Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình năm 2023

Nỗ lực cao nhất phúc đáp yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn

Chính phủ, các cơ quan hữu quan đề nghị bổ sung 13 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và đưa 18 dự án luật  vào Chương trình năm 2024. Với đề xuất như vậy sẽ có những Kỳ họp Quốc hội phải xem xét, thông qua số lượng lớn các dự án luật, gây áp lực cho cơ quan chủ trì thẩm tra và các đại biểu Quốc hội. Do vậy, phải tiếp tục có giải pháp đồng bộ từ cả cơ quan trình và cơ quan thẩm tra, nỗ lực cao nhất để phúc đáp yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. 

Phải có giải pháp đồng bộ

Tại Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Pháp luật, Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (TP. Hà Nội) đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 với 13 dự án, gồm 11 dự án luật, 1 dự án pháp lệnh và 1 dự thảo nghị quyết. Đối với Chương trình năm 2024, các cơ quan đề nghị đưa vào Chương trình 18 dự án luật, trong đó, Tòa án Nhân dân tối cao đề nghị đưa vào dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị đưa vào dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí đề nghị đưa vào dự án Luật Bản dạng giới.

Với các đề xuất nêu trên sẽ có một số kỳ họp có số lượng dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội cho ý kiến, xem xét thông qua khá lớn. Trong đó, dự kiến tại Kỳ họp thứ Năm sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua 18 dự án luật, tại Kỳ họp thứ Bảy trình Quốc hội xem xét, thông qua 19 dự án luật. ĐBQH Nguyễn Quốc Hận (Cà Mau) cho rằng, điều này sẽ tạo áp lực lớn với cơ quan chủ trì thẩm tra và các đại biểu Quốc hội.

Nhất trí sự cần thiết của các đề xuất xây dựng luật nêu trên, song Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cũng lưu ý, phải cân đối về số lượng các dự án được trình trong mỗi kỳ họp Quốc hội, tính đến khả năng của các cơ quan của Quốc hội, áp lực đối với đại biểu Quốc hội khi phải xem xét, cho ý kiến thảo luận về số lượng lớn các dự án luật trong thời gian gấp gáp. Chú ý cân đối thời gian trình các dự án bảo đảm điều kiện để các đại biểu Quốc hội tiếp cận được hồ sơ, tài liệu, có đủ quỹ thời gian nghiên cứu, xem xét, cho ý kiến chất lượng.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, trong 137 nhiệm vụ lập pháp được đề ra trong Đề án định hướng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ Khoá XV và Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau khi đã bổ sung các dự án luật, nghị quyết theo đề nghị của các cơ quan vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và điều chỉnh Chương trình 2023 thì vẫn còn 66 nhiệm vụ lập pháp phải tiếp tục nghiên cứu, rà soát.

"Áp lực rất lớn về yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật để thể chế hóa chủ trương của Đảng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ từ phía các cơ quan trình để đẩy nhanh tiến độ trình các dự án, đảm bảo thời hạn và từ phía các cơ quan của Quốc hội cũng phải có đổi mới để có thể đáp ứng yêu cầu". Nhấn mạnh như vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho rằng, việc xem xét để quyết định bổ sung nội dung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải hết sức kỹ lưỡng, thận trọng, đảm bảo chất lượng, khả thi. Tinh thần chung là phải cố gắng phúc đáp yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. 

Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động đấu giá tài sản

Một trong những dự luật được Chính phủ đề xuất bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Việc sửa đổi Luật này nhằm tiếp tục thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá, chuyển đổi số, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy tính chuyên nghiệp, công khai, minh bạch, khách quan, tính bền vững của hoạt động đấu giá; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động bán đấu giá tài sản, cũng như công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.

Theo đề xuất của Chính phủ, dự luật dự kiến sẽ trình ra Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Sáu và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy. Dự luật tập trung vào các nhóm chính sách như: hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đấu giá viên; tổ chức, hoạt động, quyền và trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản; hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản để phù hợp với thực tiễn, đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, thống nhất; tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động đấu giá tài sản, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đấu giá, tránh tình trạng tiêu cực, gây thất thoát tài sản; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động đấu giá tài sản; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.

Tán thành với đề xuất bổ sung dự luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, ĐBQH Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) cho rằng, Luật Đấu giá tài sản năm 2016 qua gần 6 năm triển khai thực hiện đã cho thấy những kết quả hết sức tích cực. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật về đấu giá tài sản cũng đã bộc lộ những tồn tại, bất cập, trong đó, nguyên nhân chính là từ chính sách, quy định của Luật Đấu giá tài sản và một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Ngoài ra, hoạt động đấu giá tài sản, nhất là đấu giá tài sản công, là một trong những lĩnh vực dễ dẫn đến phát sinh tiêu cực, tham nhũng, gây thất thoát lớn cho tài sản của Nhà nước. Điều này đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực đấu giá tài sản.

Cùng quan điểm này, ĐBQH Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP. Hồ Chí Minh) dẫn chứng việc đấu giá 4 lô đất của Thủ Thiêm và cho biết, có rất nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải nhanh chóng sửa đổi Luật Đấu giá tài sản. Các cơ quan, các địa phương đều rất mong đợi sớm sửa đổi luật này để khắc phục những bất cập, bảo đảm công tác đấu giá tài sản được tiến hành chặt chẽ, đồng thời cũng tạo hành lang pháp lý an toàn cho cán bộ tham gia thực hiện công tác này.

Tại Phiên họp thứ 13 vừa qua của Ủy ban Pháp luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nêu rõ, việc sửa đổi Luật Đấu giá tài sản là rất cần thiết nhằm thực hiện yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tế, nhất là trong bán đấu giá tài sản công.

Hơn nữa, ở một số lĩnh vực đặc thù như bán đấu giá tần số vô tuyến điện, quyền khai thác khoáng sản và quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư… cũng cần được quy định trong luật bởi hiện nay các dự luật đang trong quá trình sửa đổi như dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi) cũng đặt ra các vấn đề có liên quan đến Luật Đấu giá tài sản, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật.

Diễn đàn Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.