Nỗ lực chăm sóc bệnh nhân tâm thần

Bộ Y tế vừa tổng kết Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em. Sau 13 năm, Dự án đã được triển khai tại 70% số xã, phường trên cả nước với gần 70% người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh được quản lý và điều trị.

Bác sỹ La Đức Cương, Trưởng Ban điều hành dự án phòng chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng - bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em, bệnh lý tâm thần chính là sự bất thường về các hoạt động tâm sinh lý. Dưới áp lực của cuộc sống hiện đại, số bệnh nhân mắc bệnh tâm thần ngày một tăng. Đáng lo ngại hơn là xu hướng có nhiều người trong độ tuổi thanh thiếu niên mắc phải căn bệnh này.

Theo kết quả khảo sát của Viện Tâm thần Trung ương tại 8 vùng sinh thái trên cả nước được đưa ra hồi tháng 9.2013, tỷ lệ người có rối loạn tâm thần ở nước ta chiếm 15 - 20% dân số. Như vậy, cứ 5 người Việt có 1 người bị rối loạn tâm thần. Một chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng, số liệu đó còn khiêm tốn, nếu đủ kinh phí khảo sát ở quy mô lớn thì có lẽ con số sẽ cao hơn.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN
Hiện khoa học đã chứng minh có đến 80% số người có bệnh lý tâm thần có triệu chứng sinh lý hoặc triệu chứng cơ thể. Có tới hơn 300 mã bệnh tâm thần. Chỉ cần trạng thái bình thường như bồn chồn khó chịu; hoặc có khả năng tư duy, biểu hiện cảm xúc bất thường cũng là rối loạn tâm thần. Vì vậy, phần lớn người có bệnh lý tâm thần thường không nhận biết được mình bị rối loạn tâm thần, không tìm đến thầy thuốc tâm thần điều trị mà lại tìm đến các chuyên khoa khác khám và điều trị trong thời gian dài. Hiện nay bệnh nhân vào viện điều trị nội trú chủ yếu ở dạng tâm thần phân liệt (chiếm 50 - 60%), kế đến là động kinh.

Theo bác sỹ La Đức Cương, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe tâm thần cho nhân dân là một trong những chính sách ưu tiên nhằm bảo đảm quyền được bảo vệ sức khỏe của mỗi người dân và bảo đảm nguồn lực phát triển xã hội. Từ năm 1999 đến nay, Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng đã được triển khai trên cả nước. Sau hơn 13 năm, Dự án đã được phủ sóng 70% số xã, phường trên cả nước với gần 70% người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh được quản lý và điều trị. Tỷ lệ người bệnh ổn định, sống hòa nhập với cộng đồng, không tái phát đi viện tăng lên từng năm. Gia đình người bệnh giảm gánh nặng về kinh tế trong điều trị và các hành vi gây rối của bệnh tâm thần. Riêng năm 2013, có gần 21 nghìn bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm được phát hiện, quản lý và điều trị.

Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động của Dự án đôi khi gặp phải một số khó khăn. Nhân lực cán bộ chuyên khoa tâm thần ở các tỉnh còn thiếu và yếu, cho nên việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chất lượng Dự án còn hạn chế. Cán bộ chuyên trách tuyến huyện, xã hay thay đổi công việc nên ít được cập nhật kiến thức làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo chuyên môn chưa được liên tục. Kinh phí cấp cho dự án còn thấp vì vậy một số mục chi bị cắt giảm… Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng ở một số nơi, đặc biệt vùng sâu, vùng xa về sức khỏe tâm thần còn chưa được cải thiện, nhiều quan niệm còn lệch lạc. Ở một số tỉnh, các cấp chính quyền còn chưa thực sự quan tâm, chưa tạo điều kiện giúp đỡ cho người bệnh một cách đúng mức.

Để đạt được mục tiêu của chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần quốc gia là điều trị bệnh và giúp đỡ người bệnh hòa nhập cộng đồng, Ts Nguyễn Hữu Chiến - Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I – cho rằng, cần phối hợp nhiều liệu pháp điều trị, tinh thần chung sức của gia đình, các tổ chức xã hội và đặc biệt là sự hợp tác của người bệnh.

Bộ Y tế cho biết, năm nay, Dự án sẽ triển khai việc phát hiện và quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh tại 200 – 300 xã, phường; tiếp tục điều tra phát hiện, quản lý, điều trị, phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm. Ngoài ra, tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân dân góp phần giữ gìn an ninh trật tự và an ninh xã hội.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.