Đặt mình vào người lao động để lắng nghe và thấu hiểu -0

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung:

Đặt mình vào người lao động để lắng nghe và thấu hiểu

Luật Bảo hiểm xã hội lần này được sửa đổi cơ bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội tại Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn. Tạo khung pháp lý thông thoáng, linh hoạt hơn. Đồng thời, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là một luật chuyên ngành đặc thù, gắn với quyền lợi của hàng chục triệu người, bảo đảm an sinh cho người lao động nghỉ hưu.

Nhận diện nguyên nhân

-Xin được bắt đầu từ câu chuyện "làn sóng" rút bảo hiểm xã hộ (BHXH) một lần trong những năm 2021, 2022 sau đại dịch Covid-19. Thưa Bộ trưởng, ông nhìn nhận hiện tượng này thế nào?

-Đúng là sau đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng nhu cầu đơn hàng của thế giới giảm, nên hiện tượng rút BHXH một lần của người lao động diễn ra khá nhiều, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp vùng động lực tăng trưởng kinh tế phía Nam, tại một số ngành nghề sử dụng nhiều lao động.

Lý do đã rõ! Sau đại dịch nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như du lịch, khách sạn, vận tải, giáo dục, may mặc... ngừng hoạt động hoặc sản xuất, kinh doanh cầm chừng. Thời điểm căng thẳng như năm 2021, có khoảng 60 - 80% người lao động làm việc trong ngành du lịch, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng tạm thời mất việc làm. Tình trạng lao động thiếu việc làm, không có việc làm, mất việc làm và không có cơ hội tái tham gia thị trường lao động là nguyên nhân làm gia tăng số người hưởng BHXH một lần.

Bên cạnh đó, việc chấp hành chính sách pháp luật về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của một số đơn vị sử dụng lao động chưa nghiêm; còn thiếu quan tâm đến quyền lợi của người lao động, khiến họ không được hưởng đầy đủ các chế độ BHXH; một số doanh nghiệp thay đổi dây chuyền công nghệ, thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh dẫn đến cắt giảm lao động từ 35 - 40 tuổi trở lên, khiến nhiều người bị mất việc…

"Chính vì vậy, khi chỉ đạo bộ phận chuyên môn xây dựng dự thảo Luật, tôi đã yêu cầu: phải đặt mình vào người lao động, lắng nghe nguyện vọng của họ là gì? Vướng mắc ở đâu so với pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội hiện hành? thì chúng ta mới có thể gỡ được nút thắt bấy lâu…" 

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ĐÀO NGỌC DUNG

- Ngoài nguyên nhân nêu trên, còn lý do nào khác không, thưa ông?

- Theo tôi, đó còn là nhận thức của người lao động về tham gia BHXH để bảo đảm an sinh sau khi nghỉ hưu. Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chỉ ra, phần lớn người lao động rút BHXH một lần đều ở độ tuổi từ 30 - 40, chiếm khoảng 40,4%; nhóm tuổi từ trên 60 tuổi đứng thứ 5, chiếm khoảng 1,1%. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần theo Nghị quyết số 93/2015/QH13 của Quốc hội giai đoạn 2016 - 2022 cả nước có gần 5 triệu lượt người hưởng BHXH một lần, trong đó trên 90% ở khu vực doanh nghiệp và có khoảng gần 1,3 triệu người quay trở lại tiếp tục tham gia đóng BHXH, chiếm 26% số người hưởng BHXH một lần.

Đặt mình vào người lao động để lắng nghe và thấu hiểu -1
Luật BHXH (sửa đổi) đã được các Đại biểu Quốc hội cho ý kiến lần 1 tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV. T. Giáp

Tìm phương án phù hợp nhất cho người lao động

- Trước tình hình người lao động rút BHXH một lần gia tăng, cá nhân ông có suy nghĩ gì?

- Chắc chắn, việc rút BHXH một lần gia tăng đặt ra thách thức rất lớn với mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội. Bởi điều này đồng nghĩa với mức độ bao phủ của hệ thống BHXH bị thu hẹp ở cả khía cạnh số người tham gia BHXH và số người hưởng lương hưu, từ đó không đạt được mục tiêu chính sách là: "Bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH". Việc gia tăng số người hưởng BHXH một lần như hiện nay sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân như Nghị quyết số 28-NQ/TW đã nêu: "Đến năm 2030, 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội".

