Vụ luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol

Nguyên nhân và hệ quả chính trị

Chiều ngày 14.12, phe đối lập Hàn Quốc đã thành công thúc đẩy Quốc hội thông qua kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, đưa ông trở thành vị tổng thống thứ ba bị luận tội trong lịch sử Hàn Quốc. Kiến nghị luận tội được thông qua với 204 phiếu thuận, 85 phiếu chống, 3 phiếu trắng và 8 phiếu không hợp lệ trong tổng số 300 phiếu. Như vậy có tới 13 nghị sĩ đảng cầm quyền bỏ phiếu chống lại Tổng thống Yoon. Câu hỏi đặt ra hiện nay là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo và quyết định này ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của đất nước.

000.jpg
Tổng thống Yoon Suk Yeol xin lỗi người dân vì quyết định thiết quân luật. Nguồn: Yonhap

Sắc lệnh thiết quân luật

Nguồn cơn của những diễn biến bất ổn trên chính trường Hàn Quốc là sắc lệnh thiết quân luật mà Tổng thống ban hành. Vào đêm ngày 3.12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng thiết quân luật với với lý do để bảo vệ Hàn Quốc trước mối đe dọa từ các lực lượng "chống nhà nước" trong bối cảnh ông đang gặp khó khăn để thúc đẩy chương trình nghị sự của mình trong một Quốc hội do phe đối lập kiểm soát. Mặc dù 6 tiếng sau, tình trạng thiết quân luật đã được dỡ bỏ sau khi các nhà lập pháp bỏ phiếu vô hiệu hóa sắc lệnh này, song sự việc đã làm dấy lên sự bất bình của phe đối lập tại Quốc hội Hàn Quốc cũng như trong dân chúng. Đây cũng là lần đầu tiên một tổng thống Hàn Quốc ban bố lệnh thiết quân luật trong vòng 44 năm qua.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đối mặt với lời kêu gọi từ chức ngay lập tức hoặc bị luận tội, vài giờ sau khi ông chấm dứt lệnh thiết quân luật trong thời gian ngắn khiến quân đội bao vây Quốc hội.

Phe đối lập đang nắm đa số trong Quốc hội gồm 300 ghế, gọi quyết định của Tổng thống là "vi hiến" và yêu cầu Tổng thống hoặc phải từ chức, hoặc phải đối mặt với thủ tục luận tội. Hiến pháp Hàn Quốc nêu rõ thiết quân luật dành riêng cho thời chiến hoặc các tình trạng khẩn cấp quốc gia tương tự khi an toàn công cộng bị đe dọa. Và để ban bố thiết quân luật, tổng thống sẽ phải triệu tập họp nội các trước và thông báo cho cơ quan lập pháp. Tuy nhiên, ông Yoon Suk Yeol đã tự ban bố thiết quân luật mà không hề có những cân nhắc trên.

Hiến pháp Hàn Quốc cho phép Quốc hội đề xuất luận tội nhằm vào tổng thống hoặc các quan chức cấp cao nếu họ "vi phạm hiến pháp hoặc vi phạm bất kỳ luật nào trong quá trình làm việc".

Hai lần bỏ phiếu luận tội

Với căn cứ này, vào ngày 4.12, đảng Dân chủ đối lập chính và 5 đảng đối lập nhỏ đã nộp kiến nghị luận tội đầu tiên nhằm vào Tổng thống lên Quốc hội. Kiến nghị luận tội đã được 190 nhà lập pháp đối lập ký tên mà không có sự ủng hộ từ bất kỳ nhà lập pháp nào của đảng cầm quyền.

Ngày 7.12, Quốc hội Hàn Quốc đã triệu tập phiên toàn thể để bỏ phiếu thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol. Tuy nhiên, sau khoảng 4 tiếng bỏ phiếu tại hội trường, kiến nghị luận tội bị hủy bỏ do không đủ số đại biểu. Các nghị sĩ đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền đã tẩy chay buổi bỏ phiếu bằng cách rời khỏi hội trường Quốc hội. Chỉ có 3 nghị sĩ của PPP ở lại.

Không chấp nhận sau thất bại lần đầu tiên, phe đối lập cho biết họ sẽ trình kiến nghị luận tội “hàng tuần”. Và ngày 14.12, Quốc hội Hàn Quốc họp phiên toàn thể lần thứ hai để bỏ phiếu và đã thành công trong nỗ lực luận tội Tổng thống khi kiến nghị giành được trên 200 phiếu ủng hộ.

Để kiến nghị luận tội được thông qua, Quốc hội phải thông qua với ít nhất 2/3 tổng số nghị sĩ bỏ phiếu thuận. Quốc hội Hàn Quốc hiện có 300 ghế, trong đó phe đối lập đang nắm 191 ghế, còn đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền kiểm soát 108 ghế, một ghế còn lại là nghị sĩ độc lập. Như vậy, phe đối lập đã có được sự ủng hộ của các nghị sĩ đảng cầm quyền đối với quyết định luận tội.

