Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, tố tụng và xét xử một số vụ án hình sự:

Xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng

Sáng 30.10, thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cơ bản nhất trí sự cần thiết xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, tố tụng và xét xử một số vụ án hình sự; đồng thời nhấn mạnh, việc xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng. 

Làm rõ khái niệm “vật chứng và tài sản”

Các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình xử lý vật chứng, tài sản liên quan đến các vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án tham nhũng, kinh tế. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nêu một số vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung, làm rõ thêm trong dự thảo Nghị quyết nhằm bảo đảm tính khả thi, phù hợp với pháp luật hiện hành và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.

avatar
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 30.10. Ảnh: T. Chi

Băn khoăn về khái niệm “vật chứng và tài sản”, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa nêu vấn đề, ở đây có quan hệ giữa vật chứng và tài sản. Nếu là vật chứng thì hiện nay Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định rõ khái niệm này và cũng quy định rõ các nội dung liên quan gồm: ai xử lý vật chứng, xử lý như thế nào, tài sản hoặc vật chứng gồm những gì và các loại tài sản đó thì từng bước xử lý như thế nào, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát xử lý thế nào…

“Ở đây đưa cụm từ “tài sản” vào có nghĩa là không phải là vật chứng, không phải là vật chứng thì không chịu sự điều chỉnh của pháp luật hình sự, mà tài sản thì rất rộng, rất mênh mông”. Đặt vấn đề này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng đề nghị, dự thảo Nghị quyết cần cụ thể hóa thêm khái niệm “vật chứng và tài sản”.

Đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn về quyền định đoạt và quyền quyết định đối với tài sản của những người bị tố giác, nghi can, bị can, bị cáo, người bị kết án ở các giai đoạn khác nhau của quá trình xử lý hình sự phù hợp với nguyên tắc suy đoán vô tội như thế nào?

Theo nguyên tắc chung về suy đoán vô tội, nếu chưa có bản án có hiệu lực của Tòa án thì người bị tố giác, nghi can vẫn được đối xử như người vô tội. “Bây giờ, tài sản của người ta thì như thế nào?”. Đặt câu hỏi này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu rõ, tài sản là vật chứng thì xử lý theo Bộ Luật Tố tụng hình sự, còn tài sản không phải là vật chứng thì xử lý thế nào? Dự thảo Nghị quyết chưa làm rõ việc xử lý tài sản của những người bị tố giác, nghi can, bị can, bị cáo, người bị kết án được áp dụng trong các giai đoạn khác nhau của quá trình xử lý hình sự để bảo đảm quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu và quyền quyết định của các người đại diện theo pháp luật của các pháp nhân.

Bảo đảm hài hòa lợi ích

ĐBQH Dương Văn Thăng cũng đề nghị rà soát phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết liên quan đến thời điểm áp dụng biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong giai đoạn điều tra, bảo đảm đúng với Kết luận số 87 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 53 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thông báo số 4411 ngày 17.10.2024 và kết luận kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp ngày 14.10.2024.

Theo đó, nội dung về xử lý vật chứng, tài sản chỉ nên áp dụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. "Việc xử lý vật chứng, tài sản của người chưa bị buộc tội có thể dẫn đến xâm phạm quyền tài sản theo quy định tại khoản 3, Điều 51 Hiến pháp. Do đó, việc xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng, bởi giai đoạn này chưa biết có khởi tố vụ án cũng như khởi tố bị can hay không", đại biểu Dương Văn Thăng nhấn mạnh.

Kết luận số 87 của Bộ Chính trị cũng nêu vấn đề xây dựng cơ chế xử lý vật chứng, tài sản bị tạm giữ ở kê biên và phong tỏa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án, vụ việc. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1, Điều 3 dự thảo Nghị quyết thì việc xử lý vật chứng, tài sản mới được áp dụng đối với vật chứng là tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa. Điều này có nghĩa là các vật chứng, tài sản này đã áp dụng biện pháp ngăn chặn trước đó rồi.

Cũng theo quy định tại Khoản 3, Điều 147 và Điều 160 Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành thì giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân không có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn. Về biện pháp xử lý bằng chứng thì theo quy định tại Điều 36, Điều 128, Điều 129 của Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan thực hiện tố tụng áp dụng các biện pháp kê biên, phong tỏa tài sản đối với bị can, bị cáo, tức là sau khi có quyết định khởi tố bị can.

Về nguyên tắc thực hiện, đại biểu Dương Văn Thăng đề nghị, bổ sung các nguyên tắc sau vào Điều 2 dự thảo Nghị quyết: phải bảo đảm không phát sinh tranh chấp, vụ án khác và bảo đảm hài hòa các lợi ích của Nhà nước cũng như quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cơ quan, tổ chức và cá nhân. Đối với vật mang dấu vết của tội phạm, là căn cứ để xác định tội danh, trách nhiệm hình sự thì việc áp dụng biện pháp xử lý vật chứng của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân phải bảo đảm giá trị chứng minh của vật chứng đó để Tòa án xét xử và giải quyết vụ án, tránh làm oan người không có tội cũng như tránh bỏ lọt thủ phạm.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội hàm hoạt động chỉ đạo phòng không nhân dân

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 30.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân và thảo luận về những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự luật này. 

