Ngành Vi mạch - bán dẫn có mức học phí dao động từ 10 - 80 triệu đồng

Đón đầu "làn sóng" trí tuệ nhân tạo, Vi mạch - bán dẫn trở thành ngành học xu hướng tại các trường đại học với mức học phí dao động từ 10 - 80 triệu đồng.

Hàng loạt trường đại học, từ công lập danh giá như: Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh... hay đến các trường tư thục như: Trường Đại học Phenikaa; Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn,.. học phí ngành này tại các trường dao động từ 10 triệu - 80 triệu đồng/năm học, chưa kể chi phí sinh hoạt, học liệu, học phần thực hành bằng tiếng Anh...

Cụ thể, Đại học Bách khoa Hà Nội có 2 ngành, chuyên ngành đào tạo trực tiếp và các ngành đào tạo gần về lĩnh vực vi mạch bán dẫn. Trong đó, chuyên ngành thiết kế vi mạch thuộc ngành kỹ thuật điện tử viễn thông và ngành kỹ thuật vi điện tử và công nghệ nano được Đại học Bách khoa Hà Nội mở mới từ năm 2023.

Hiện các ngành này được Nhà trường áp dụng mức học phí từ 24 - 30 triệu đồng/năm học, áp dụng với sinh viên đại học chính quy nhập học năm 2024 (K69) và học chương trình chuẩn.

Đại học Bách khoa Hà Nội lưu ý, các mức học phí trên có thể được điều chỉnh cho các năm học sau, nhưng không tăng quá 10% mỗi năm.

Tương tự, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) cũng tuyển sinh ngành Thiết kế vi mạch ở chương trình tiêu chuẩn. Trong năm 2025, Nhà trường dự kiến tuyển sinh ngành này ở chương trình dạy và học bằng tiếng Anh với 40 chỉ tiêu.

Nếu theo học chương trình tiêu chuẩn, học phí năm 2025-2026 của ngành này dự kiến là 30 triệu đồng/năm học. Trong khi đó, học phí chương trình dạy và học bằng tiếng Anh là 80 triệu đồng.

dh-fpt-1722317124224969325143-91-0-1138-2000-crop-1722317231695510428964.jpg
Mức học phí của ngành Vi mạch - bán dẫn có thể lên đến 80 triệu đồng/năm (Ảnh minh họa)

Ba trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cũng "đón đầu" làn sóng đào tạo các ngành vi mạch bán dẫn. Ở Trường Đại học Công nghệ, ba trong bốn chuyên ngành dự kiến mở mới đều liên quan công nghiệp bán dẫn là Khoa học dữ liệu (chương trình Khoa học và Kỹ thuật dữ liệu), Công nghệ kỹ thuật Điện tử - Viễn thông định hướng Thiết kế vi mạch, Công nghệ vật liệu (chương trình Công nghệ vật liệu và Vi điện tử).

Mới đây, Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết sẽ tuyển sinh khóa đầu tiên chương trình đào tạo Công nghệ chip bán dẫn vào năm 2025, với chỉ tiêu 100 sinh viên.

Theo đại diện trường, các ngành này nhằm phục vụ nhu cầu nhân lực chất lượng cao, đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và nền kinh tế số. Như với ngành bán dẫn, Chính phủ đang đặt ưu tiên phát triển, coi đây là lĩnh vực trọng điểm nhằm tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Học phí cho ngành chip bán dẫn là 58.000.000 đồng/năm, thu theo học kỳ, mỗi năm có hai kỳ.

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn cũng tuyển sinh ngành thiết kế vi mạch ở chương trình tiêu chuẩn. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng học bạ lớp 12, điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh hoặc xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn chưa công bố học phí năm 2025-2026. Nhưng ở năm học trước, học phí ngành Thiết kế vi mạch ở trường này gần 30 triệu đồng/học kỳ.

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mở thêm 5 ngành mới, trong đó Vật lý học (Vật lý bán dẫn và kỹ thuật) nhận được sự quan tâm của nhiều thí sinh.

Tuy trường chưa công bố chính thức về học phí năm song, như các năm học trước, mức thu của trường ở mức trên dưới 10 triệu đồng/năm học.

Học phí ngành bán dẫn một số trường đại học như sau:

STT
Trường
Ngành
Học phí
1
Đại học Bách khoa Hà Nội
Kỹ thuật vi điện tử và Công nghệ Nano
22-28 triệu đồng/năm
2
Đại học Quốc tế Sài Gòn
Thiết kế vi mạch
30 triệu đồng/năm

3

Đại học Công nghệ Thông tin (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)

Thiết kế vi mạch

35 triệu đồng/năm
4
Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (Đại học Đà Nẵng)
Công nghệ Kỹ thuật máy tính (Chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn)

16,4 triệu đồng/năm
5
Đại học Cần Thơ Kỹ thuật máy tính (Chuyên ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn) 22,7 triệu đồng/năm

6

Đại học CMC
Công nghệ Kỹ thuật điện tử - Viễn thông (chuyên ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn)
54-78 triệu đồng/năm
(tùy chương trình, đối với khóa sinh viên 2024)

7

Đại học Phenikaa
Kỹ thuật điện tử Viễn thông (chuyên ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn)

46,2 triệu đồng/năm
(đối với khóa sinh viên 2024)
8
Đại học Sư phạm Hà Nội
Vật lý học (Vật lý bán dẫn và Kỹ thuật)
10 triệu đồng/năm

9
Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)
Công nghệ bán dẫn
Thiết kế vi mạch
34,2 đến 35,5 triệu đồng/năm

10

Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Công nghệ Chip bán dẫn – ESCT (dự kiến)
58 triệu đồng/năm
(thu theo học kỳ, mỗi năm có 2 học kỳ)

Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?
Giáo dục

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số, đóng vai trò cốt lõi trong sản xuất vi mạch, chip điện tử, cảm biến và các thiết bị công nghệ cao. Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở chương trình đào tạo cử nhân công nghệ bán dẫn, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2025 với 140 chỉ tiêu. Vậy chương trình này đào tạo như thế nào?, sinh viên sẽ học ra sao?

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?
Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?

Đại học Quốc gia Hà Nội đang đa dạng hoá các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực cho Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo, hướng đến hình thành các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, có tiềm năng chuyển giao.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực tổ chức hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học

Sáng 10.4, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học năm 2025 dưới sự chủ trì của PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Lê Cường, TS. Dương Trung Kiên.

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Trường Cao đẳng Long Biên đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, đáp ứng kỷ nguyên số
Giáo dục

Trường Cao đẳng Long Biên đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, đáp ứng kỷ nguyên số

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Long Biên Nguyễn Việt Hà cho biết với tầm nhìn chiến lược trong thời đại 4.0, nhà trường sẽ nỗ lực để tiếp tục định vị phát triển mở rộng theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng với đa ngành, đa ngôn ngữ, đa trình độ đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội.