Quốc hội thông qua Nghị quyết về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Sáu, sáng nay, 29.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu với 462/463 đại biểu có mặt tán thành, chiếm 93,52% tổng số đại biểu Quốc hội.

Số thuế bổ sung được nộp vào ngân sách Trung ương

Theo đó, Nghị quyết quy định việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung đối với người nộp thuế theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Người nộp thuế gồm đơn vị hợp thành của tập đoàn đa quốc gia có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất 2 năm trong 4 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu euro (EUR) trở lên, trừ các trường hợp: các tổ chức của Chính phủ; tổ chức quốc tế; tổ chức phi lợi nhuận; quỹ hưu trí; quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao; tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao; tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức nêu trên; đối tượng được Chính phủ quy định chi tiết.

Nghị quyết cũng nêu rõ: đối với quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn, thời hạn nộp Tờ khai thông tin theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu, Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung kèm theo Bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính và thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung chậm nhất là 12 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính.

Đối với quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu, thời hạn nộp Tờ khai thông tin theo Quy định về thuế tối thiểu toàn cầu, Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung kèm theo Bản thuyết minh giải trình chênh lệch do khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán tài chính và thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung chậm nhất là 18 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính đối với năm đầu tiên tập đoàn thuộc đối tượng áp dụng; thời hạn chậm nhất là 15 tháng sau ngày kết thúc năm tài chính đối với các năm tiếp theo.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu được nộp vào ngân sách trung ương.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2024, áp dụng từ năm tài chính 2024.

Bảo đảm rõ ràng trong thực hiện

Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu rõ, về phạm vi điều chỉnh, một số ý kiến cho rằng, theo quy định về thuế tối tiểu toàn cầu, việc đánh thuế đối với các Khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu bắt đầu có hiệu lực từ 1.1.2025, song chưa được quy định trong dự thảo Nghị quyết. Vì vậy, đề nghị bổ sung nội dung này vào dự thảo Nghị quyết để có cơ sở áp dụng tại Việt Nam. Trong trường hợp dự thảo Nghị quyết không bổ sung nội dung này thì đề nghị đưa các quy định này vào Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), bảo đảm hiệu lực áp dụng từ năm tài chính 2025 để giữ được quyền thu khoản thuế này cho Việt Nam. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, cần nghiên cứu, đưa quy định nội dung này vào Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp khi sửa đổi. Theo đó, giao Chính phủ khẩn trương xây dựng hồ sơ dự án Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 để có thể áp dụng từ năm tài chính 2025, bảo đảm giữ được quyền đánh thuế đối với các Khoản thanh toán chịu thuế dưới mức tối thiểu của Việt Nam theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.

Về kê khai nộp thuế và chế tài thực hiện, có ý kiến cho rằng dự thảo Nghị quyết chưa có các nội dung quy định về công tác quản lý thu nộp như cách thức kê khai, nơi nộp thuế, chế tài trong trường hợp các doanh nghiệp không thực hiện. Đề nghị cân nhắc bổ sung các nội dung này để bảo đảm rõ ràng trong thực hiện.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đúng như ý kiến của các đại biểu Quốc hội, dự thảo Nghị quyết hiện chưa có các quy định cụ thể về nội dung quản lý thuế, ngoại trừ quy định về thời gian nộp các tờ khai và quy định việc thu khoản thuế tối thiểu toàn cầu này về ngân sách trung ương. Hiện cơ quan soạn thảo đang dự kiến việc quản lý thu thuế tối thiểu toàn cầu bổ sung sẽ được quản lý tập trung tại cơ quan Thuế trung ương thuộc Tổng cục Thuế, điều này là khác với các cơ chế quản lý thuế hiện hành; tuy nhiên, các quy định về xử lý vi phạm, chế tài xử lý có thể được áp dụng theo các quy định hiện hành của Luật Quản lý thuế. Các nội dung này sẽ cần được Chính phủ quy định chi tiết tại các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết.

Vì vậy, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị hoàn thiện dự thảo Nghị quyết theo hướng bổ sung vào Điều 6 nội dung về quản lý thuế và giao Chính phủ căn cứ các quy định về thuế tối thiểu toàn cầu (tại Điều 6) và Luật Quản lý thuế, quy định chi tiết về quản lý thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Đồng thời, đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị định để có thể sớm ban hành sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết, tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, đánh giá tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị đang được thực hiện tại một số địa phương, tiến tới đề xuất sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư
Thời sự Quốc hội

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư

Luật Đầu tư năm 2020 quy định những tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nhưng không làm rõ tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để bảo đảm khả năng huy động vốn thực hiện dự án nên không có cơ sở thẩm định. Do vậy, khi sửa đổi Luật Đầu tư, cần bổ sung quy định về tỷ lệ vốn này, ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề xuất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội hàm hoạt động chỉ đạo phòng không nhân dân

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 30.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân và thảo luận về những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự luật này. 

