Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV:

Đưa Huế phát triển nhanh, bền vững, tạo động lực lan tỏa vùng Bắc Trung bộ

Chiều 30.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

khac-dinh2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành Phiên họp. Ảnh: Quang Khánh

Bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản cố đô

Trình bày Tờ trình về Đề án thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ, việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương nhằm bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản cố đô, bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng: văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh. Đồng thời, khai thác và phát huy toàn diện, hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố di sản, đưa Huế phát triển nhanh, bền vững và tạo động lực lan tỏa vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ. Giải quyết tốt các mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển; giữa phát triển kinh tế - văn hóa và môi trường; giữa bảo tồn gìn giữ truyền thống và phát huy các giá trị di sản, trong đó bảo tồn là cốt lõi; giữa phát triển đô thị di sản và phát triển thành phố trực thuộc Trung ương và đặt trong tổng thể toàn đô thị Huế; bảo đảm điều kiện thuận lợi hơn, tốt hơn cho bảo tồn và phát triển đô thị di sản.

thanh-tra.jpg
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình về Đề án thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Về phương án, Bộ trưởng cho biết, thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phố Huế trực thuộc trung ương có 4.947,11 km2 và 1.236.393 người; có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (2 quận, 3 thị xã, 4 huyện); có 133 đơn vị hành chính cấp xã (78 xã, 48 phường, 7 thị trấn); tỷ lệ đô thị hóa 63,02% (779.207 người/1.236.393 người).

Điều kiện thành lập Thành phố Huế trực thuộc trung ương đã bảo đảm đạt đủ 5 điều kiện quy định tại Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

doan-ha-noiz5980821461288-1233df93a111a40229097765207cac55-1.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Quang Khánh

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã bảo đảm đạt đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15). Trong đó, đã áp dụng tiêu chuẩn đặc thù của“đô thị di sản” khi đánh giá 2 chỉ tiêu thuộc 2 tiêu chuẩn, gồm: tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc (thuộc tiêu chuẩn “đơn vị hành chính trực thuộc”); thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước (thuộc tiêu chuẩn “cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội”).

Hiện nay, thành phố Huế trực thuộc Trung ương dự kiến thành lập đã vượt tiêu chuẩn theo quy định đặc thù. Trong thời gian tới, thực hiện các quy hoạch, chương trình phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thành phố Huế sẽ đạt 02 chỉ tiêu này theo quy định mà không cần áp dụng tiêu chuẩn đặc thù.

Có phương hướng giải quyết các khó khăn, thách thức phát sinh

Báo cáo tóm tắt thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật tán thành việc trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế với các lý do cũng như cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn nêu trong Tờ trình và Đề án của Chính phủ.

thanh-tung2.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng Báo cáo tóm tắt thẩm tra. Ảnh: Quang Khánh

Việc thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự đổi mới đột phá trong tư duy về phát triển đô thị, góp phần thực hiện chủ trương phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc, phù hợp cho từng vùng, miền và đầu tư phát triển các đô thị có giá trị về di sản, du lịch đã được đề ra tại Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Về tiêu chuẩn, Ủy ban Pháp luật thấy rằng, việc thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương với trọng tâm là để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận là phù hợp với các chỉ đạo và định hướng của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và đủ điều kiện áp dụng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 31 của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đối với trường hợp thành lập đơn vị hành chính đô thị có yếu tố bảo tồn di sản.

doan-nghe-anz5980821342557-19169b214307d314f2228d1b7fd64d9e-1.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Quang Khánh

Đối chiếu với hiện trạng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua, khu vực dự kiến thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật.

Về tên gọi, Ủy ban Pháp luật tán thành với đề xuất tên gọi “Thành phố Huế trực thuộc Trung ương” với các lý do như đã được lý giải trong Đề án của Chính phủ.

Trong quá trình thẩm tra, một số ý kiến đề nghị chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục quan tâm, có phương hướng, kế hoạch giải quyết các khó khăn, thách thức có thể phát sinh khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, như các vấn đề về thay đổi mô hình tổ chức quản lý nhà nước gắn với việc tổ chức chính quyền đô thị; chuyển đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp để giải quyết vấn đề việc làm cho người dân; vấn đề hình thành và nâng cao chất lượng đời sống đô thị của người dân; việc thực hiện các chính sách đổi mới khoa học, công nghệ hướng tới phát triển xanh; nâng cao trình độ phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng dân tộc thiểu số, miền núi...

