Ngày khai mạc Quốc hội khóa mới và những đặc quyền của nghị sĩ Mỹ

Các nghị sĩ Mỹ được hưởng nhiều đặc quyền đáng kể, bảo đảm cho họ yên tâm làm nhiệm vụ đại diện cho dân ngay từ ngày làm việc đầu tiên của Quốc hội khóa mới. Đây là ngày rất được chú ý vì nó là khởi đầu cho một nhiệm kỳ đầy trách nhiệm.

Ngày làm việc đầu tiên

Điều 1, Phần 2 của Hiến pháp đặt ra nhiệm kỳ hai năm cho các thành viên của Hạ viện Mỹ. Còn các thành viên Thượng viện có nhiệm kỳ 6 năm nhưng cứ 2 năm lại bầu lại 1/3 số Thượng nghị sĩ. Quốc hội Mỹ tổ chức hai “kỳ họp” cho mỗi nhiệm kỳ, mỗi kỳ họp kéo dài một năm, bắt đầu vào ngày 3.1 (hoặc một ngày nào khác theo sự chọn lựa của Quốc hội). Chẳng hạn năm 2014, Quốc hội lần thứ 114 của Mỹ được triệu tập vào ngày 6.1. Vào một thời điểm được chọn trong hai tháng đầu của mỗi kỳ họp, Tổng thống sẽ đọc Diễn văn Liên bang, thẩm định tình hình quốc gia và phác thảo những dự luật sẽ trình Quốc hội.

Một số thủ tục đáng chú ý mà Hạ viện làm trong ngày làm việc đầu tiên có thể kể đến là việc bầu ra Chủ tịch Hạ viện; tuyên thệ của các thành viên Quốc hội mới được bầu và tái đắc cử; thông qua các quy tắc của Hạ viện cho Quốc hội mới; thông qua các nghị quyết hành chính khác nhau và nhất trí các thỏa thuận; và thông báo về các chính sách của Chủ tịch Hạ viện về các thông lệ nhất định…

Đặc biệt, trong số thủ tục trên, tuyên thệ của các nghị sĩ rất được nhiều người chú ý. Để bắt đầu nhiệm kỳ mới, toàn thể Hạ nghị sĩ và một phần ba Thượng nghị sĩ sẽ đọc dõng dạc nội dung sau: “Tôi long trọng tuyên thệ rằng tôi sẽ ủng hộ và bảo vệ Hiến pháp Mỹ chống lại mọi kẻ thù, trong và ngoài nước; tôi tin tưởng và trung thành với Hiến pháp; tôi nhận lãnh trách nhiệm này tự nguyện, không hề dè dặt, cũng không né tránh; tôi sẽ tận tụy hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của trọng trách mà tôi sắp đảm nhận; cầu xin Chúa phù hộ tôi”.

Vào ngày đầu tiên của Quốc hội Mỹ, Hạ viện cũng thường thông qua các nghị quyết chỉ định một số hoặc nhiều thành viên của mình các Ủy ban. Quá trình này thường được tiếp tục trong vài tuần nữa. Quá trình phân công Ủy ban chủ yếu diễn ra trong các nhóm đảng, Hội nghị đảng Cộng hòa và Cuộc họp kín của đảng Dân chủ. Vai trò của các Ủy ban ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện đều rất quan trọng vì không phải mọi thành viên của Quốc hội đều là các chuyên gia về mọi lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Do đó, các Ủy ban được thành lập nhằm cung cấp các thông tin quý cho Quốc hội, bằng cách xem xét các vấn đề cần thảo luận rồi tường trình cho Quốc hội. Quốc hội Mỹ phân bổ chức trách làm luật, giám sát, và nội chính cho khoảng 200 ủy ban và tiểu ban.

Một số công việc khác cũng được thực hiện ở Hạ viện trong ngày đầu tiên, chẳng hạn như thông qua nghị quyết đối với thẩm phán hoặc một thành viên Quốc hội thực hiện việc tuyên thệ nhậm chức cho một hoặc nhiều thành viên đắc cử vắng mặt. Ngoài ra, khi bắt đầu một Quốc hội mới sau cuộc bầu cử tổng thống, Hạ viện và Thượng viện cũng phải thông qua một nghị quyết đồng ý họp chung để đếm số phiếu đại cử tri bầu Tổng thống và Phó Tổng thống.