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Chính trị

Đánh giá tác động cụ thể việc áp dụng quy định về đấu thầu trước

Để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, thúc đẩy giải ngân, các đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét, bổ sung quy định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình thủy lợi, công trình đường điện và trạm biến áp để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Thảo luận tổ 15 sáng 30.10. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ hơn căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn

Sáng 30.10, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) đề nghị rà soát kỹ hơn các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục rút gọn để bảo đảm phân biệt được với các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục thông thường. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 30.10 - ảnh T. Chi
Chính trị

Xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng

Sáng 30.10, thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cơ bản nhất trí sự cần thiết xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, tố tụng và xét xử một số vụ án hình sự; đồng thời nhấn mạnh, việc xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng. 

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán
Thời sự Quốc hội

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán

Việc cho phép nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ thu giữ, phong tỏa tài sản là cách giải quyết linh hoạt. Tuy nhiên, theo ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa – Vũng Tàu), cần cân nhắc quy định rõ hơn về quyền sử dụng tài sản sau khi đã nộp tiền bảo đảm, đặc biệt là giới hạn về việc chuyển nhượng hoặc giao dịch tài sản trong giai đoạn này, để tránh tẩu tán.

toàn cảnh Phiên thảo luận Tổ 3
Thời sự Quốc hội

Thủ tục gọn nhẹ, công khai, minh bạch chính là chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng

Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi sáng 30.10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, tinh thần của Chính phủ trong dự án Luật là thủ tục phải đơn giản nhất có thể. Đích hướng đến là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, công khai, minh bạch được trình tự, thủ tục thì cũng bảo đảm xây dựng Chính phủ liêm chính, hạn chế xin - cho, nhũng nhiễu, phòng ngừa tham nhũng. Thủ tục gọn nhẹ chính là chống lãng phí. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) cho rằng, cần thiết phải sửa đổi để tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cập nhật một số nội dung để đáp ứng đòi hỏi của thực tế

Sáng 30.10, thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần cân nhắc cập nhật một số nội dung trong lần sửa đổi, bổ sung 4 Luật về đầu tư, quy hoạch và đấu thầu để đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống, nhất là bổ sung quy định về đấu thầu để ngăn chặn một số hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thấy rõ trong thời gian qua.

Quang cảnh họp tổ 14
Thời sự Quốc hội

Tránh thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 30.10, một số đại biểu cho rằng, khi có Nghị quyết này, các cơ quan có thẩm quyền tố tụng có thể linh hoạt sớm đưa vật chứng, tài sản trở lại lưu thông, phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, tránh bị hư hỏng, thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Rà soát kỹ để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật

Sáng 30.10, Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận Tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đã hứa trước Quốc hội thì phải có cam kết chính trị, quyết tâm thực hiện

"Các nội dung Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung tại Kỳ họp này thì Quốc hội ủng hộ, nhưng đồng thời phải có cam kết chính trị bảo đảm thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã hứa. Theo đó, dự án Luật sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm 3 vấn đề: một là, trình tự, thủ tục; hai là hồ sơ; ba là phải chất lượng. Việc gì đã chín, đã rõ thì Quốc hội thông qua, không cầu toàn, không nóng vội", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 30.10. 

Phải hỗ trợ nhà đầu tư nhanh nhất để không đánh mất cơ hội
Chính trị

Phải hỗ trợ nhà đầu tư nhanh nhất để không đánh mất cơ hội

Đề cập việc ông chủ Tập đoàn Nvidia đến Việt Nam rất sớm nhưng lại xây dựng trung tâm dữ liệu AI ở Indonesia; hay mới đây, Google quyết định đầu tư 1 tỷ USD xây dựng trung tâm dữ liệu ở Thái Lan, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) cho rằng, để không đánh mất cơ hội như thế, phải hỗ trợ các nhà đầu tư nhanh nhất.

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự
Thời sự Quốc hội

Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng

Sáng 30.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Phiên thảo luận tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Tiếp cận hài hòa, bảo đảm lợi ích lâu dài nhà nước và doanh nghiệp

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 30.10, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk.