng thời xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm đến hết nhiệm kỳ Đại hội Khóa XIII. Trong đó, nhấn mạnh tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ phát triển mới, khơi dậy ý chí và khát vọng phát triển của toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc.

Quyết liệt, đột phá trong “khâu then chốt của then chốt” -0
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Chẩu Văn Lâm

Là tỉnh miền núi, có 22 dân tộc cùng sinh sống, Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang luôn đặc biệt coi trọng đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc được thể hiện xuyên suốt trong các nghị quyết, góp phần làm nên mọi thành công. Thực hiện nhất quán quan điểm "dân là gốc", tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức "gần dân, hiểu dân, học dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân"; gương mẫu, tận tụy với công việc, "nói đi đôi với làm" thực sự là công bộc của Nhân dân. Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhất quán thực hiện chủ trương, tiếp tục đưa đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia các hoạt động với Nhân dân tại cơ sở để tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cán bộ, đảng viên với Nhân dân, khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân, xa rời thực tiễn. Thường xuyên quan tâm, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động, đoàn kết tập hợp Nhân dân các dân tộc, tôn giáo, củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức; ngăn chặn từ sớm, từ xa những nguy cơ tiềm ẩn phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Bước đột phá bảo đảm chủ động nguồn cán bộ

- Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém”. Thực tế đã chứng minh, cán bộ và công tác cán bộ luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay, “khâu then chốt của then chốt” đã được quan tâm thực hiện thế nào trong thời gian qua?

Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai ĐẶNG XUÂN PHONG:  Khắc ghi lời Bác dạy “cán bộ là gốc của mọi công việc”, trong các nhiệm kỳ, Lào Cai rất chú trọng đến công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số. Đồng thời, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền quản lý tổ chức, cán bộ để tạo quyền chủ động và tăng thêm sức mạnh cho tổ chức, cá nhân người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, gắn trách nhiệm với quyền hạn trong xem xét, quyết định về tổ chức và cán bộ theo thẩm quyền.

Quyết liệt, đột phá trong “khâu then chốt của then chốt” -0

Để xây dựng đội ngũ cán bộ “hồng”, “chuyên” Đảng bộ đã ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong tình hình mới, trên cơ sở đó Tỉnh ủy ban hành Quy định về học tập và làm theo Bác. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ được thực hiện đồng bộ với công tác sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị. Đến nay, 100% thôn bản đã có chi bộ độc lập, trong đó có trên 88% chi bộ thôn, bản có chi ủy.

Năm 2023, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, song về tổng thể, đội ngũ cán bộ tỉnh Lào Cai, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt vẫn giữ được tinh thần “7 dám” trong thực hiện nhiệm vụ. Nhờ đó, kinh tế - xã hội tiếp tục có bước phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,11%; tỷ lệ giảm nghèo đa chiều còn 14,9%, hộ cận nghèo còn 10,25%...

Thực tế đã chứng minh, ở đâu, khâu nào cán bộ “đúng vai, thuộc bài” thì ở đó công việc luôn trôi chảy và ngược lại. Sau hơn nửa nhiệm kỳ, có thể khẳng định Lào Cai đã tiến một bước dài trong công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ có năng lực, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái ĐỖ ĐỨC DUY: Trong hơn 93 năm qua, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm cán bộ là cái gốc của mọi việc, là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng. Kế thừa toàn bộ giá trị lịch sử và tư tưởng của Bác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định công tác cán bộ cực kỳ quan trọng, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, là gốc của mọi công việc, then chốt của then chốt. Nhận thức rõ vấn đề này, tỉnh Yên Bái luôn đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác cán bộ bảo đảm đồng bộ, liên thông, chặt chẽ. Trong đó, có một số nội dung là vấn đề mới, khó, có tính tiên phong như quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm; quy định về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; quy định về từ chức, miễn nhiệm đối với cán bộ bị kỷ luật và chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ sau kỷ luật…

Quyết liệt, đột phá trong “khâu then chốt của then chốt” -0

Đặc biệt, Tỉnh ủy đã ban hành và thực hiện có hiệu quả Đề án số 11 về “Xây dựng và tạo nguồn cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”. Đây được coi là một bước đột phá về công tác cán bộ, nhằm bảo đảm sự chủ động về nguồn cán bộ và có sự chuyển giao vững vàng giữa các thế hệ...

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của tỉnh đã có bước phát triển và trưởng thành về nhiều mặt, bảo đảm về số lượng, chất lượng, có cơ cấu hợp lý, năng lực không ngừng được nâng lên. Qua đó, đã góp phần quan trọng, mang tính quyết định vào việc hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh hàng năm và trong cả nhiệm kỳ.

