COVID-19 và những thách thức đối với hoạt động bầu cử

Điều chỉnh cách thức bầu cử: Cần cẩn trọng và sáng suốt

Ngoài quyết định hoãn bầu cử, nhiều quốc gia đang xem xét sửa đổi cách thức tiến hành bầu cử, bao gồm áp dụng một phần hoặc toàn bộ phương pháp bỏ phiếu qua bưu điện. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cuộc thảo luận xung quanh việc bỏ phiếu qua internet, các ứng dụng điện thoại di động.

Dù là lựa chọn nào, như Tổ chức quốc tế vì hệ thống bầu cử (IFES) đã lưu ý trong Hướng dẫn và Khuyến nghị cho hoạt động Bầu cử trong đại dịch Covid-19: “Điều quan trọng là các cơ quan quản lý bầu cử và các cơ quan công quyền trên toàn thế giới phải đưa ra các quyết định hợp lý và sáng suốt… trên cơ sở khuyến nghị của các cơ quan y tế. Các quyết định này có thể được điều chỉnh tùy thuộc vào năng lực y tế công cộng của mỗi quốc gia, mức độ lây lan của dịch bệnh và các yếu tố khác”.

Bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc sửa đổi cách thức bỏ phiếu cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng về khuôn khổ pháp lý về bầu cử, vốn là cơ sở cho việc tổ chức các cuộc bầu cử. Trong nhiều trường hợp, luật bầu cử quy định quy trình bầu cử cụ thể, đôi khi còn ấn định thời gian, thậm chí ngày giờ cụ thể. Muốn sửa đổi cách thức bầu cử cần phải những quy định liên quan làm cơ sở để tiến hành bầu cử trong “giao thức mới”. Việc làm này là vô cùng cần thiết, bởi nó không chỉ liên quan đến cách thức bỏ phiếu mà còn có thể ảnh hưởng đến các khâu khác của quá trình bầu cử như đăng ký cử tri, vận động bầu cử và kiểm phiếu.

Khi các chi tiết này được đưa ra trong khuôn khổ quy định hành chính, cơ quan quản lý bầu cử có thể thực hiện những thay đổi một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ngay cả khi có thể đưa ra các sửa đổi cách thức bằng một mệnh lệnh hành chính, vẫn cần phải cân nhắc, xem xét và tham vấn cẩn thận, bao gồm những đánh giá xem liệu những thay đổi đó có cần kèm theo các điều kiện cho trường hợp ngừng áp dụng hay thực sự có lợi để duy trì lâu dài. Ví dụ, các biện pháp để tránh tình trạng đông đúc, ùn tắc tại các điểm bỏ phiếu như cho phép bỏ phiếu trước, đặt các trạm bỏ phiếu bên lề đường hoặc bỏ phiếu qua đường bưu điện… Các biện pháp này ngoài có tác dụng giúp tránh đông đúc ở điểm bỏ phiếu, giúp hạn chế lây nhiễm virus, mà trong các hoàn cảnh bình thường sẽ tạo điều kiện cho người khuyết tật và người cao tuổi bỏ phiếu thuận tiện hơn.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Trong một số bối cảnh, các quyết định hoãn hoặc sửa đổi cách thức bầu cử có thể bị chính trị hóa và gây tranh cãi gay gắt. Các đảng phái, đặc biệt là phe đối lập có xu hướng phản đối các quyết định này tại tòa án với nhiều động cơ khác nhau. Chẳng hạn hồi tháng 4 năm ngoái, Tòa án Tối cao Mỹ đã phải xem xét một vụ tranh chấp như vậy liên quan đến câu hỏi liệu việc bỏ phiếu vắng mặt gửi qua bưu điện và đóng dấu bưu điện sau Ngày bầu cử có được tính là hợp lệ hay không?

Thật không may, chúng ta chưa có cơ quan pháp luật rõ ràng để hướng dẫn việc ra quyết định cũng như hỗ trợ các biện pháp xử lý hợp lý và công bằng để vừa bảo đảm nền dân chủ vừa bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Ví dụ, có nên có các hình thức giám sát khác nhau đối với các loại hình bầu cử khác nhau không? Những yếu tố nào cần thiết cho quá trình quyết định: ví dụ, sự an toàn của nhân viên thăm dò ý kiến, thời hạn hiến pháp hoặc sự sẵn có của các quy trình bỏ phiếu thay thế? Và, những loại biện pháp xử lý nào mà tòa án có thể áp dụng trong trường hợp hoãn hoặc sửa đổi cách thức tiến hành một cuộc bầu cử? Đây là những câu hỏi chưa có câu trả lời rõ ràng và cần các cơ quan nghiên cứu bầu cử tiếp tục tìm hiểu, đưa ra hướng đi thỏa đáng cho các quốc gia.

