Nhận diện các "nút thắt", kiến tạo chính sách phát triển bền vững

Với những hiệu quả tích cực Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2021, 2022 mang lại là các cơ quan, đơn vị nhận diện rõ hơn những "nút thắt", "điểm nghẽn", rào cản cho sự phát triển của nền kinh tế, từ đó đưa ra những kế sách kịp thời tháo gỡ, nhiều đại biểu Quốc hội, HĐND kỳ vọng: Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 sẽ tập trung phân tích, mổ xẻ, đề xuất, hiến kế cho Quốc hội những giải pháp đúng, trúng, đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, lấy lại đà tăng trưởng...

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang LÝ THỊ LAN:
Cơ sở cho những quyết sách khơi thông nguồn lực

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 và Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 đã để lại nhiều luận cứ khoa học có tính thực tiễn cao, cung cấp các thông tin bổ ích, định hướng đúng, phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu, điều hành, nhất là hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang LÝ THỊ LAN
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang Lý Thị Lan

Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong nước, dù kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, song tăng trưởng kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, một số động lực tăng trưởng suy giảm. Bởi vậy, tôi cho rằng: Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” rất cần thiết để đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam năm 2023 và giai đoạn 3 năm 2021 - 2023. Đồng thời, nhận diện những "nút thắt", "rào cản", đề xuất các dư địa, tiềm năng phát triển, giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra.

Và chắc chắn, các ý kiến trao đổi, tham luận tại Diễn đàn lần này sẽ cung cấp thêm luận cứ khoa học, thực tiễn làm căn cứ để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ đưa ra các giải pháp kịp thời và phù hợp. Trước mắt, sẽ là nguồn thông tin hữu ích phục vụ kịp thời Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV và công tác hoạch định, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tin rằng, nhiều giải pháp hay, đề xuất chất lượng và gợi ý chính sách đúng, trúng tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 sẽ được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu để xây dựng, ban hành các quyết sách khơi thông nguồn lực, tạo đà thúc đẩy phát triển bền vững.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa LÊ TIẾN LAM:
Nhận diện các "nút thắt", đề xuất các dư địa phát triển

Năm 2022, kinh tế Việt Nam phục hồi rất tích cực, tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Việt Nam đã giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiểm soát, bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế, đời sống Nhân dân tiếp tục được cải thiện. Nhiều chủ trương, đường lối quan trọng được ban hành để xác lập định hướng và các chính sách phát triển kinh tế về trung và dài hạn, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế năm 2023 và những năm tiếp theo… Tôi cho rằng, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 là một trong những yếu tố tác động thiết thực, đóng góp vào thành quả chung của nền kinh tế - xã hội.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa LÊ TIẾN LAM
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa Lê Tiến Lam

Năm 2023, nền kinh tế - xã hội nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trong đó, một số động lực tăng trưởng suy giảm; thị trường tiền tệ, tài chính, bất động sản tiềm ẩn không ít rủi ro; hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường lao động gặp nhiều khó khăn… Bối cảnh này đòi hỏi phải sớm có giải pháp ứng phó trong ngắn hạn và giải pháp mang tầm chiến lược. Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023 xác định chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” rất đúng và trúng. Tôi tin tưởng, Diễn đàn năm nay sẽ tiếp tục đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam năm 2023 và giai đoạn 3 năm 2021 - 2023; nhận diện các "nút thắt", rào cản đối với sự phát triển; đồng thời, đề xuất các dư địa, tiềm năng phát triển.

Với hàng trăm đại biểu là nhà quản lý, doanh nghiệp, chuyên gia đến từ nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau chắc chắn sẽ đem đến Diễn đàn những ý kiến sắc sảo, trọng tâm, hữu ích để cung cấp thêm luận cứ khoa học, thực tiễn, trở thành nguồn thông tin "đầu vào" quan trọng để Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại Kỳ họp thứ Sáu sắp tới.

Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh NGUYỄN THỊ THÚY NGA:
Hiến kế đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững hơn

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 và Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2022 đã để lại nhiều bài học quý, tạo tiền đề cho Quốc hội đưa ra nhiều quyết sách tháo gỡ các điểm “nghẽn” của nền kinh tế thời điểm đó; đồng thời, đóng góp nhiều luận cứ quan trọng cả về khoa học, lý luận và thực tiễn để Quốc hội có những quyết đáp chính xác, đúng đắn, kịp thời về kinh tế - xã hội trong giai đoạn đầy khó khăn, thử thách vừa qua.

Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh NGUYỄN THỊ THÚY NGA
Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thị Thúy Nga

Tôi đánh giá cao việc Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023. Sự kiện đã trở thành thường niên này một lần nữa khẳng định Quốc hội luôn đồng hành với Chính phủ trong xây dựng, ban hành chính sách để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững hơn.

Tôi kỳ vọng, tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023, các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học sẽ tập trung phân tích, mổ xẻ, đánh giá chính xác những thách thức, "điểm nghẽn", rào cản và "nút thắt" hiện nay; tận dụng tốt những cơ hội mới cùng lợi thế về ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp mà Việt Nam đã duy trì được trong suốt thời gian qua… Từ đó đề xuất, hiến kế cho Quốc hội những giải pháp đúng, trúng, đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn, lấy lại đà tăng trưởng và tạo đà cho sự phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, đúng như chủ đề của Diễn đàn "Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững".

Đồng thời, với sự chủ động từ sớm, từ xa sẽ là nguồn thông tin hữu ích cung cấp thêm luận cứ khoa học, thực tiễn để Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong thẩm tra; là nguồn thông tin đầu vào quan trọng để các đại biểu Quốc hôi xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại Kỳ họp thứ Sáu sắp tới.

Quốc hội và Cử tri

Cần chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính sách và cuộc sống

Chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực khiến dữ liệu cá nhân được chuyển lên môi trường điện tử thường xuyên, liên tục hơn, kéo theo đó là tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân cũng diễn ra ngày càng phổ biến; tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân dù pháp luật đã có quy định không cho phép dưới mọi hình thức nhưng thực tế vẫn diễn ra phổ biến, công khai, nhiều hành vi chưa thể xử lý được vì thiếu quy định của pháp luật.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất
Quốc hội và Cử tri

Xem xét tăng thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất

Quan tâm đến thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất quy định tại dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 đề nghị tăng thời hạn của giấy chứng nhận là trên 5 năm. Bởi, thời hạn trên là quá ngắn, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất có điều kiện.

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực
Quốc hội và Cử tri

Cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024 trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đề nghị, Chính phủ ban hành các chính sách ưu đãi mạnh mẽ đối với nhân lực chất lượng cao, bao gồm các cơ chế về tiền lương, phúc lợi và hỗ trợ thuế đối với các chuyên gia, giảng viên và nhà nghiên cứu. Cùng với đó, cơ chế trả lương cần gắn với vị trí việc làm, năng lực và mức độ đóng góp, tạo động lực làm việc, thu hút và giữ chân nhân tài.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo thuận lợi cho nhà giáo khi thuyên chuyển

Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7. Dự thảo luật đã khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nhà giáo. Tuy vậy, đối với vấn đề thuyên chuyển nhà giáo của các cơ sở giáo dục công lập, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ để giáo viên không gặp khó khi thuyên chuyển.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Dựa vào nội lực để phát triển
Chính sách và cuộc sống

Dựa vào nội lực để phát triển

Theo số liệu thống kê, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy, kinh tế tư nhân đã và đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân

Trong kỷ nguyên số, dữ liệu cá nhân được coi là tài sản phi truyền thống và có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân, an toàn, an ninh mạng, an ninh thông tin, an ninh dữ liệu, công nghệ thông tin… Thảo luận về dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật cần tăng cường quyền kiểm soát của người dân đối với dữ liệu cá nhân và quy định chế tài có tính răn đe cao đối với những hành vi xâm phạm.

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đăk-Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách thuế liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, cần rà soát bảo đảm thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các nội dung liên quan đến chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Quốc hội và Cử tri

Đổi mới tư duy, tránh quản lý quá thận trọng

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số ĐBQH cho rằng, dự thảo Luật cần cụ thể hóa đầy đủ Nghị quyết số 57 – NQ/TW của Bộ Chính trị, nhất là yêu cầu đổi mới tư duy quản lý, tránh tư duy "không quản được thì cấm", mở đường cho công nghệ mới qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát. Bởi, nếu quản lý quá thận trọng sẽ kìm hãm đổi mới sáng tạo, khiến doanh nghiệp e ngại thử nghiệm công nghệ mới tại nước ta.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Chống quảng cáo vi phạm trên mạng

Trong những năm gần đây, chống quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng dường như trở thành một cuộc chiến "nhọc nhằn". Quy định giám sát nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách hôm nay, có thể trở thành công cụ hữu hiệu nếu được vận dụng đúng cách.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.