Ở khía cạnh khác, dân số Việt Nam hiện đang già hóa nhanh, không đầy 20 năm tới, xu hướng hưởng BHXH một lần gia tăng, sẽ tác động lớn đến tỷ lệ dân số già được hưởng hưu trí hàng tháng trong tương lai. Điều này có nghĩa là ngân sách Nhà nước sẽ phải chi nhiều hơn cho trợ cấp đối với người cao tuổi, những người không có lương hưu, ngay cả khi dự kiến giảm độ tuổi được hưởng. Còn đối với cá nhân người lao động, việc hưởng BHXH một lần sau một năm nghỉ việc, sẽ ảnh hưởng đến việc tích luỹ quá trình đóng góp cần thiết để đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, làm giảm cơ hội được hưởng lương hưu khi về già.

- Tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ: "Cần truy tố hình sự đơn vị, công ty trốn đóng BHXH, cấm xuất cảnh, ngừng cung cấp hóa đơn thuế…" Bộ trưởng có thể chia sẻ thêm nội dung này?

- Đây đúng là một thực trạng nhức nhối trong nhiều năm nay. Thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tập trung đẩy mạnh triển khai các giải pháp khắc phục việc chậm đóng, trốn đóng, nợ đọng BHXH. Bên cạnh đó, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung nhiều biện pháp xử lý, chế tài xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng như: quy định cụ thể hai hành vi chậm đóng và trốn đóng BHXH; quy định nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền trốn đóng, khuyến khích người lao động sớm nộp số tiền đóng BHXH; quyết định ngừng sử dụng hóa đơn; hoãn xuất cảnh đối với người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH; quy định cơ quan BHXH có quyền khởi kiện và kiến nghị khởi tố đối với trường hợp có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH, theo quy định của Bộ luật Hình sự; bổ sung trách nhiệm của UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện chính sách BHXH, phát triển đối tượng tham gia BHXH…

- Trong dự thảo có đưa ra 2 phương án cho phép người lao động rút BHXH một lần. Vì sao lại như vậy, thưa Bộ trưởng?

- Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) mới được Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV thảo luận lần đầu, nhưng đã có rất nhiều ý kiến chia sẻ, góp ý của các đại biểu Quốc hội. Thay mặt Ban soạn thảo, cá nhân tôi và ngành lao động, thương binh và xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn trân trọng các ý kiến, góp ý, hiến kế từ các đại biểu Quốc hội, Hiệp hội Doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà quản lý và các cơ quan báo chí truyền thông… Đó là những thông tin rất hữu ích trong quá trình chúng tôi hoàn thiện dự thảo Luật. Vấn đề BHXH một lần, đây là vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm, vừa có tính chất chính trị - xã hội nhưng cũng có tính chất chuyên môn rất cao. Do đó, Ban soạn thảo và Chính phủ sẽ tiếp tục cân nhắc thấu đáo, nghiên cứu, lấy thêm ý kiến của các đối tượng thụ hưởng, của người sử dụng lao động.  

Hiện tại chúng ta khó có thể đưa ra một phương án tối ưu đáp ứng được mọi nhu cầu, mà cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất, hoặc chọn phương án nhiều ưu điểm hơn. Từ ý kiến của người lao động, tổ chức đại diện người lao động và đặc biệt là ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, tôi cho rằng việc điều chỉnh hưởng BHXH sẽ tiếp tục theo hướng tối đa quyền lợi cho người lao động. Điều quan trọng là cần giữ chân người lao động và chăm lo cho họ, để khi hết tuổi lao động có lương hưu, bảo đảm cuộc sống.

- Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Thực hiện: Thái Bình
Trình bày: Xuân Tùng
 

Thể chế và phát triển

Lập pháp vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển
Thể chế và phát triển

Lập pháp vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược tiếp tục được khẳng định trong các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta. Để thực hiện hiệu quả đột phá này, điều kiện tiên quyết là hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phải đầy đủ, đồng bộ, thực sự hiệu lực, hiệu quả. Trên tinh thần này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Lập pháp phải vì cuộc sống, phải dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển. Trước thềm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi bàn tròn với Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội nhằm làm rõ hơn chủ đề này.

