Đồng Nai theo đuổi phát triển có chọn lọc

Đồng Nai theo đuổi phát triển có chọn lọc

"Sắp tới Đồng Nai sẽ thay đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng chọn lọc các nhà đầu tư có công nghệ tốt hơn, không thâm dụng lao động, nâng cao chất lượng lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động… Đây là thử thách mà lãnh đạo tỉnh và những nhà đầu tư mới phải nỗ lực" - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai NGUYỄN HỒNG LĨNH chia sẻ.

Giữ vững đoàn kết, quyết tâm đổi mới

- Điều gì khiến ông cảm thấy hài lòng nhất khi nhìn lại nửa đầu nhiệm kỳ (2021 - 2023) đầy khó khăn, thách thức, nhất là đại dịch Covid-19?

- Vâng, chắc chắn đó là sự đoàn kết, thống nhất, nỗ lực đổi mới, dám nghĩ, dám làm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh. Nhờ đó, chúng tôi đã bước đầu đạt được những kết quả quan trọng; được Nhân dân tin tưởng, ghi nhận, đồng tình ủng hộ.

Thành quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh từ 2021 - 2023 tăng 6,79% - tuy thấp hơn so với Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh (8,5%) nhưng vẫn thuộc nhóm tăng trưởng cao của cả nước. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp, phát triển đồng bộ, chất lượng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Trong đó, chúng tôi đã hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng giai đoạn 1 cho Tổng Công ty cảng Hàng không Việt Nam để triển khai dự án sân bay Long Thành với tổng diện tích 2.532ha, đạt tỷ lệ 100%; cơ bản hoàn thành việc thu hồi đất giai đoạn hai 2.400ha; khởi công xây dựng hai gói thầu Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Đồng thời, phối hợp triển khai nhiều công trình, dự án quan trọng như Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết (đã đưa vào sử dụng - PV), Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, Cầu Phước An, đường T1, T2 kết nối sân bay Long Thành...

Chúng tôi cũng rất quan tâm đến chất lượng tăng trưởng, phát triển theo hướng bền vững, theo xu hướng chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu, đồng bộ các ngành và lĩnh vực, trong đó tập trung các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế, thúc đẩy gia tăng năng suất các nhân tố tổng hợp TFP.

- Người dân được hưởng lợi như thế nào từ thành quả tăng trưởng đó, thưa ông?

- Có thể khẳng định, đời sống nhân dân tỉnh Đồng Nai không ngừng được cải thiện. Chất lượng sống của người dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 của Đồng Nai đạt gần 140 triệu đồng/người. Tỉnh đã thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; thực hiện đồng bộ các giải pháp chăm sóc sức khỏe nhân dân; từng bước cải thiện môi trường sống, chất lượng không khí, chất lượng môi trường. Chúng tôi cũng ưu tiên bố trí các công trình sinh hoạt cộng đồng, tạo được nhiều không gian sống chất lượng cho người dân như công viên, bãi đậu xe, khu vui chơi giải trí công cộng, nơi để rèn luyện sức khỏe, luyện tập thể dục thể thao… Tỷ lệ hộ nghèo giảm, hướng tới giảm nghèo bền vững.

Đặc biệt, là địa phương có số lượng công nhân cao, chúng tôi chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, nhà cho người thu nhập thấp; kêu gọi đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, giảm dần các khu nhà trọ công nhân không đạt quy chuẩn. Hiện, Đồng Nai đã dành nhiều quỹ đất thu hút nhà đầu tư để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của công nhân. Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2030 xây dựng ít nhất 50.000 căn, đến 2030 đáp ứng 28% nhu cầu nhà ở xã hội cho người dân. Riêng trong năm 2021, đã xây dựng 273 căn; năm 2022: 200 căn; năm 2023: 472 căn và đang chuẩn bị các dự án mới cho năm 2024.

Đồng Nai theo đuổi phát triển có chọn lọc -0
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đã thăm, làm việc với chủ đầu tư Khu công nghiệp (KCN) Công nghệ cao Long Thành và KCN Lộc An - Bình Sơn thuộc H.Long Thành.

Phát triển có chọn lọc, lấy người dân làm trung tâm

- Bên cạnh thành quả tăng trưởng, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và cá nhân ông đang trăn trở về những vấn đề gì?

