Những yếu tố mang tính chất "cốt tử" cần chú ý trong phát triển giáo dục đại học

TS Nguyễn Ngọc Linh (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng, cần hiểu cặn kẽ bản chất Nghị quyết 29, trong đó có một số yếu tố mang tính chất “cốt tử” như: Phát triển về chất lượng giáo dục; thay đổi cách thức, mục tiêu giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học; đổi mới quản lý giáo dục; hạn chế tiêu cực, phát huy tích cực cơ chế thị trường tác động tới giáo dục Việt Nam.

Tiểu ban giáo dục đại học, Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực họp phiên thứ nhất vừa mới họp với chủ đề “Định hướng báo cáo đánh giá tổng kết giáo dục đại học theo Nghị quyết số 29/NQ-TW”. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chủ trì phiên họp.

Đề xuất thêm Nghị quyết mới về giáo dục đại học 

Tại Phiên họp, đại diện Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) đã trình bày dự thảo định hướng báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đối với giáo dục đại học. Trong đó, gồm định hướng đánh giá về thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về giáo dục đại học và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học.

Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực họp phiên thứ nhất

Nêu ý kiến liên quan đến việc quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện Nghị quyết 29, TS Nguyễn Ngọc Linh, Vụ Giáo dục (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng, cần hiểu cặn kẽ bản chất Nghị quyết 29, trong đó có một số yếu tố mang tính chất “cốt tử” như: Phát triển về chất lượng giáo dục; thay đổi cách thức, mục tiêu giáo dục theo hướng phát triển năng lực người học; đổi mới quản lý giáo dục; hạn chế tiêu cực, phát huy tích cực cơ chế thị trường tác động tới giáo dục Việt Nam. Khi tổng kết Nghị quyết 29 cần căn cứ vào bản chất của nghị quyết để xây dựng báo cáo.

Qua định hướng báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 của Vụ Giáo dục Đại học, theo TS Nguyễn Ngọc Linh, báo cáo cần có đề xuất tiếp theo sau Nghị quyết 29, cụ thể như bổ sung thêm những yếu tố nào trong nghị quyết, thậm chí có đề xuất có nghị quyết mới hay không.

Nên ban hành một nghị quyết mới và cần có một nghị quyết riêng về giáo dục đại học cũng là ý kiến của một số thành viên Tiểu ban và đại diện các cơ sở giáo dục đại học nêu tại phiên họp.

GS.TS Nguyễn Đông Phong, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh cho rằng: Báo cáo cần mạnh dạn nhận định khó khăn về tự chủ đại học. Đồng thời, bổ sung một số giải pháp như tăng cường tính tự chủ, trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục, tăng % ngân sách cho giáo dục đại học; đẩy mạnh tinh thần trách nhiệm, đổi mới quản trị cơ sở giáo dục đại học.

PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội trao đổi tại phiên họp

Từ các giải pháp đưa ra, GS.TS Nguyễn Đông Phong đặt vấn đề “nên chăng cần có một nghị quyết mới thay cho Nghị quyết 29”.

Đề xuất nên có nghị quyết riêng về giáo dục đại học, GS.TS Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên nhìn nhận, vai trò dẫn dắt của giáo dục đại học với sự phát triển của địa phương, vùng miền chưa được làm rõ; có sự bất bình đẳng trong giáo dục đại học giữa các vùng miền.

Về một số nhiệm vụ, giải pháp đối với giáo dục đại học, theo GS.TS Phạm Hồng Quang, cần tạo ra hệ thống các trường đạ học là trung tâm đổi mới sáng tạo; nâng tầm giảng viên phải là nội dung chiến lược trong thời gian tới, trong đó trường đại học, giảng viên ngoài đào tạo, nghiên cứu khoa học phải tham gia vào tư vấn chính sách.

Điểm nghẽn của giáo dục đại học hiện nay là quy hoạch 

Nhất trí với dự thảo định hướng báo cáo đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 đối với giáo dục đại học, TS. Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Phenikaa nêu ý kiến: Điểm nghẽn hiện nay là quy hoạch cơ sở giáo dục đại học, dẫn tới tình trạng mất cân đối giữa các vùng miền khi cơ sở giáo dục đại học tập trung ở thành phố lớn. Do đó, Chính phủ cần có chương trình hành động để đảm bảo nguồn nhân lực cho vùng khó khăn, miền núi.

TS. Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Phenikaa thảo luận tại phiên họp

Xã hội hoá, huy động nguồn lực xã hội vào giáo dục đại học, dù đã có nhiều kết quả, song theo TS. Hồ Xuân Năng vẫn chưa nhiều và nếu có chính sách tốt nhiều trường ngoài công lập sẵn sàng đầu tư để chia sẻ với hệ thống đại học công lập.