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang CHẨU VĂN LÂM: Xác định công tác cán bộ là "khâu then chốt của then chốt" trong công tác xây dựng Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn nhận thức sâu sắc, quyết tâm, quyết liệt, đổi mới, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Đề án thí điểm đổi mới thi tuyển công chức, viên chức, nhằm nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội tuyển chọn người có "tài" vào làm công chức, viên chức.

Quyết liệt, đột phá trong “khâu then chốt của then chốt” -0

Bên cạnh đó, để đánh giá cán bộ theo hướng thực chất, tỉnh đã giao việc cụ thể cho cán bộ để phát huy tính chủ động, sáng tạo, đổi mới, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành “Quy định về giao việc đột phá, đổi mới đối với một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý”; ban hành “Quy định tạm thời về khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, vì lợi ích chung”; ban hành “Đề án xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, trong đó xác định mục tiêu xây dựng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số phù hợp với thực tiễn của tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác cán bộ trước mắt và lâu dài”. Có thể nói, do kiên trì thực hiện liên tục và kế thừa qua các nhiệm kỳ nên đã chủ động được nguồn cán bộ các cấp có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Xin trân trọng cảm ơn!

Thể chế và phát triển

Lập pháp vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển
Thể chế và phát triển

Lập pháp vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược tiếp tục được khẳng định trong các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta. Để thực hiện hiệu quả đột phá này, điều kiện tiên quyết là hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phải đầy đủ, đồng bộ, thực sự hiệu lực, hiệu quả. Trên tinh thần này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Lập pháp phải vì cuộc sống, phải dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển. Trước thềm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi bàn tròn với Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội nhằm làm rõ hơn chủ đề này.

Mở rộng dân chủ, tạo cơ chế đột phá cho tăng trưởng
Thể chế và phát triển

Mở rộng dân chủ, tạo cơ chế đột phá cho tăng trưởng

MAI VĂN NHIỀUỦy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Long An

Từ chủ động phối hợp tạo cơ chế đột phá thực thi hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, kiến tạo không gian và các động lực tăng trưởng mới đến nhiều cách làm sáng tạo trong giám sát, nhất là giải quyết trực diện các vấn đề cử tri kiến nghị và mở rộng dân chủ, lắng nghe ý tưởng, hiến kế từ Nhân dân… đã thể hiện rõ nét tinh thần trách nhiệm, đổi mới, hành động và hiệu quả của HĐND tỉnh Long An qua nửa nhiệm kỳ nhìn lại. Qua đó, đóng góp tích cực, quan trọng trong thể chế hóa, giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tại địa phương.

Thể chế thúc đẩy đổi mới giáo dục
Thể chế và phát triển

Thể chế thúc đẩy đổi mới giáo dục

Nghị quyết số 29-NQ/TW có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng ta: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN ĐẮC VINH cho biết, cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết 29, Quốc hội đã không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách, thúc đẩy đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đích đến là niềm tin, hạnh phúc của Nhân dân
Thể chế và phát triển

Đích đến là niềm tin, hạnh phúc của Nhân dân

Cùng với vị thế top 5 các địa phương có mức tăng trưởng cao nhất cả nước, việc ban hành các quyết sách về an sinh xã hội với những cơ chế, chính sách đặc thù có tính vượt trội là nhân tố tiên quyết giúp thành phố Hải Phòng đứng trong tốp đầu cả nước, tạo sự phát triển đột phá về lĩnh vực an sinh xã hội. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập chia sẻ: đích đến trong các hoạt động của chính quyền địa phương, nhất là của đại biểu, cơ quan dân cử là sự phát triển nhanh, bền vững của thành phố, trên hết cả là niềm tin, hạnh phúc của người dân. HĐND thành phố luôn lắng nghe, đi đến cùng việc thực hiện các đề xuất, kiến nghị chính đáng của cử tri và Nhân dân.

Xứng đáng vai trò nòng cốt tham mưu, phục vụ công tác bầu cử
Thể chế và phát triển

Xứng đáng vai trò nòng cốt tham mưu, phục vụ công tác bầu cử

Cùng với tập trung công tác quy hoạch và bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho đội ngũ cán bộ được quy hoạch để tạo nguồn nhân sự chất lượng nhất; phát huy vai trò “cầu nối” giữa Quốc hội với HĐND, theo Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh: Năm 2024, Ban sẽ tiếp tục đổi mới phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng và tiến độ hoàn thành các đề án, nghị quyết được giao để hai năm cuối nhiệm kỳ sẽ tập trung phục vụ bầu cử, tiếp tục xứng đáng với trọng trách cơ quan nòng cốt tham mưu, phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Khẳng định vị thế và “sức mạnh mềm” của ngoại giao nghị viện
Diễn đàn Quốc hội