- Dù đã đạt được một số kết quả tích cực, song chúng tôi cũng nhận thấy rằng, kinh tế tăng trưởng cao nhưng chưa thực sự bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Cụ thể là chất lượng thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) không cao. Thu hút nhiều, nhưng chủ yếu các dự án hỗn hợp, hàm lượng khoa học - công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động phổ thông nên giá trị gia tăng tạo ra thấp, dẫn đến đóng góp vào ngân sách chưa cao. Các khu công nghiệp phát triển nhanh nhưng chưa được chọn lọc, dẫn đến tình trạng quỹ đất công nghiệp không còn nhiều, khó thu hút các nhà đầu tư lớn.

Hạ tầng xã hội cũng là một vấn đề đặt ra đối với Đồng Nai. Sự gia tăng nhanh chóng dân số cơ học và người lao động nhập cư trên địa bàn dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết an sinh xã hội; gây quá tải cho giáo dục, y tế và các thiết chế văn hóa, thể thao, nhu cầu nhà ở xã hội bị quá tải, tác động tiêu cực đến môi trường sống...

Trong bối cảnh như vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng và an sinh xã hội từng giai đoạn thì nguồn lực tài chính là một trong những yếu tố quyết định. Đồng Nai trong nhiều năm luôn là đơn vị đóng góp ngân sách nhà nước lớn nhưng nguồn lực tài chính được giữ lại còn chưa tương xứng, chưa bảo đảm để đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

"Chúng tôi sẽ xây dựng chính quyền Đồng Nai là một chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ. Xây dựng tỉnh Đồng Nai là đô thị đẳng cấp, đáng sống!" 

 Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh

-Vậy tỉnh có đối sách nào cho những vấn đề này?

- Báo cáo lập Quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thông qua. Trong đó, nêu rõ quan điểm: (1) Lấy người dân làm trung tâm; (2) Phát triển có chọn lọc; (3) Phát huy thế mạnh, tiềm năng; (4) Hướng tới tương lai; (5) Phát triển bền vững. Với tư duy đột phá, phát huy tốt các tiềm năng và lợi thế, Đồng Nai xác định đến 2050 sẽ là một trong các cực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam, đi đầu trong phát triển công nghiệp tạo giá trị cao; là đầu mối giao thương quốc tế và đô thị đẳng cấp, đáng sống; nơi tập trung trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm, thúc đẩy thực hiện hiệu quả mục tiêu phát thải trung tính "Net-Zero 2050".

Đặc biệt, chúng tôi sẽ thay đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng chọn lọc các nhà đầu tư có công nghệ tốt hơn, không thâm dụng lao động, nâng cao chất lượng lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đây là thử thách mà lãnh đạo tỉnh và những nhà đầu tư mới phải nỗ lực. Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành nghị quyết về xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, với mục tiêu giai đoạn 2020 - 2025 phấn đấu xây dựng khoảng 10.000 căn nhà ở xã hội, từng bước đưa công nhân rời các khu nhà trọ ẩm thấp, chật chội.

Đặc biệt năm 2024, chúng tôi sẽ phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công bảo đảm khoa học, có tính khả thi cao; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, làm việc "cầm chừng"... nhằm thúc đẩy giải ngân đầu tư công.

-Phát triển bền vững, có chọn lọc và lấy người dân làm trung tâm phải gắn liền với bảo vệ môi trường. Tỉnh định hướng như thế nào về nhiệm vụ quan trọng nhưng không hề dễ dàng này?

- Để phục hồi môi trường và tiến tới kiểm soát hiệu quả vấn đề môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững, cần nỗ lực kiểm soát các dự án mới. Các dự án mới đầu tư vào tỉnh phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) phải chuẩn mực. Đồng thời, có lộ trình, quyết liệt và từng bước xử lý vi phạm về môi trường của các dự án cũ không đáp ứng yêu cầu.

- Xin cảm ơn ông!

Thái Bình thực hiện

Đồng Nai theo đuổi phát triển có chọn lọc -0

Thể chế và phát triển

Lập pháp vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển
Thể chế và phát triển

Lập pháp vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển

Xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược tiếp tục được khẳng định trong các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta. Để thực hiện hiệu quả đột phá này, điều kiện tiên quyết là hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phải đầy đủ, đồng bộ, thực sự hiệu lực, hiệu quả. Trên tinh thần này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Lập pháp phải vì cuộc sống, phải dẫn dắt và kiến tạo sự phát triển. Trước thềm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi bàn tròn với Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc hội nhằm làm rõ hơn chủ đề này.