Mở rộng dân chủ, tạo cơ chế đột phá cho tăng trưởng
Thể chế và phát triển

Mở rộng dân chủ, tạo cơ chế đột phá cho tăng trưởng

MAI VĂN NHIỀUỦy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Long An

Từ chủ động phối hợp tạo cơ chế đột phá thực thi hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, kiến tạo không gian và các động lực tăng trưởng mới đến nhiều cách làm sáng tạo trong giám sát, nhất là giải quyết trực diện các vấn đề cử tri kiến nghị và mở rộng dân chủ, lắng nghe ý tưởng, hiến kế từ Nhân dân… đã thể hiện rõ nét tinh thần trách nhiệm, đổi mới, hành động và hiệu quả của HĐND tỉnh Long An qua nửa nhiệm kỳ nhìn lại. Qua đó, đóng góp tích cực, quan trọng trong thể chế hóa, giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tại địa phương.

Thể chế thúc đẩy đổi mới giáo dục
Thể chế và phát triển

Thể chế thúc đẩy đổi mới giáo dục

Nghị quyết số 29-NQ/TW có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng ta: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN ĐẮC VINH cho biết, cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết 29, Quốc hội đã không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách, thúc đẩy đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đích đến là niềm tin, hạnh phúc của Nhân dân
Thể chế và phát triển

Đích đến là niềm tin, hạnh phúc của Nhân dân

Cùng với vị thế top 5 các địa phương có mức tăng trưởng cao nhất cả nước, việc ban hành các quyết sách về an sinh xã hội với những cơ chế, chính sách đặc thù có tính vượt trội là nhân tố tiên quyết giúp thành phố Hải Phòng đứng trong tốp đầu cả nước, tạo sự phát triển đột phá về lĩnh vực an sinh xã hội. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập chia sẻ: đích đến trong các hoạt động của chính quyền địa phương, nhất là của đại biểu, cơ quan dân cử là sự phát triển nhanh, bền vững của thành phố, trên hết cả là niềm tin, hạnh phúc của người dân. HĐND thành phố luôn lắng nghe, đi đến cùng việc thực hiện các đề xuất, kiến nghị chính đáng của cử tri và Nhân dân.

Xứng đáng vai trò nòng cốt tham mưu, phục vụ công tác bầu cử
Thể chế và phát triển

Xứng đáng vai trò nòng cốt tham mưu, phục vụ công tác bầu cử

Cùng với tập trung công tác quy hoạch và bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho đội ngũ cán bộ được quy hoạch để tạo nguồn nhân sự chất lượng nhất; phát huy vai trò “cầu nối” giữa Quốc hội với HĐND, theo Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh: Năm 2024, Ban sẽ tiếp tục đổi mới phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng và tiến độ hoàn thành các đề án, nghị quyết được giao để hai năm cuối nhiệm kỳ sẽ tập trung phục vụ bầu cử, tiếp tục xứng đáng với trọng trách cơ quan nòng cốt tham mưu, phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Khẳng định vị thế và “sức mạnh mềm” của ngoại giao nghị viện
Diễn đàn Quốc hội

Khẳng định vị thế và “sức mạnh mềm” của ngoại giao nghị viện

Năm 2023 là một năm bận rộn, vất vả nhưng cũng rất thành công của Quốc hội. Đóng góp vào thành công chung đó, hoạt động ngoại giao nghị viện đã diễn ra sôi động, tích cực, đa dạng, toàn diện, hiệu quả trên các bình diện song phương và đa phương. Trong đó, có những sự kiện được bạn bè quốc tế đánh giá là "hoàn hảo", thành công vượt bậc, là điểm nhấn nổi trội trong một năm ngoại giao nghị viện sôi động nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay. Những kết quả đó góp phần khẳng định, làm nổi bật vị thế và "sức mạnh mềm" của ngoại giao nghị viện - một trong ba trụ cột được Đảng ta xác định nhất quán để xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại.

Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi vớinguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Đại sứ NGÔ QUANG XUÂN để làm rõ hơn chủ đề này. 

Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững
Thể chế và phát triển

Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững

Năm 2023 là năm Quốc hội tiếp tục có nhiều dấu ấn trong công tác xây dựng pháp luật. Trong đó, có những công việc lần đầu tiên được tiến hành nhằm gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với tổ chức thi hành pháp luật, hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Trước thềm Xuân mới Giáp Thìn 2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội NGUYỄN KHẮC ĐỊNH đã dành cho Báo Đại biểu Nhân dân cuộc trao đổi về chủ đề này. 

Thế Nước Rồng bay
Thể chế và phát triển

Thế Nước Rồng bay

Khi cùng nhân loại bước vào năm 2023, Việt Nam dù đối mặt với chồng chất bao khó khăn, thậm chí nan giải và tiếp tục giải quyết không ít thách thức gay gắt nhưng tất cả không thể làm nguội lạnh những khát vọng phát triển của năm 2022 và càng không thể làm lụi tắt ngọn lửa cả dân tộc hành động vì hạnh phúc của mình và nhân loại.

Hành trang quý, vốn sống sinh động mang đến nghị trường
Thể chế và phát triển

Hành trang quý, vốn sống sinh động mang đến nghị trường

Cùng với thực hiện tốt hoạt động giám sát, HĐND tỉnh Phú Yên đặc biệt chú trọng công tác tiếp dân, đôn đốc xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC TỈNH ỦY, CHỦ TỊCH HĐND TỈNH CAO THỊ HÒA AN nhấn mạnh: Hoạt động tiếp công dân có thể ví như việc bắc những “nhịp cầu” trách nhiệm. Qua đó, những thông tin rất “nóng hổi”, thời sự từ những điều đang diễn ra xung quanh cuộc sống người dân đã trở thành hành trang quý, vốn sống sinh động để đại biểu mang đến nghị trường và thực hiện hai chức năng: giám sát, quyết định. Đây chính là cơ chế để đại biểu dân cử thực hiện tốt vai trò đại diện của mình.

Hoàn thiện thể chế bảo đảm quyền lực cơ quan dân cử
Diễn đàn

Hoàn thiện thể chế bảo đảm quyền lực cơ quan dân cử

Nhờ được thể chế hóa cụ thể nên hoạt động của HĐND các cấp đã góp phần quan trọng cùng hệ thống chính trị phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân, chung sức đồng lòng xây dựng địa phương bứt phá từ những “đôi cánh” mang tên quyết sách. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập về mặt thể chế, tạo ra những rào cản khiến HĐND, nhất là HĐND cấp huyện, xã chưa thực hiện tròn vai để góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng, phát triển bền vững của địa phương như kỳ vọng.

Bảo đảm mọi người dân Vĩnh Phúc đều được thụ hưởng thành quả của phát triển
Thể chế và phát triển

Bảo đảm mọi người dân Vĩnh Phúc đều được thụ hưởng thành quả của phát triển

Vĩnh Phúc - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, nơi khởi nguồn của nhiều tư duy đổi mới, sáng tạo và tiên phong - nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.

Với quan điểm nhất quán và xuyên suốt “mục tiêu phát triển kinh tế cũng nhằm mục tiêu phát triển văn hóa, xã hội, phát triển con người”, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã chủ động đề xuất và ban hành các nghị quyết và cơ chế, chính sách nhằm nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, làng văn hóa kiểu mẫu.

Sức mạnh vô song khi ý Đảng, lòng Dân gặp nhau
Thể chế và phát triển

Sức mạnh vô song khi ý Đảng, lòng Dân gặp nhau

Những buổi đi tiếp xúc cử tri ở xã vùng sâu khi chưa có đường ô tô, phải đi bằng ghe, len giữa những tán dừa nước biếc xanh. Đến nơi, bà con đã ngồi kín hội trường, vỗ tay rầm rầm chào đón; mặc giá buốt, cử tri đã về tề tựu ở phòng họp của UBND huyện nghe báo cáo. Không chỉ kiến nghị, còn có khá nhiều hiến kế về phương cách phát triển… Là đại biểu Quốc hội do cử tri bầu ra, tôi càng thấm thía, cuộc sống thực tiễn là trường học lớn, giúp mỗi đại biểu hiểu được tâm tư, nguyện vọng đích thực của cử tri. Và, một khi ý Đảng, lòng Dân gặp nhau thì biến thành sức mạnh vô song!