Khẳng định vị thế và “sức mạnh mềm” của ngoại giao nghị viện

Năm 2023 là một năm bận rộn, vất vả nhưng cũng rất thành công của Quốc hội. Đóng góp vào thành công chung đó, hoạt động ngoại giao nghị viện đã diễn ra sôi động, tích cực, đa dạng, toàn diện, hiệu quả trên các bình diện song phương và đa phương. Trong đó, có những sự kiện được bạn bè quốc tế đánh giá là "hoàn hảo", thành công vượt bậc, là điểm nhấn nổi trội trong một năm ngoại giao nghị viện sôi động nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay. Những kết quả đó góp phần khẳng định, làm nổi bật vị thế và "sức mạnh mềm" của ngoại giao nghị viện - một trong ba trụ cột được Đảng ta xác định nhất quán để xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại.

Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi vớinguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Đại sứ NGÔ QUANG XUÂN để làm rõ hơn chủ đề này. 

Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững
Thể chế và phát triển

Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững

Năm 2023 là năm Quốc hội tiếp tục có nhiều dấu ấn trong công tác xây dựng pháp luật. Trong đó, có những công việc lần đầu tiên được tiến hành nhằm gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với tổ chức thi hành pháp luật, hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Trước thềm Xuân mới Giáp Thìn 2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội NGUYỄN KHẮC ĐỊNH đã dành cho Báo Đại biểu Nhân dân cuộc trao đổi về chủ đề này. 

Thế Nước Rồng bay
Thể chế và phát triển

Thế Nước Rồng bay

Khi cùng nhân loại bước vào năm 2023, Việt Nam dù đối mặt với chồng chất bao khó khăn, thậm chí nan giải và tiếp tục giải quyết không ít thách thức gay gắt nhưng tất cả không thể làm nguội lạnh những khát vọng phát triển của năm 2022 và càng không thể làm lụi tắt ngọn lửa cả dân tộc hành động vì hạnh phúc của mình và nhân loại.

Hành trang quý, vốn sống sinh động mang đến nghị trường
Thể chế và phát triển

Hành trang quý, vốn sống sinh động mang đến nghị trường

Cùng với thực hiện tốt hoạt động giám sát, HĐND tỉnh Phú Yên đặc biệt chú trọng công tác tiếp dân, đôn đốc xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC TỈNH ỦY, CHỦ TỊCH HĐND TỈNH CAO THỊ HÒA AN nhấn mạnh: Hoạt động tiếp công dân có thể ví như việc bắc những “nhịp cầu” trách nhiệm. Qua đó, những thông tin rất “nóng hổi”, thời sự từ những điều đang diễn ra xung quanh cuộc sống người dân đã trở thành hành trang quý, vốn sống sinh động để đại biểu mang đến nghị trường và thực hiện hai chức năng: giám sát, quyết định. Đây chính là cơ chế để đại biểu dân cử thực hiện tốt vai trò đại diện của mình.

Hoàn thiện thể chế bảo đảm quyền lực cơ quan dân cử
Diễn đàn

Hoàn thiện thể chế bảo đảm quyền lực cơ quan dân cử

Nhờ được thể chế hóa cụ thể nên hoạt động của HĐND các cấp đã góp phần quan trọng cùng hệ thống chính trị phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân, chung sức đồng lòng xây dựng địa phương bứt phá từ những “đôi cánh” mang tên quyết sách. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập về mặt thể chế, tạo ra những rào cản khiến HĐND, nhất là HĐND cấp huyện, xã chưa thực hiện tròn vai để góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng, phát triển bền vững của địa phương như kỳ vọng.

Đặt mình vào người lao động để lắng nghe và thấu hiểu
Thể chế và phát triển

Đặt mình vào người lao động để lắng nghe và thấu hiểu

Luật Bảo hiểm xã hội lần này được sửa đổi cơ bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội tại Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn. Tạo khung pháp lý thông thoáng, linh hoạt hơn. Đồng thời, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là một luật chuyên ngành đặc thù, gắn với quyền lợi của hàng chục triệu người, bảo đảm an sinh cho người lao động nghỉ hưu.

Bảo đảm mọi người dân Vĩnh Phúc đều được thụ hưởng thành quả của phát triển
Thể chế và phát triển

Bảo đảm mọi người dân Vĩnh Phúc đều được thụ hưởng thành quả của phát triển

Vĩnh Phúc - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, nơi khởi nguồn của nhiều tư duy đổi mới, sáng tạo và tiên phong - nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.