Mở rộng dân chủ, tạo cơ chế đột phá cho tăng trưởng
Thể chế và phát triển

Mở rộng dân chủ, tạo cơ chế đột phá cho tăng trưởng

MAI VĂN NHIỀUỦy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Long An

Từ chủ động phối hợp tạo cơ chế đột phá thực thi hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, kiến tạo không gian và các động lực tăng trưởng mới đến nhiều cách làm sáng tạo trong giám sát, nhất là giải quyết trực diện các vấn đề cử tri kiến nghị và mở rộng dân chủ, lắng nghe ý tưởng, hiến kế từ Nhân dân… đã thể hiện rõ nét tinh thần trách nhiệm, đổi mới, hành động và hiệu quả của HĐND tỉnh Long An qua nửa nhiệm kỳ nhìn lại. Qua đó, đóng góp tích cực, quan trọng trong thể chế hóa, giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tại địa phương.

Thể chế thúc đẩy đổi mới giáo dục
Thể chế và phát triển

Thể chế thúc đẩy đổi mới giáo dục

Nghị quyết số 29-NQ/TW có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng ta: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN ĐẮC VINH cho biết, cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết 29, Quốc hội đã không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách, thúc đẩy đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Đích đến là niềm tin, hạnh phúc của Nhân dân
Thể chế và phát triển

Đích đến là niềm tin, hạnh phúc của Nhân dân

Cùng với vị thế top 5 các địa phương có mức tăng trưởng cao nhất cả nước, việc ban hành các quyết sách về an sinh xã hội với những cơ chế, chính sách đặc thù có tính vượt trội là nhân tố tiên quyết giúp thành phố Hải Phòng đứng trong tốp đầu cả nước, tạo sự phát triển đột phá về lĩnh vực an sinh xã hội. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Văn Lập chia sẻ: đích đến trong các hoạt động của chính quyền địa phương, nhất là của đại biểu, cơ quan dân cử là sự phát triển nhanh, bền vững của thành phố, trên hết cả là niềm tin, hạnh phúc của người dân. HĐND thành phố luôn lắng nghe, đi đến cùng việc thực hiện các đề xuất, kiến nghị chính đáng của cử tri và Nhân dân.

Xứng đáng vai trò nòng cốt tham mưu, phục vụ công tác bầu cử
Thể chế và phát triển

Xứng đáng vai trò nòng cốt tham mưu, phục vụ công tác bầu cử

Cùng với tập trung công tác quy hoạch và bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức cho đội ngũ cán bộ được quy hoạch để tạo nguồn nhân sự chất lượng nhất; phát huy vai trò “cầu nối” giữa Quốc hội với HĐND, theo Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thị Thanh: Năm 2024, Ban sẽ tiếp tục đổi mới phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng và tiến độ hoàn thành các đề án, nghị quyết được giao để hai năm cuối nhiệm kỳ sẽ tập trung phục vụ bầu cử, tiếp tục xứng đáng với trọng trách cơ quan nòng cốt tham mưu, phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Khẳng định vị thế và “sức mạnh mềm” của ngoại giao nghị viện
Diễn đàn Quốc hội

Khẳng định vị thế và “sức mạnh mềm” của ngoại giao nghị viện

Năm 2023 là một năm bận rộn, vất vả nhưng cũng rất thành công của Quốc hội. Đóng góp vào thành công chung đó, hoạt động ngoại giao nghị viện đã diễn ra sôi động, tích cực, đa dạng, toàn diện, hiệu quả trên các bình diện song phương và đa phương. Trong đó, có những sự kiện được bạn bè quốc tế đánh giá là "hoàn hảo", thành công vượt bậc, là điểm nhấn nổi trội trong một năm ngoại giao nghị viện sôi động nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay. Những kết quả đó góp phần khẳng định, làm nổi bật vị thế và "sức mạnh mềm" của ngoại giao nghị viện - một trong ba trụ cột được Đảng ta xác định nhất quán để xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại.

Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi vớinguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Đại sứ NGÔ QUANG XUÂN để làm rõ hơn chủ đề này. 

Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững
Thể chế và phát triển

Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững

Năm 2023 là năm Quốc hội tiếp tục có nhiều dấu ấn trong công tác xây dựng pháp luật. Trong đó, có những công việc lần đầu tiên được tiến hành nhằm gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng với tổ chức thi hành pháp luật, hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Trước thềm Xuân mới Giáp Thìn 2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội NGUYỄN KHẮC ĐỊNH đã dành cho Báo Đại biểu Nhân dân cuộc trao đổi về chủ đề này. 

Thế Nước Rồng bay
Thể chế và phát triển

Thế Nước Rồng bay

Khi cùng nhân loại bước vào năm 2023, Việt Nam dù đối mặt với chồng chất bao khó khăn, thậm chí nan giải và tiếp tục giải quyết không ít thách thức gay gắt nhưng tất cả không thể làm nguội lạnh những khát vọng phát triển của năm 2022 và càng không thể làm lụi tắt ngọn lửa cả dân tộc hành động vì hạnh phúc của mình và nhân loại.

Hành trang quý, vốn sống sinh động mang đến nghị trường
Thể chế và phát triển

Hành trang quý, vốn sống sinh động mang đến nghị trường

Cùng với thực hiện tốt hoạt động giám sát, HĐND tỉnh Phú Yên đặc biệt chú trọng công tác tiếp dân, đôn đốc xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC TỈNH ỦY, CHỦ TỊCH HĐND TỈNH CAO THỊ HÒA AN nhấn mạnh: Hoạt động tiếp công dân có thể ví như việc bắc những “nhịp cầu” trách nhiệm. Qua đó, những thông tin rất “nóng hổi”, thời sự từ những điều đang diễn ra xung quanh cuộc sống người dân đã trở thành hành trang quý, vốn sống sinh động để đại biểu mang đến nghị trường và thực hiện hai chức năng: giám sát, quyết định. Đây chính là cơ chế để đại biểu dân cử thực hiện tốt vai trò đại diện của mình.

Hoàn thiện thể chế bảo đảm quyền lực cơ quan dân cử
Diễn đàn

Hoàn thiện thể chế bảo đảm quyền lực cơ quan dân cử

Nhờ được thể chế hóa cụ thể nên hoạt động của HĐND các cấp đã góp phần quan trọng cùng hệ thống chính trị phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân, chung sức đồng lòng xây dựng địa phương bứt phá từ những “đôi cánh” mang tên quyết sách. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập về mặt thể chế, tạo ra những rào cản khiến HĐND, nhất là HĐND cấp huyện, xã chưa thực hiện tròn vai để góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng, phát triển bền vững của địa phương như kỳ vọng.

Đặt mình vào người lao động để lắng nghe và thấu hiểu
Thể chế và phát triển

Đặt mình vào người lao động để lắng nghe và thấu hiểu

Luật Bảo hiểm xã hội lần này được sửa đổi cơ bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu thể chế hóa các nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội tại Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật, giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn. Tạo khung pháp lý thông thoáng, linh hoạt hơn. Đồng thời, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là một luật chuyên ngành đặc thù, gắn với quyền lợi của hàng chục triệu người, bảo đảm an sinh cho người lao động nghỉ hưu.

Bảo đảm mọi người dân Vĩnh Phúc đều được thụ hưởng thành quả của phát triển
Thể chế và phát triển

Bảo đảm mọi người dân Vĩnh Phúc đều được thụ hưởng thành quả của phát triển

Vĩnh Phúc - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, nơi khởi nguồn của nhiều tư duy đổi mới, sáng tạo và tiên phong - nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.

Với quan điểm nhất quán và xuyên suốt “mục tiêu phát triển kinh tế cũng nhằm mục tiêu phát triển văn hóa, xã hội, phát triển con người”, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã chủ động đề xuất và ban hành các nghị quyết và cơ chế, chính sách nhằm nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, làng văn hóa kiểu mẫu.