Thảo luận từ góc độ đầu tư phát triển khoa học cơ bản, khoa học mũi nhọn, phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành, trung tâm công nghệ cao, sản xuất thử nghiệm - Bài học thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW tại Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ 7 bài học kinh nghiệm.

Trong đó, nhấn mạnh việc xây dựng chiến lược rõ ràng về khoa học công nghệ, bám sát chiến lược phát triển của đất nước, từ chiến lược lan toả thành công việc cụ thể; thúc đẩy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo cho người thầy; xây dựng bản đồ công nghệ; phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; mở rộng kết nối mạng lưới giữa các cơ sở đào tạo, kết nối doanh nghiệp, kết nối với các cơ sở đào tạo tương tự ở nước ngoài…

Một số kiến nghị được PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng đề cập như: Điều chỉnh văn bản pháp quy, tiếp tục đầu tư cho khoa học công nghệ, tiếp tục chú trọng con người, khơi thông dòng chảy tài chính phát triển khoa học cơ bản, khoa học mũi nhọn...

Phát biểu tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn ghi nhận các ý kiến đóng góp sâu sắc của chuyên gia, nhà khoa học.

Theo Thứ trưởng, việc tổng kết, đánh giá Nghị quyết 29 có ý nghĩa quan trọng khi toàn ngành giáo dục, đào tạo đã đi được một chặng đường đổi mới. Lĩnh vực giáo dục đại học có nhiều việc đã làm được như: tự chủ, kiểm định chất lượng, đổi mới tuyển sinh… Nghị quyết 29 không đặt ra thời gian thực hiện, do đó những gì làm được, chưa làm cần được đánh giá rõ, qua đó định hướng cho chặng đường tiếp theo.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng ghi nhận các ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học về về việc cần có nghị quyết riêng về giáo dục đại học.

Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục
Giáo dục

Cuốn sách đầu tiên về trí tuệ nhân tạo trong giáo dục

Nằm trong danh sách những cuốn sách hay nhất năm 2024 (tính đến thời điểm này) trên Amazon, “Nền giáo dục mới can đảm” là cuốn sách đầu tiên về cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, cùng những tác động của nó đối với việc nuôi dạy con cái và cách chúng ta có thể tận dụng sức mạnh này vì những điều tốt đẹp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giáo dục

Bồi dưỡng kiến thức phòng, chống ma tuý cho các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Ngày 9.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý” các cơ sở giáo dục khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm tra giám sát để nâng chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong tổ chức bữa ăn bán trú. Đây cũng là kênh hữu ích để nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra giám sát, nâng cao hơn nữa chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh, chăm sóc sức khỏe học sinh.

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An: "Để Bộ GD-ĐT chủ động tuyển giáo viên là phù hợp với điều kiện thực tiễn"

Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận, việc Bộ GD-ĐT không được quản lý chung về vấn đề biên chế, không được chủ động tuyển giáo viên, phải chờ phân bổ chỉ tiêu từ Bộ Nội vụ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không phù hợp với điều kiện thực tiễn. Điều này dẫn đến tình trạng có nơi thừa, có nơi thiếu giáo viên; thậm chí ngay trong một trường cũng có tình trạng bộ môn này thừa giáo viên nhưng bộ môn kia lại thiếu.

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên
Giáo dục

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hoá hướng tới quy mô đào tạo 2.000 sinh viên

Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa vừa tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2014 - 2024). Mục tiêu của Phân hiệu đang hướng tới đạt quy mô đào tạo 2.000 học viên và sinh viên, với ít nhất 5 ngành đại học, đáp ứng đủ điều kiện trở thành một trường đại học thuộc Đại học Y Hà Nội trong tương lai.

Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục

Chủ động phát triển đội ngũ nhà giáo chất lượng

Theo chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ngày mai (9.11), dự án Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Gần 20 năm ấp ủ, hơn 1 năm xây dựng, dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ tạo đột phá trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS
Giáo dục

Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS

Kỷ nguyên công nghệ mang đến cho học sinh nhiều lợi thế, không chỉ về khả năng tiếp cận thông tin mà còn là môi trường thuận lợi để theo đuổi đam mê. Nhờ đó, nhiều tài năng trẻ được tìm thấy từ các sân chơi, học bổng từ môi trường giáo dục uy tín khắp cả nước. Điển hình như chương trình Học bổng Tài năng của Sedbergh Vietnam - BCIS, mở ra cơ hội để học sinh Việt Nam trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và nuôi dưỡng tài năng.

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo
Giáo dục

Giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo: Chính sách đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho rằng, việc giao thẩm quyền cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế đội ngũ nhà giáo là chính sách mang tính đột phá của Dự thảo Luật Nhà giáo.