Với quan điểm nhất quán và xuyên suốt “mục tiêu phát triển kinh tế cũng nhằm mục tiêu phát triển văn hóa, xã hội, phát triển con người”, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã chủ động đề xuất và ban hành các nghị quyết và cơ chế, chính sách nhằm nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, làng văn hóa kiểu mẫu.

Sức mạnh vô song khi ý Đảng, lòng Dân gặp nhau
Thể chế và phát triển

Sức mạnh vô song khi ý Đảng, lòng Dân gặp nhau

Những buổi đi tiếp xúc cử tri ở xã vùng sâu khi chưa có đường ô tô, phải đi bằng ghe, len giữa những tán dừa nước biếc xanh. Đến nơi, bà con đã ngồi kín hội trường, vỗ tay rầm rầm chào đón; mặc giá buốt, cử tri đã về tề tựu ở phòng họp của UBND huyện nghe báo cáo. Không chỉ kiến nghị, còn có khá nhiều hiến kế về phương cách phát triển… Là đại biểu Quốc hội do cử tri bầu ra, tôi càng thấm thía, cuộc sống thực tiễn là trường học lớn, giúp mỗi đại biểu hiểu được tâm tư, nguyện vọng đích thực của cử tri. Và, một khi ý Đảng, lòng Dân gặp nhau thì biến thành sức mạnh vô song!

Hoạt động của Quốc hội năm Giáp Thìn 1964 và những dấu ấn
Diễn đàn Quốc hội

Hoạt động của Quốc hội năm Giáp Thìn 1964 và những dấu ấn

Ts. Bùi Ngọc Thanh- Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Tròn 60 năm về trước, Giáp Thìn 1964 là năm nối tiếp giữa 2 khóa Quốc hội. Khóa II (1960 - 1964) sắp kết thúc và Khóa III (1964 - 1971) đang bắt đầu từ công đoạn bầu cử. Ngày 24.2.1964, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa II đã quyết định: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa III là ngày chủ nhật, 26.4.1964.

Quảng Bình đột phá đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển
Thể chế và phát triển

Quảng Bình đột phá đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển

Phát huy truyền thống quê hương, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn chưa có tiền lệ nhưng bằng tinh thần trách nhiệm, quyết tâm, tỉnh Quảng Bình đã đạt được một số chỉ tiêu cơ bản qua nửa nhiệm kỳ với nhiều điểm sáng nổi bật, không chỉ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng mà còn đặc biệt chú trọng bảo đảm an sinh xã hội. Nhấn mạnh nội dung này, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh VŨ ĐẠI THẮNG cho biết: Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng phát triển, năm 2024, tỉnh tập trung cao độ cho khâu đột phá đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển.

Cải cách thể chế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Diễn đàn

Cải cách thể chế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Trước yêu cầu mới, vấn đề xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, là một trong ba đột phá chiến lược phát triển đất nước bền vững. Cử tri và Nhân dân kỳ vọng sớm hoàn thiện cơ chế tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng chống hiệu quả và xử nghiêm nạn tiêu cực, tham nhũng, "lợi ích nhóm", tha hóa quyền lực. Đề cao giá trị đạo đức trong cơ chế thực thi công vụ và pháp luật gắn với thể chế, chính sách đãi ngộ, khuyến khích, bảo vệ cán bộ vì dân, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Xuân ấm trên rẻo cao
Thể chế và phát triển

Xuân ấm trên rẻo cao

Khi cánh hoa đào, hoa mận bung nở trên những triền đồi là lúc xuân đã về với các bản làng vùng cao. Nhờ sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, cuộc sống đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang khởi sắc từng ngày. Đây chính là động lực để Hòa Bình tiếp tục bứt phá, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ…

Khát vọng Tây Đô
Thể chế và phát triển

Khát vọng Tây Đô

TRẦN VIỆT TRƯỜNG- Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ 

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, thành phố Cần Thơ đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội, từng bước vươn lên trở thành trung tâm, động lực phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố đã, đang hướng đến tầm nhìn, tư duy mới, khát vọng xây dựng, đưa thành phố được mệnh danh là Tây Đô vươn lên tầm cao mới.

Đồng Nai theo đuổi phát triển có chọn lọc
Thể chế và phát triển

Đồng Nai theo đuổi phát triển có chọn lọc

"Sắp tới Đồng Nai sẽ thay đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng chọn lọc các nhà đầu tư có công nghệ tốt hơn, không thâm dụng lao động, nâng cao chất lượng lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động… Đây là thử thách mà lãnh đạo tỉnh và những nhà đầu tư mới phải nỗ lực" - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai NGUYỄN HỒNG LĨNH chia sẻ.