Câu hỏi đối với Tòa án Hiến pháp

Theo quy định của Đạo luật Tòa án Hiến pháp, sau khi kiến nghị luận tội được thông qua, quyết định này sẽ được chuyển lên Tòa án Hiến pháp để xem xét. Tòa án Hiến pháp sẽ quyết định liệu Tổng thống Yoon có vi phạm các tội danh mà Quốc hội cáo buộc và liệu những vi phạm đó có đủ nghiêm trọng để luận tội hay không. Nếu ít nhất 6 trong số 9 thẩm phán bỏ phiếu ủng hộ, ông Yoon sẽ bị phế truất.

Tuy nhiên, quá trình này có thể bị cản trở bởi Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc hiện chỉ có 6 thẩm phán, do 3 người đã nghỉ hưu hồi tháng 10 mà chưa có ứng cử viên kế nhiệm. Cơ quan này đã bỏ quy định cần tối thiểu 7 thẩm phán để xử lý các vụ kiện, nhưng chưa rõ có áp dụng với trường hợp luận tội tổng thống hay không.

Nếu quy định cần ít nhất 7 thẩm phán để phán quyết về đề xuất luận tội tổng thống được duy trì, Tòa án Hiến pháp cần chờ đến khi Quốc hội phê chuẩn ít nhất một thẩm phán mới để tiến hành bỏ phiếu. Và nếu Tòa án chấp thuận phán quyết có tội, ông Yoon sẽ trở thành tổng thống thứ hai trong lịch sử Hàn Quốc bị cách chức thông qua luận tội sau cựu Tổng thống Park Geun-hye vào năm 2017.

Tổng thống đầu tiên bị bắt giữ?

Trước đó, vào ngày 10.12, khi phe đối lập đã thúc đẩy Quốc hội Hàn Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu bắt giữ khẩn cấp Tổng thống Yoon Suk Yeol và 7 nhân vật chủ chốt khác bị tình nghi liên quan đến vụ ban bố tình trạng thiết quân luật.

Những diễn biến mới nhất làm dấy lên câu hỏi liệu Tổng thống Yoon có bị bắt giữ để điều tra hay không? Trong lịch sử Hàn Quốc, chưa từng có tổng thống nào bị bắt khi đương chức. Một trong các lý do là bởi tổng thống được bảo vệ bởi Điều 84 trong Hiến pháp (sửa đổi năm 1987), theo đó: "Tổng thống không bị buộc tội hình sự trong thời gian tại nhiệm, ngoại trừ tội nổi loạn hoặc phản quốc". Tuy nhiên, ông Yoon đang đối mặt với ít nhất 3 cuộc điều tra của ba cơ quan lớn, liên quan lệnh thiết quân luật ông ban bố. Ông bị cáo buộc tội nổi loạn và đã bị cấm xuất cảnh, điều chưa từng xảy ra với một tổng thống tại vị.

Theo Điều 200 của Đạo luật Tố tụng hình sự Hàn Quốc, có thể bắt giữ "bất kỳ nghi phạm hình sự nào phạm các tội có thể bị phạt tử hình; tù có lao động không xác định thời hạn; tù có hoặc không có lao động trên ba năm" và trong trường hợp nghi phạm có khả năng tiêu hủy bằng chứng, trốn chạy. Còn theo Điều 87 của Đạo luật Hình sự, các hình phạt cho hành vi lãnh đạo, tham gia hoặc chỉ huy nổi loạn bao gồm tử hình và tù chung thân. Chiếu theo các điều trên, về lý thuyết, một tổng thống đương nhiệm bị tình nghi nổi loạn có thể bị bắt để điều tra nếu áp dụng nghiêm ngặt các bộ luật đang có hiệu lực.

Nghị viện thế giới

ITN
Nghị viện thế giới

Triết lý lấy con người làm trung tâm

Singapore, quốc gia nhỏ bé không chỉ được biết đến nhờ GDP bình quân đầu người cao mà còn nhờ vào nền công vụ minh bạch, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm. Với khoảng 152.000 nhân sự tại 16 bộ và hơn 50 cục tác vụ (statutory board), đảo quốc sư tử đã xây dựng một mô hình công vụ dựa trên nguyên tắc sáng tạo, bền vững và hướng đến sự phát triển toàn diện.