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Sự kiện nổi bật

Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp về kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực

Chiều 30.10, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã chủ trì họp báo thông báo kết quả cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Chính trị

Đánh giá tác động cụ thể việc áp dụng quy định về đấu thầu trước

Để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, thúc đẩy giải ngân, các đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét, bổ sung quy định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình thủy lợi, công trình đường điện và trạm biến áp để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Thảo luận tổ 15 sáng 30.10. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ hơn căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn

Sáng 30.10, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) đề nghị rà soát kỹ hơn các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục rút gọn để bảo đảm phân biệt được với các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục thông thường. 

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán
Thời sự Quốc hội

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán

Việc cho phép nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ thu giữ, phong tỏa tài sản là cách giải quyết linh hoạt. Tuy nhiên, theo ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa – Vũng Tàu), cần cân nhắc quy định rõ hơn về quyền sử dụng tài sản sau khi đã nộp tiền bảo đảm, đặc biệt là giới hạn về việc chuyển nhượng hoặc giao dịch tài sản trong giai đoạn này, để tránh tẩu tán.

toàn cảnh Phiên thảo luận Tổ 3
Thời sự Quốc hội

Thủ tục gọn nhẹ, công khai, minh bạch chính là chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng

Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi sáng 30.10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, tinh thần của Chính phủ trong dự án Luật là thủ tục phải đơn giản nhất có thể. Đích hướng đến là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, công khai, minh bạch được trình tự, thủ tục thì cũng bảo đảm xây dựng Chính phủ liêm chính, hạn chế xin - cho, nhũng nhiễu, phòng ngừa tham nhũng. Thủ tục gọn nhẹ chính là chống lãng phí. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các ĐBQH tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) cho rằng, cần thiết phải sửa đổi để tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực y tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cập nhật một số nội dung để đáp ứng đòi hỏi của thực tế

Sáng 30.10, thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần cân nhắc cập nhật một số nội dung trong lần sửa đổi, bổ sung 4 Luật về đầu tư, quy hoạch và đấu thầu để đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống, nhất là bổ sung quy định về đấu thầu để ngăn chặn một số hiện tượng tiêu cực xảy ra đã thấy rõ trong thời gian qua.

Quang cảnh họp tổ 14
Thời sự Quốc hội

Tránh thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 30.10, một số đại biểu cho rằng, khi có Nghị quyết này, các cơ quan có thẩm quyền tố tụng có thể linh hoạt sớm đưa vật chứng, tài sản trở lại lưu thông, phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, tránh bị hư hỏng, thất thoát, lãng phí, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Rà soát kỹ để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật

Sáng 30.10, Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận Tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đã hứa trước Quốc hội thì phải có cam kết chính trị, quyết tâm thực hiện

"Các nội dung Chính phủ đề nghị sửa đổi, bổ sung tại Kỳ họp này thì Quốc hội ủng hộ, nhưng đồng thời phải có cam kết chính trị bảo đảm thực hiện nghiêm túc những vấn đề đã hứa. Theo đó, dự án Luật sửa đổi, bổ sung phải bảo đảm 3 vấn đề: một là, trình tự, thủ tục; hai là hồ sơ; ba là phải chất lượng. Việc gì đã chín, đã rõ thì Quốc hội thông qua, không cầu toàn, không nóng vội", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 30.10. 

Phải hỗ trợ nhà đầu tư nhanh nhất để không đánh mất cơ hội
Chính trị

Phải hỗ trợ nhà đầu tư nhanh nhất để không đánh mất cơ hội

Đề cập việc ông chủ Tập đoàn Nvidia đến Việt Nam rất sớm nhưng lại xây dựng trung tâm dữ liệu AI ở Indonesia; hay mới đây, Google quyết định đầu tư 1 tỷ USD xây dựng trung tâm dữ liệu ở Thái Lan, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) cho rằng, để không đánh mất cơ hội như thế, phải hỗ trợ các nhà đầu tư nhanh nhất.

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự
Thời sự Quốc hội

Nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng

Sáng 30.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Phiên thảo luận tổ sáng 30.10
Thời sự Quốc hội

Tiếp cận hài hòa, bảo đảm lợi ích lâu dài nhà nước và doanh nghiệp

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 30.10, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk.

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Thời sự Quốc hội

Tạo thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh

Sáng 30.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia

Nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, chiều 29.10 theo giờ địa phương, tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman Bin Abdulaziz Al Saud.