Các thành viên của Quốc hội thứ 117 của Mỹ tuyên thệ trong ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Nguồn: ITN
Các thành viên của Quốc hội thứ 117 của Mỹ tuyên thệ trong ngày đầu tiên của nhiệm kỳ

Nguồn: ITN 

Một số đặc quyền của nghị sĩ Mỹ

Theo Wikipedia, Hiến pháp đất nước cờ hoa ban cho nghị sĩ lưỡng viện quyền không bị bắt giữ trong mọi tình huống ngoại trừ khi phạm tội phản quốc, các trọng tội và tội gây rối. Đặc quyền miễn trừ này được áp dụng cho các nghị sĩ “trong khi đang tham dự các phiên họp của Quốc hội, khi đang trên đường đến dự họp và khi trở về”. Hạ viện ban hành các quy định nghiêm ngặt nhằm bảo vệ quyền này. Một nghị sĩ Hạ viện không được phép khước từ quyền đặc miễn tài phán trừ khi có sự cho phép của toàn thể Hạ viện. Quy định của Thượng viện ít nghiêm ngặt hơn, cho phép các Thượng nghị sĩ khước từ đặc quyền này khi họ thấy thích hợp.

Hiến pháp cũng bảo đảm quyền tự do tranh luận tại hai viện, “các nghị sĩ không bị xét hỏi về những điều họ phát biểu hay tranh luận tại Quốc hội". Do đó, một nghị sĩ sẽ không bị truy tố vì tội vu khống hoặc phỉ báng vì những nhận xét người này đưa ra tại nghị trường. Tuy nhiên, mỗi viện đều lập ra các quy định nhằm hạn chế các phát biểu có mục đích xúc phạm người khác, và có biện pháp chế tài đối với các nghị sĩ vi phạm.

Một đặc quyền khác được dành cho các thành viên Quốc hội là quyền sử dụng Thư viện Quốc hội. Một trong những nhiệm vụ của thư viện khổng lồ này là phục vụ các nghị sĩ và nhân viên Quốc hội. Để thực thi nhiệm vụ này, cơ quan Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội cung cấp những sưu khảo chi tiết, cập nhật, và phi đảng phái cho các Thượng nghị sĩ, dân biểu, và nhân viên của họ nhằm giúp họ hoàn thành các chức trách thường nhật.

Ngăn cản công tác của Quốc hội là một tội hình sự chiếu theo luật liên bang, được biết đến như là tội khinh mạn Quốc hội. Do đó, Quốc hội có quyền truy tố các cá nhân về tội khinh mạn, nhưng không thể áp đặt bất cứ hình phạt nào. Hệ thống tư pháp sẽ xét xử theo trình tự thông thường dành cho một vụ án hình sự. Nếu bị buộc tội, bị cáo có thể nhận mức án bị giam giữ lên đến một năm.

Tổ chức hoạt động

Tăng tốc để phát triển
Nghị viện thế giới

Tăng tốc để phát triển

Trung Quốc là một trong những quốc gia dẫn đầu về fintech toàn cầu và đi đầu trong các loại hình kinh doanh fintech, nhất là lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số. Vì thế, các quy định liên quan cũng tăng tốc để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực này.
Khả năng vô tận
Nghị viện thế giới

Khả năng vô tận

Mexico là quốc gia có fintech phát triển mạnh mẽ và là nước đi đầu trong việc đưa ra luật liên quan đến lĩnh vực này tại Mỹ Latin. Sự mở rộng nhanh chóng của fintech đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực gắn liền với các dịch vụ tài chính truyền thống ở đất nước "chiếc nón sombrero".
Cần những quy định quy củ và cập nhật
Nghị viện thế giới

Cần những quy định quy củ và cập nhật

​​​​​​​Vài năm qua thế giới đã chứng kiến sự phát triển chưa từng có trong công nghệ tài chính (fintech), bao gồm sự đổi mới trong thanh toán di động, tiền tệ kỹ thuật số, công nghệ blockchain và sổ cái phân tán, cho vay ngang hàng và cho vay trên thị trường… Fintech góp phần phá vỡ nhiều rào cản của thị trường tài chính, tuy nhiên song hành với nó cần sự củng cố và cập nhật của hệ thống pháp luật cùng các quy định liên quan để bảo đảm lĩnh vực mới này phát triển ổn định và quy củ.
Rủi ro khi dỡ bỏ bản quyền vaccine
Nghị viện thế giới

Rủi ro khi dỡ bỏ bản quyền vaccine

Có nhiều lý do để một số nước trong đó có châu Âu phản đối việc tạm thời dỡ bỏ bản quyền vaccine. Họp báo về vấn đề này hôm 6.5, phát ngôn viên của Chính phủ Đức cảnh báo việc này sẽ làm các hãng dược, các công ty công nghệ sinh học mất động lực nghiên cứu, phát triển vaccine, tác động tiêu cực đến toàn bộ ngành công nghiệp vaccine nói chung. Vì thế “việc bảo vệ tài sản trí tuệ là nguồn lực cho sáng tạo và phải được duy trì trong tương lai”.
Những "bóng ma" ngoài Covid-19
Bầu cử

Những "bóng ma" ngoài Covid-19

Bên cạnh việc làm lung lay nền tảng của các chính sách và thực tiễn bầu cử đã được củng cố trong nhiều thập kỷ buộc chúng phải thích ứng và thay đổi, đại dịch cũng làm sáng tỏ những thách thức mới mà các cơ quan quản lý bầu cử nên lường trước trong việc quản lý các cuộc bầu cử trong tương lai.
Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu
Bầu cử

Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu

Nếu trước kia, bỏ phiếu truyền thống được coi là chuẩn mực của hoạt động bầu cử, thì sau khi xảy ra đại dịch Covid-19, người ta đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc cần thiết phải có những hình thức bỏ phiếu khác ngay cả khi đất nước không trong tình trạng khẩn cấp.
Bỏ phiếu truyền thống có còn là chuẩn mực?
Bầu cử

Bỏ phiếu truyền thống có còn là chuẩn mực?

Hiện tại, hầu hết các quốc gia, tiểu bang và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới tiến hành bầu cử thông qua phương pháp bỏ phiếu truyền thống: trong ngày bầu cử, để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, những người đủ điều kiện bỏ phiếu phải có mặt tại điểm bỏ phiếu được chỉ định ở khu vực bầu cử đăng ký.
Thách thức đối với nhân viên bầu cử
Bầu cử

Thách thức đối với nhân viên bầu cử

Việc tổ chức các cuộc bầu cử đòi hỏi nhiều nhân lực. Trong bối cảnh mỗi nước đều đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đầy thách thức, vai trò của các nhân viên bầu cử càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong khi thách thức và rủi ro đối với họ cũng phức tạp hơn vì họ là những người trực tiếp gặp gỡ và tiếp xúc với cử tri, phát phiếu bầu và giám sát các điểm bỏ phiếu.
Chi phí tăng cao vì Covid-19
Bầu cử

Chi phí tăng cao vì Covid-19

Các cuộc bầu cử không hề rẻ vì phải liên quan đến việc sử dụng hàng nghìn nhân viên thời vụ, thuê mặt bằng, in ấn khối lượng lớn tài liệu bầu cử... Chi phí cho các cuộc bầu cử thường có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, nhưng những thách thức tài chính này còn gia tăng đáng kể do đại dịch Covid-19. Điều này chủ yếu là cơ quan tổ chức bầu cử phải tăng cường các chi phí liên quan đến các biện pháp giảm thiểu rủi ro, bao gồm cả các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn khu vực bỏ phiếu cũng như thiết kế các hình thức bỏ phiếu đặc biệt.
Đầu tư cho dân chủ
Bầu cử

Đầu tư cho dân chủ

Điều khiến các nhà dân chủ lo lắng không chỉ là chi phí bầu cử ngày càng tăng, mà là ngân sách cho bầu cử đang ngày càng bị thu hẹp.
Bảo đảm quyền bầu cử cho mọi đối tượng trong đại dịch
Bầu cử

Bảo đảm quyền bầu cử cho mọi đối tượng trong đại dịch

Bầu cử là một quyền dân chủ cơ bản. Nhưng trong khi nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp đặc biệt để cho phép những người nhiễm SARS-Cov-2 và những người tự cách ly có thể bỏ phiếu, thì một số quốc gia lại đưa ra quy định ngăn cấm, tước đi quyền công dân cơ bản của họ.
Hàn Quốc làm thế nào để bầu cử an toàn?
Bầu cử

Hàn Quốc làm thế nào để bầu cử an toàn?

