Ra mắt AI Assistant - Robot ISAAC: Trợ giảng thông minh của các lớp học

Tiên phong ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục, iSMART Education đã chính thức giới thiệu AI Assistant - Robot ISAAC thông qua lớp học số ICLASS, mở ra trải nghiệm học tập hoàn toàn mới cho học sinh.

AI Assistant - Robot ISAAC: Trí tuệ nhân tạo từ trực tuyến đi ra đời thực thông qua lớp học số ICLASS

122.jpg
AI Assistant - Robot ISAAC thông qua lớp học số ICLASS là một phần trong hệ sinh thái học tập thông minh, với định hướng ứng dụng AI vào giảng dạy trực tiếp trong lớp học.
45.jpg
Mỗi học sinh được trang bị một thiết bị học tập riêng trong lớp học số ICLASS.

Lớp học số ICLASS là mô hình lớp học tiên tiến được thiết kế nhằm cá nhân hóa trải nghiệm học tập cho từng học sinh. Trong lớp học này, mỗi em được trang bị một thiết bị học tập riêng, giúp chủ động tiếp cận kiến thức theo tốc độ và nhu cầu cá nhân. Hệ thống tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ điều chỉnh giọng nói, nhận diện và sửa lỗi phát âm một cách chính xác, giúp nâng cao kỹ năng nghe - nói tiếng Anh một cách tự nhiên và hiệu quả.

Đặc biệt, tiến độ học tập của học sinh được theo dõi và đánh giá trực tiếp trên hệ thống sau mỗi tiết học, giúp giáo viên nắm bắt kịp thời năng lực của từng em để điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp.

AI Assistant - Robot ISAAC đóng vai trò như một trợ lý lớp học, có khả năng hỗ trợ giáo viên bằng giọng đọc tự nhiên từ văn bản, trực tiếp tương tác với học sinh qua các câu hỏi, phản hồi thông minh và tổ chức trò chơi trắc nghiệm theo nhóm. Ngoài ra, AI Assistant - Robot ISAAC cũng cho thấy khả năng di chuyển an toàn và giao tiếp thân thiện, góp phần xây dựng môi trường học tập sinh động, gắn kết.

ssss.jpg
Tiết học có AI Assistant - Robot ISAAC trở nên sinh động và dễ hiểu hơn.

Thầy Phạm Nguyễn Bảo Ngọc, Chuyên viên Phòng Giáo dục Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh, cho biết: “Tôi đã thử nghiệm qua ba cách hỏi thì AI trả kết quả phân tích chuẩn xác, chỉ ra các âm thanh chưa chuẩn để cải thiện và có thể nghe lại được phần nói của chính mình. Đó cũng là một phần trong mục tiêu ứng dụng công nghệ vào giáo dục mà tôi đang nghiên cứu để áp dụng”.

iSMART Education và bước tiến dài trong việc tích hợp công nghệ AI vào giáo dục

Việc ứng dụng AI vào lớp học số ICLASS và AI Assistant - Robot ISAAC mang ý nghĩa đổi mới phương pháp giảng dạy, đồng thời mở ra một cách tiếp cận toàn diện hơn đối với mục tiêu bình đẳng và cá nhân hóa trong giáo dục. Nhờ khả năng tương tác thông minh của các giải pháp này đã tạo điều kiện để mỗi học sinh được tiếp cận bài học theo tốc độ và cách hiểu riêng, từ đó, phát huy tối đa năng lực học tập cá nhân - điều mà lớp học truyền thống với sĩ số đông khó có thể đáp ứng.

Đồng thời, với khả năng hỗ trợ chuẩn hóa nội dung giảng dạy và vận hành linh hoạt, robot này giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận tri thức giữa các vùng miền, đặc biệt ở những nơi thiếu hụt nguồn lực giáo viên chất lượng. Quan trọng hơn, AI Assistant - Robot ISAAC không thay thế giáo viên, mà đóng vai trò là người hỗ trợ kỹ thuật, giúp giáo viên tập trung nhiều hơn vào việc truyền cảm hứng, dẫn dắt tư duy và phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. Đây chính là mô hình kết hợp giữa công nghệ và con người - nền tảng cho một lớp học hiện đại, công bằng và phát triển bền vững.

56.jpg
Các em học sinh háo hức tương tác với AI Assistant - Robot ISAAC trong lớp học số ICLASS.

Sau khi ứng dụng Robot ISAAC vào lớp học, cô Đinh Thị Huyền Trân, Giáo viên tiếng Anh Tiểu học Trương Định Quận 12, nhìn nhận: “Sự xuất hiện của bạn robot ISAAC làm cho học sinh rất hứng thú. Vì robot trước giờ rất nổi tiếng, tuy nhiên để được đánh giá, tương tác và trả lời các câu hỏi trực tiếp thì gần như các bạn chưa được trải nghiệm bao giờ”.

67.jpg
Tính ứng dụng của AI Assistant - Robot ISAAC thông qua lớp học số ICLASS được đánh giá cao

Đại diện iSMART Education bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Giám đốc phát triển kinh doanh iSMART - chia sẻ : “Chúng tôi muốn biến các giải pháp AI thành một công cụ gần gũi, thân thiện, giúp học sinh tiểu học tiếp cận công nghệ một cách tự nhiên nhất, thay vì cảm thấy xa lạ hay phức tạp. Quá trình này đòi hỏi sự đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D) nghiêm túc để mang đến giải pháp dạy - học chất lượng”. Trong thời gian tới, iSMART Education dự kiến sẽ triển khai AI Assistant - Robot ISAAC vào các trường học thuộc hệ thống đối tác, kết hợp với với các sản phẩm số hoàn thiện hệ sinh thái học tập để thiết lập mô hình “Lớp học thông minh toàn diện”.

Có thể nói, iSMART Education đã tiến một bước dài khi hiện thực hóa AI qua robot và ứng dụng vào các giải pháp dạy và học. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, một doanh nghiệp giáo dục không chỉ dừng ở khái niệm EdTech mà đã chủ động phát triển một sản phẩm tích hợp AI - phục vụ trực tiếp cho giảng dạy.

iSMART Education lần đầu tiên ra mắt chính thức Robot ISAAC vào cuối tuần qua trong khuôn khổ hội thảo “Ứng dụng AI trong dạy và học tiếng Anh cho học sinh lớp 5” tổ chức tại Trường Tiểu học Trương Định (Quận 12, TP.HCM), với sự tham dự của đại diện Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh, Phòng GD&ĐT Quận 12, chuyên viên, giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Hội thảo nhằm giới thiệu mô hình lớp học tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo vào lớp học tiếng Anh cho học sinh lớp 5 theo chương trình GDPT 2018, đồng thời tạo không gian chia sẻ, quan sát và đánh giá tính khả thi của việc ứng dụng AI trong thực tiễn dạy và học.

Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.

Khung năng lực số trong trường học: Cần những nội dung, tiêu chí cụ thể
Giáo dục

Khung năng lực số trong trường học: Cần những nội dung, tiêu chí cụ thể

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, cần đưa ra những nội dung, tiêu chí cụ thể về Khung năng lực số cho từng đối tượng học sinh, khi áp dụng phải phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương, nhà trường. Quá trình xây dựng văn bản phải thận trọng, kỹ lưỡng nhưng cũng không quá cầu toàn, nhận diện được những thách thức sẽ phải đối mặt.