Bầu cử

Những "bóng ma" ngoài Covid-19
Bầu cử

Những "bóng ma" ngoài Covid-19

Bên cạnh việc làm lung lay nền tảng của các chính sách và thực tiễn bầu cử đã được củng cố trong nhiều thập kỷ buộc chúng phải thích ứng và thay đổi, đại dịch cũng làm sáng tỏ những thách thức mới mà các cơ quan quản lý bầu cử nên lường trước trong việc quản lý các cuộc bầu cử trong tương lai.
Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu
Bầu cử

Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu

Nếu trước kia, bỏ phiếu truyền thống được coi là chuẩn mực của hoạt động bầu cử, thì sau khi xảy ra đại dịch Covid-19, người ta đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc cần thiết phải có những hình thức bỏ phiếu khác ngay cả khi đất nước không trong tình trạng khẩn cấp.
Bỏ phiếu truyền thống có còn là chuẩn mực?
Bầu cử

Bỏ phiếu truyền thống có còn là chuẩn mực?

Hiện tại, hầu hết các quốc gia, tiểu bang và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới tiến hành bầu cử thông qua phương pháp bỏ phiếu truyền thống: trong ngày bầu cử, để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, những người đủ điều kiện bỏ phiếu phải có mặt tại điểm bỏ phiếu được chỉ định ở khu vực bầu cử đăng ký.
Thách thức đối với nhân viên bầu cử
Bầu cử

Thách thức đối với nhân viên bầu cử

Việc tổ chức các cuộc bầu cử đòi hỏi nhiều nhân lực. Trong bối cảnh mỗi nước đều đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đầy thách thức, vai trò của các nhân viên bầu cử càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong khi thách thức và rủi ro đối với họ cũng phức tạp hơn vì họ là những người trực tiếp gặp gỡ và tiếp xúc với cử tri, phát phiếu bầu và giám sát các điểm bỏ phiếu.
Chi phí tăng cao vì Covid-19
Bầu cử

Chi phí tăng cao vì Covid-19

Các cuộc bầu cử không hề rẻ vì phải liên quan đến việc sử dụng hàng nghìn nhân viên thời vụ, thuê mặt bằng, in ấn khối lượng lớn tài liệu bầu cử... Chi phí cho các cuộc bầu cử thường có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, nhưng những thách thức tài chính này còn gia tăng đáng kể do đại dịch Covid-19. Điều này chủ yếu là cơ quan tổ chức bầu cử phải tăng cường các chi phí liên quan đến các biện pháp giảm thiểu rủi ro, bao gồm cả các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn khu vực bỏ phiếu cũng như thiết kế các hình thức bỏ phiếu đặc biệt.
Đầu tư cho dân chủ
Bầu cử

Đầu tư cho dân chủ

Điều khiến các nhà dân chủ lo lắng không chỉ là chi phí bầu cử ngày càng tăng, mà là ngân sách cho bầu cử đang ngày càng bị thu hẹp.
Bảo đảm quyền bầu cử cho mọi đối tượng trong đại dịch
Bầu cử

Bảo đảm quyền bầu cử cho mọi đối tượng trong đại dịch

Bầu cử là một quyền dân chủ cơ bản. Nhưng trong khi nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp đặc biệt để cho phép những người nhiễm SARS-Cov-2 và những người tự cách ly có thể bỏ phiếu, thì một số quốc gia lại đưa ra quy định ngăn cấm, tước đi quyền công dân cơ bản của họ.
Hàn Quốc làm thế nào để bầu cử an toàn?
Bầu cử

Hàn Quốc làm thế nào để bầu cử an toàn?

Hàn Quốc là nước đầu tiên tổ chức bầu cử cấp quốc gia trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trong khi nhiều nước quyết định hoãn các cuộc bầu cử. Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với tình huống khó khăn: Làm thế nào để tổ chức một cuộc bầu cử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 mà không khiến dịch bệnh lây lan rộng.
Hoãn bầu cử: Bãi lầy pháp lý
Bầu cử

Hoãn bầu cử: Bãi lầy pháp lý

Đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế đang lan rộng và những thách thức trong việc tổ chức bầu cử giữa đại dịch, một số nước đã lựa chọn hoãn bầu cử hoặc sửa đổi phương thức bầu cử. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lựa chọn này phải đối mặt với những rủi ro pháp lý vô cùng lớn bởi các cuộc bầu cử là cần thiết để giữ được niềm tin của công chúng và bảo đảm tính hợp hiến.
Siêu bầu cử 2019
Bầu cử

Siêu bầu cử 2019

Cuộc tổng tuyển cử năm 2019 của Indonesia, quốc gia với 17.000 đảo lớn nhỏ, được giới chuyên gia nhận định là cuộc bầu cử trong 1 ngày lớn nhất và phức tạp nhất thế giới khi lần đầu tiên trong lịch sử, Tổng thống và Quốc hội (Hội nghị Hiệp thương nhân dân - MPR) của Indonesia được tổ chức cùng một lúc. Đây là cuộc siêu bầu cử với 193 triệu cử tri tham gia bỏ phiếu để bầu cùng một lúc 6 vị trí quan trọng.