Hàn Quốc là nước đầu tiên tổ chức bầu cử cấp quốc gia trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trong khi nhiều nước quyết định hoãn các cuộc bầu cử. Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với tình huống khó khăn: Làm thế nào để tổ chức một cuộc bầu cử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 mà không khiến dịch bệnh lây lan rộng.
Hoãn bầu cử: Bãi lầy pháp lý
Bầu cử

Hoãn bầu cử: Bãi lầy pháp lý

Đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế đang lan rộng và những thách thức trong việc tổ chức bầu cử giữa đại dịch, một số nước đã lựa chọn hoãn bầu cử hoặc sửa đổi phương thức bầu cử. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lựa chọn này phải đối mặt với những rủi ro pháp lý vô cùng lớn bởi các cuộc bầu cử là cần thiết để giữ được niềm tin của công chúng và bảo đảm tính hợp hiến.
Điều chỉnh cách thức bầu cử: Cần cẩn trọng và sáng suốt
Bầu cử

Điều chỉnh cách thức bầu cử: Cần cẩn trọng và sáng suốt

Ngoài quyết định hoãn bầu cử, nhiều quốc gia đang xem xét sửa đổi cách thức tiến hành bầu cử, bao gồm áp dụng một phần hoặc toàn bộ phương pháp bỏ phiếu qua bưu điện. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cuộc thảo luận xung quanh việc bỏ phiếu qua internet, các ứng dụng điện thoại di động.
Tầm nhìn 2030 - Sự chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu dầu mỏ
Nghị viện thế giới

Tầm nhìn 2030 - Sự chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu dầu mỏ

Ảrập Xêút - một quốc gia Trung Đông giàu có và khép kín - đang nỗ lực chuyển mình, cởi mở và tiến gần hơn những chuẩn mực mang tầm thời đại. Với việc đề ra Tầm nhìn 2030, Ảrập Xêút đang lên kế hoạch thay đổi mọi mặt từ kinh tế, xã hội, công nghệ của đất nước, chuẩn bị cho quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới bước vào kỷ nguyên hậu dầu mỏ. Trong khuôn khổ Tầm nhìn 2030, rất nhiều dự án phát triển mô hình thành phố siêu thông minh được lên kế hoạch và bắt đầu được thi công.
The Line - thành phố không carbon
Thế giới 24h

The Line - thành phố không carbon

Ngày 10.1 vừa qua, Thái tử Ảrập Xêút Mohammed bin Salman đã công bố kế hoạch xây dựng một thành phố không carbon trong khuôn khổ của dự án mega city NEOM. Đây sẽ là nơi sinh sống của một triệu người, không có ô tô và không có đường phố.
Biến viễn tưởng thành hiện thực
Nghị viện thế giới

Biến viễn tưởng thành hiện thực

Ảrập Xêút đã bắt đầu xây dựng các khu vực đô thị đầu tiên trong dự án phát triển "siêu thành phố” NEOM trị giá khoảng 500 tỷ USD, với quy mô bằng 33 lần thành phố New York của Mỹ. Được trang bị những công nghệ tiên tiến bậc nhất như mặt trăng nhân tạo, ô tô bay, nhân viên robot… "siêu thành phố" này được đánh giá là dự án tham vọng nhất thế giới nhằm biến trí tưởng tượng của con người thành hiện thực.
Nguyên tắc đồng thuận ở DPR
Nghị viện thế giới

Nguyên tắc đồng thuận ở DPR

Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Đại diện nhân dân (DPR - Hạ viện) chịu ảnh hưởng lớn từ cơ cấu đảng phái. Các đảng có ghế trong Hạ viện Indonesia sẽ thành lập các nhóm đảng (factions), tạo nên cơ chế hoạt động của cơ quan này. Thông thường, các đảng lớn đồng thời cũng là những nhóm đảng, nhưng các đảng nhỏ thì phải hợp lại với nhau để tạo thành nhóm đảng. Mỗi nhóm đảng đều có người trong các Ủy ban và các cơ quan quan trọng khác của Hạ viện ứng với tỷ lệ của mỗi nhóm đảng.