Sức mạnh vô song khi ý Đảng, lòng Dân gặp nhau
Thể chế và phát triển

Sức mạnh vô song khi ý Đảng, lòng Dân gặp nhau

Những buổi đi tiếp xúc cử tri ở xã vùng sâu khi chưa có đường ô tô, phải đi bằng ghe, len giữa những tán dừa nước biếc xanh. Đến nơi, bà con đã ngồi kín hội trường, vỗ tay rầm rầm chào đón; mặc giá buốt, cử tri đã về tề tựu ở phòng họp của UBND huyện nghe báo cáo. Không chỉ kiến nghị, còn có khá nhiều hiến kế về phương cách phát triển… Là đại biểu Quốc hội do cử tri bầu ra, tôi càng thấm thía, cuộc sống thực tiễn là trường học lớn, giúp mỗi đại biểu hiểu được tâm tư, nguyện vọng đích thực của cử tri. Và, một khi ý Đảng, lòng Dân gặp nhau thì biến thành sức mạnh vô song!

Hoạt động của Quốc hội năm Giáp Thìn 1964 và những dấu ấn
Diễn đàn Quốc hội

Hoạt động của Quốc hội năm Giáp Thìn 1964 và những dấu ấn

Ts. Bùi Ngọc Thanh- Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Tròn 60 năm về trước, Giáp Thìn 1964 là năm nối tiếp giữa 2 khóa Quốc hội. Khóa II (1960 - 1964) sắp kết thúc và Khóa III (1964 - 1971) đang bắt đầu từ công đoạn bầu cử. Ngày 24.2.1964, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa II đã quyết định: Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa III là ngày chủ nhật, 26.4.1964.

Quảng Bình đột phá đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển
Thể chế và phát triển

Quảng Bình đột phá đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển

Phát huy truyền thống quê hương, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn chưa có tiền lệ nhưng bằng tinh thần trách nhiệm, quyết tâm, tỉnh Quảng Bình đã đạt được một số chỉ tiêu cơ bản qua nửa nhiệm kỳ với nhiều điểm sáng nổi bật, không chỉ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng mà còn đặc biệt chú trọng bảo đảm an sinh xã hội. Nhấn mạnh nội dung này, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh VŨ ĐẠI THẮNG cho biết: Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng phát triển, năm 2024, tỉnh tập trung cao độ cho khâu đột phá đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển.

Cải cách thể chế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Diễn đàn

Cải cách thể chế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Trước yêu cầu mới, vấn đề xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, là một trong ba đột phá chiến lược phát triển đất nước bền vững. Cử tri và Nhân dân kỳ vọng sớm hoàn thiện cơ chế tăng cường giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng chống hiệu quả và xử nghiêm nạn tiêu cực, tham nhũng, "lợi ích nhóm", tha hóa quyền lực. Đề cao giá trị đạo đức trong cơ chế thực thi công vụ và pháp luật gắn với thể chế, chính sách đãi ngộ, khuyến khích, bảo vệ cán bộ vì dân, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Xuân ấm trên rẻo cao
Thể chế và phát triển

Xuân ấm trên rẻo cao

Khi cánh hoa đào, hoa mận bung nở trên những triền đồi là lúc xuân đã về với các bản làng vùng cao. Nhờ sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, cuộc sống đồng bào các dân tộc, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang khởi sắc từng ngày. Đây chính là động lực để Hòa Bình tiếp tục bứt phá, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ…

Khát vọng Tây Đô
Thể chế và phát triển

Khát vọng Tây Đô

TRẦN VIỆT TRƯỜNG- Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ 

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, thành phố Cần Thơ đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa, xã hội, từng bước vươn lên trở thành trung tâm, động lực phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố đã, đang hướng đến tầm nhìn, tư duy mới, khát vọng xây dựng, đưa thành phố được mệnh danh là Tây Đô vươn lên tầm cao mới.

Ninh Bình hiện thực khát vọng “Đô thị di sản thiên niên kỷ”
Thể chế và phát triển

Ninh Bình hiện thực khát vọng “Đô thị di sản thiên niên kỷ”

Với tư duy phát triển hài hòa, bền vững, cùng các quyết sách “đúng và trúng”, Ninh Bình đang nỗ lực tiến gần đến mục tiêu trở thành tỉnh khá trong khu vực đồng bằng sông Hồng, cơ bản đạt các tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương, thực sự là trung tâm du lịch quốc gia, mang giá trị toàn cầu vào năm 2030…