Hoạt động của Quốc hội năm Giáp Thìn 1964 và những dấu ấn
Diễn đàn Quốc hội

Hoạt động của Quốc hội năm Giáp Thìn 1964 và những dấu ấn

Ts. Bùi Ngọc Thanh- Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Tròn 60 năm về trước, Giáp Thìn 1964 là năm nối tiếp giữa 2 khóa Quốc hội. Khóa II (1960 - 1964) sắp kết thúc và Khóa III (1964 - 1971) đang bắt đầu từ công đoạn bầu cử. Ngày 24.2.1964, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa II đã quyết định: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa III là ngày chủ nhật, 26.4.1964.

Quảng Bình đột phá đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển
Thể chế và phát triển

Quảng Bình đột phá đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển

Phát huy truyền thống quê hương, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn chưa có tiền lệ nhưng bằng tinh thần trách nhiệm, quyết tâm, tỉnh Quảng Bình đã đạt được một số chỉ tiêu cơ bản qua nửa nhiệm kỳ với nhiều điểm sáng nổi bật, không chỉ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng mà còn đặc biệt chú trọng bảo đảm an sinh xã hội. Nhấn mạnh nội dung này, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh VŨ ĐẠI THẮNG cho biết: Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng phát triển, năm 2024, tỉnh tập trung cao độ cho khâu đột phá đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển.

Cải cách thể chế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Diễn đàn

Cải cách thể chế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Trước yêu cầu mới, vấn đề xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, là một trong ba đột phá chiến lược phát triển đất nước bền vững. Cử tri và Nhân dân kỳ vọng sớm hoàn thiện cơ chế tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng chống hiệu quả và xử nghiêm nạn tiêu cực, tham nhũng, "lợi ích nhóm", tha hóa quyền lực. Đề cao giá trị đạo đức trong cơ chế thực thi công vụ và pháp luật gắn với thể chế, chính sách đãi ngộ, khuyến khích, bảo vệ cán bộ vì dân, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Xuân ấm trên rẻo cao
Thể chế và phát triển

Xuân ấm trên rẻo cao

Khi cánh hoa đào, hoa mận bung nở trên những triền đồi là lúc xuân đã về với các bản làng vùng cao. Nhờ sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, cuộc sống đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang khởi sắc từng ngày. Đây chính là động lực để Hòa Bình tiếp tục bứt phá, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ…

Khát vọng Tây Đô
Thể chế và phát triển

Khát vọng Tây Đô

TRẦN VIỆT TRƯỜNG- Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ 

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, thành phố Cần Thơ đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội, từng bước vươn lên trở thành trung tâm, động lực phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố đã, đang hướng đến tầm nhìn, tư duy mới, khát vọng xây dựng, đưa thành phố được mệnh danh là Tây Đô vươn lên tầm cao mới.

Đồng Nai theo đuổi phát triển có chọn lọc
Thể chế và phát triển

Đồng Nai theo đuổi phát triển có chọn lọc

"Sắp tới Đồng Nai sẽ thay đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng chọn lọc các nhà đầu tư có công nghệ tốt hơn, không thâm dụng lao động, nâng cao chất lượng lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động… Đây là thử thách mà lãnh đạo tỉnh và những nhà đầu tư mới phải nỗ lực" - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai NGUYỄN HỒNG LĨNH chia sẻ.

Ninh Bình hiện thực khát vọng “Đô thị di sản thiên niên kỷ”
Thể chế và phát triển

Ninh Bình hiện thực khát vọng “Đô thị di sản thiên niên kỷ”

Với tư duy phát triển hài hòa, bền vững, cùng các quyết sách “đúng và trúng”, Ninh Bình đang nỗ lực tiến gần đến mục tiêu trở thành tỉnh khá trong khu vực đồng bằng sông Hồng, cơ bản đạt các tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương, thực sự là trung tâm du lịch quốc gia, mang giá trị toàn cầu vào năm 2030…