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, tặng quà Tết cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 720 (Bình đoàn 16).
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, tặng quà Tết tại huyện Tuy Đức, Đắk Nông

Chiều 17.1, nhân dịp chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, Đắk Nông.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm hỏi người dân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Sóc Trăng
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, tặng quà gia đình chính sách, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Sóc Trăng

* Thăm, làm việc tại Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam bộ

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác của Quốc hội đã đến thăm, tặng quà gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại Sóc Trăng.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy thăm, tặng quà Tết tại Bình Thuận
Chính trị

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy thăm, tặng quà Tết tại Bình Thuận

Nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đã thăm, chúc Tết và trao quà cho các hộ gia đình chính sách, gia đình nghèo khó khăn tại hai huyện Bắc Bình và Tuy Phong.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà trao quà Tết tặng hộ gia đình chính sách tại huyện Định Quán
Chính trị

Chủ nhiệm Ủy ban Đối Ngoại Vũ Hải Hà trao quà Tết tặng gia đình chính sách tại Đồng Nai

Nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã thăm, chúc tết và trao quà Tết tặng các hộ gia đình chính sách, gia đình nghèo khó khăn, trẻ em mồ côi tại các huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc và TP. Long Khánh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng trướng mừng các đại biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bằng trí tuệ, tâm huyết, kinh nghiệm thực tiễn, các nguyên lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội luôn đồng hành, góp ý để Quốc hội ngày càng vững mạnh hơn

Trong mỗi bước tiến của Quốc hội, không chỉ là kết quả của nỗ lực hiện tại, mà còn là sự tiếp nối những giá trị tốt đẹp mà các thế hệ lãnh đạo đi trước, cán bộ công chức, viên chức, người lao động qua các thời kỳ đã xây dựng và vun đắp. Khẳng định điều này tại cuộc gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội chuyên trách qua các thời kỳ đã nghỉ hưu diễn ra chiều nay, 16.1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Các đồng chí, dù đã nghỉ hưu, nhưng bằng trí tuệ, tâm huyết và kinh nghiệm của mình, luôn đồng hành, chia sẻ và góp ý để Quốc hội ngày càng vững mạnh hơn; dìu dắt, truyền cảm hứng, để lại tấm gương sáng của các thế hệ đi trước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Toàn cảnh cuộc gặp mặt
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gặp mặt các nguyên lãnh đạo Quốc hội, đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương

Chiều 16.1, tại Nhà Quốc hội, nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các vụ, đơn vị của Văn phòng Quốc hội đã nghỉ hưu ở khu vực phía Bắc.

Đoàn đại biểu Văn phòng Quốc hội viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thời sự Quốc hội

Đoàn đại biểu Văn phòng Quốc hội viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 16.1, nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam, chuẩn bị kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đón Tết cổ truyền Ất Tỵ, Đoàn đại biểu Cơ quan Văn phòng Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản làm Trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo công kết quả thực hiện nhiệm vụ của tập thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cơ quan trong thời gian qua.

Trao tặng quà cho các hộ khó khăn
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo

Ngày 15.1, Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang do Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết và tặng quà cho gia đình chính sách, hộ nghèo, các cháu học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Yên Thế và Tân Yên.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tri ân Mẹ Việt nam anh hùng Nguyễn Thị Thiêu nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh thăm, chúc Tết tại Ninh Thuận

Sáng 15.1, nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác của Trung ương đã về thăm, trao quà Tết cho cán bộ, chiến sĩ, hộ nghèo, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Ninh Thuận.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại Kon Tum
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại Kon Tum

Tiếp tục chuyến thăm, chúc Tết tại Kon Tum, sáng 15.1, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương và Đoàn công tác đã dự Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và tặng quà cho đoàn viên công đoàn, công nhân, người lao động khó khăn trên địa bàn tỉnh.