todayonline.com
Nghị viện thế giới

Tinh giản biên chế để tối ưu hóa nguồn nhân lực

Nổi tiếng với bộ máy hành chính gọn nhẹ và hiệu quả, nền hành chính công vụ của Singapore đã trở thành hình mẫu tiêu biểu của quá trình tối ưu hóa nguồn nhân lực công. Với tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi mới, đảo quốc sư tử đã triển khai một loạt chính sách cải cách nhằm tinh giản biên chế, nâng cao năng suất, đồng thời duy trì chất lượng dịch vụ công hiệu quả hàng đầu. Những bước đi này không chỉ thể hiện tư duy quản lý hiện đại, mà còn mang lại nhiều bài học quý giá cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Lương công chức - chìa khóa cho mọi cải cách

Singapore từ lâu được nhìn nhận như hình mẫu toàn cầu về việc xây dựng một hệ thống công vụ minh bạch, hiệu quả và có sức hút mạnh mẽ đối với nhân tài. Thành công này không chỉ đến từ những biện pháp cải cách táo bạo, mà còn nằm ở chiến lược cốt lõi: chính sách lương thưởng công chức. Đây được xem là nền tảng vững chắc và "chìa khóa vàng" thúc đẩy mọi thay đổi, từ nâng cao hiệu suất làm việc đến củng cố lòng tin của xã hội vào bộ máy công quyền.

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Định hướng lại cách tiếp cận đúng đắn

Tuần trước, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thực hiện bước đi quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em trong độ tuổi mầm non khi thông qua Luật Giáo dục mầm non mang tính đột phá. Được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc phê chuẩn, luật sẽ có hiệu lực từ 1.6.2025. Với 85 điều khoản chia thành 9 chương, văn bản pháp lý này hướng tới mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng và tính phổ cập của giáo dục mầm non, đồng thời giảm thiểu bất bình đẳng và thúc đẩy mô hình giáo dục theo hướng phục vụ công ích.

ITN
Nghị viện thế giới

Cải cách toàn diện chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ nhỏ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều bất cập về thu nhập, phúc lợi và cơ hội nghề nghiệp. Để khắc phục, Luật Giáo dục mầm non mới được ban hành nhằm nâng cao điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhấn mạnh nguyên tắc "cùng công việc, cùng mức lương", áp dụng cho tất cả giáo viên, bất kể giáo viên trong hay ngoài biên chế.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Giáo dục nâng cao từ cấp mầm non và những hệ lụy

Giáo dục mầm non không chỉ là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng và nhận thức cơ bản, mà còn là giai đoạn quan trọng xây dựng nền tảng học tập lâu dài và nhân cách của trẻ. Tại Trung Quốc, giáo dục mầm non được coi là dịch vụ phúc lợi công thiết yếu, được nhà nước chú trọng đầu tư và quản lý. Từ những năm 1950, khi Hội đồng Nhà nước đưa ra những quyết định đầu tiên về cải cách hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non đã bắt đầu phát triển có hệ thống và tổ chức rõ ràng.

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng
Quốc tế

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng

Jordan vừa ban hành Luật Điện lực mới, thay thế luật cũ có hiệu lực từ năm 2002, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chính sách năng lượng của quốc gia Trung Đông. Luật này thúc đẩy mô hình hợp tác công-tư (PPP), khuyến khích đầu tư vào các cơ sở lưu trữ năng lượng và dự án hydro xanh nhằm tăng cường tính tự chủ năng lượng, hỗ trợ phát triển bền vững và hiện đại hóa lĩnh vực điện lực của Jordan.

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ
Nghị viện thế giới

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ

Mặc dù internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng thời gian sử dụng gia tăng cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ trẻ em bị dụ dỗ trực tuyến trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bối cảnh tấn công trực tuyến và xâm hại trẻ em qua mạng ngày càng tinh vi, Ấn Độ đã đưa ra những chiến lược bảo vệ hiệu quả và khuyến khích việc hiểu biết đầy đủ về vấn đề này.

annelimky.com
Nghị viện thế giới

Cách tiếp cận đa dạng của các nước và khu vực

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, nhiều quốc gia đã chủ động thúc đẩy các đạo luật và chính sách nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các mối nguy hại trực tuyến. Những sáng kiến pháp lý này không chỉ giúp ngăn chặn bạo lực mạng, mà còn tạo môi trường trực tuyến an toàn, lành mạnh, giúp thế hệ trẻ phát triển và trải nghiệm công nghệ một cách tích cực.

 Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)
Nghị viện thế giới

Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)

Đạo luật Phòng, Chống mua bán người của Thái Lan năm 2008 (Anti - Trafficking in Persons Act B.E. 2551) đã bãi bỏ và thay thế Đạo luật năm 1998 về các Biện pháp phòng ngừa và trấn áp nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, với trọng tâm chính là hai chữ P: Bảo vệ (Protection) các nạn nhân trong khi trừng phạt (Punishment) nghiêm khắc đối với những kẻ buôn người và kẻ tham gia loại hình tội phạm nguy hiểm này.