Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu:

Rà soát kỹ hơn căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn

Sáng 30.10, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) đề nghị rà soát kỹ hơn các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục rút gọn để bảo đảm phân biệt được với các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục thông thường. 

Bảo đảm linh hoạt, chủ động cho địa phương

ĐBQH Trần Hồng Nguyên (Bình Thuận) cơ bản nhất trí phạm vi điều chỉnh dự án Luật; cho rằng, cơ quan soạn thảo đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này.

s.jpg
ĐBQH Trần Hồng Nguyên (Bình Thuận) góp ý tại phiên thảo luận tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung.

Nêu quan điểm về nội dung sửa đổi Luật Quy hoạch, đại biểu Trần Hồng Nguyên đề nghị nhất trí sửa đổi, bổ sung Điều 5, Điều 6 phụ lục II của Luật Quy hoạch để quy định quy hoạch đô thị và nông thôn là một loại quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành và quy định mối quan hệ giữa các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ thứ bậc của hệ thống quy hoạch.

Về nội dung sửa đổi liên quan đến kinh phí lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đại biểu cho biết, qua giám sát cho thấy vấn đề chi phí lập quy hoạch là nội dung rất vướng mắc. Lần này Chính phủ đề xuất sửa đổi nhưng nội dung này còn liên quan đến các Luật khác như Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đất đai… Do vậy, cần tiếp tục rà soát để bảo đảm sự thống nhất trong hệ thống pháp luật để việc sửa đổi trong Luật Quy hoạch không dẫn đến bị vướng, cản trở các Luật khác, nhất là các Luật đã có hiệu lực.

Về điều chỉnh quy hoạch theo trình tự rút gọn, đại biểu Trần Hồng Nguyên đề nghị rà soát kỹ hơn các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn tại khoản 2 Điều 54a, bảo đảm phân biệt được với các căn cứ điều chỉnh quy hoạch (theo trình tự, thủ tục thông thường) tại Điều 53 của Luật Quy hoạch.

Tại Khoản 3 Điều 54a quy định khá cụ thể về trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn, trong khi khoản 4 giao Chính phủ quy định chi tiết Điều 54a. Tại kết luận 958/KL-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án Luật lưu ý "bảo đảm nguyên tắc luật không quy định nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ".

Do đó, trong trường hợp giao Chính phủ thẩm quyền xem xét, quyết định chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch, đại biểu Trần Hồng Nguyên cho rằng, khoản 3 chỉ nên quy định mang tính nguyên tắc về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, còn những nội dung cụ thể do Chính phủ quy định. Hoặc chỉ quy định một số nguyên tắc trong việc điều chỉnh quy hoạch (phải có thẩm định, xin ý kiến...) còn trình tự, thủ tục giao cho Thủ tướng Chính phủ quy định để nếu Thủ tướng phân cấp, ủy quyền phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cho địa phương không bị vướng quy định trình tự, thủ tục của Luật, bảo đảm linh hoạt, chủ động.

quang-huy.jpg
ĐBQH Lê Quang Huy (Bình Thuận) phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hạnh Nhung

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy hoan nghênh việc sửa đổi Luật Quy hoạch có nội dung về điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục rút gọn; đồng thời, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ tiếp tục quan tâm có một số điều chỉnh cục bộ đối với Luật Quy hoạch gắn với pháp luật chuyên ngành ở mức độ cho phép, được kiểm soát và không làm thay đổi mục tiêu, quan điểm, nội dung chính của quy hoạch đó.

Ưu đãi cụ thể thu hút các dự án đầu tư

Đối với Luật Đầu tư, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy hoan nghênh việc có các thủ tục đầu tư đặc biệt để thu hút các dự án khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chế tạo chip bán dẫn. Nếu làm tốt sẽ thu hút được các dự án đầu tư chất lượng trong các lĩnh vực này. Ông cũng đề nghị nên có những quy định về mức độ hỗ trợ, ưu đãi rất cụ thể, nhưng chỉ với các dự án thực sự đáp ứng tiêu chí đã đặt ra, không làm tràn lan.

img-1406.jpg
ĐBQH Nguyễn Quốc Luận (Yên Bái) tham gia góp ý về Luật Đầu tư. Ảnh: Hạnh Nhung

Cũng liên quan đến Luật Đầu tư, ĐBQH Nguyễn Quốc Luận (Yên Bái) cho biết, Luật hiện hành chưa có quy định dự án đầu tư có sử dụng khu vực biển theo quy định của Luật Biển Việt Nam dẫn đến nhiều khó khăn, vướng mắc khi nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng khu vực biển để thực hiện các dự án, như: dự án xây dựng cảng biển, cầu cảng, điện gió ngoài khơi, khai thác khoáng sản trên biển, dự án nuôi trồng thủy sản trên biển… Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ: "giao khu vực biển vào các điều khoản tương ứng trong Luật Đầu tư như điểm a khoản 1 Điều 33; điểm b khoản 4 Điều 33; khoản 4 Điều 40; điểm b khoản 4 Điều 41; khoản 3 Điều 44; khoản 7 Điều 77 để phù hợp với Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo để tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án.

Về đối tượng áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt, đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề nghị, rà soát đối tượng áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 36a theo hướng: chỉ áp dụng cho dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã hoàn thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Với dự án đầu tư được áp dụng, đại biểu đề nghị rà soát danh mục các loại hình dự án trong dự thảo Luật. Sau khi rà soát hoàn thiện danh mục, đề nghị bổ sung quy định loại trừ đối tượng không bao gồm các dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.

Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên

Chiều 31.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nồng hậu chào đón Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan sang thăm chính thức Việt Nam vào tháng 11.2024.
Chính trị

Chuyến công tác có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương

Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương. Khẳng định điều này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LÊ THỊ THU HẰNG kỳ vọng và tin tưởng, chuyến công tác sẽ thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lòng bạn bè hai nước Uzbekistan, Armenia và cộng đồng quốc tế, tiếp tục lan tỏa và nâng cao hình ảnh về một Việt Nam thủy chung, nghĩa tình đối với các nước bạn bè truyền thống, đầy trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tạo thêm những trợ lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đề ra.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Nỗ lực, quyết tâm cao nhất hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp

Cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, Kỳ họp khai mạc sớm hơn thường lệ, do đó, Chính phủ và các cơ quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nỗ lực, quyết tâm cao nhất để hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp, nhất là các nội dung trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân sẽ tham dự IPU-150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Ảnh: TTXVN
Chính trị

Chia sẻ tầm nhìn Việt Nam về phát triển, khơi thông hợp tác với hai bạn bè truyền thống

Đặng Minh KhôiĐại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân sẽ tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2-8.4.

Lễ Kỷ niệm 50 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia
Chính trị

Lễ Kỷ niệm 50 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia

* Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lẵng hoa chúc mừng

Sáng 30.3, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tổ chức Lễ Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (22.1.1975 – 22.1.2025) và lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia chủ trì buổi lễ.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển nguồn nhân lực
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Chiều 29.3, tại TP. Bà Rịa, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì cuộc làm việc.

Thiếu cả thầy lẫn thợ
Thời sự Quốc hội

Thiếu cả thầy lẫn thợ

Theo Cục Thống kê, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" với quy mô dân số trong độ tuổi lao động dồi dào và tăng hàng năm. Đây là lợi thế để bổ sung lực lượng lao động. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, phải có chiến lược đào tạo phù hợp, cả trình độ cao đẳng và đại học, để đáp ứng nhu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.

Phân bổ quỹ đất hợp lý, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực
Thời sự Quốc hội

Phân bổ quỹ đất hợp lý, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực

So với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030 theo Quyết định số 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hưng Yên đề xuất nhu cầu điều chỉnh đất nông nghiệp giảm 10.990 ha; đất phi nông nghiệp tăng 10.990 ha. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên cần phân tích rõ hơn các chỉ tiêu, con số tăng giảm, lý do tại sao đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan để có sự lý giải thuyết phục hơn.