Covid-19 và những thách thức đối với hoạt động bầu cử

Hoãn bầu cử: Bãi lầy pháp lý

Đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế đang lan rộng và những thách thức trong việc tổ chức bầu cử giữa đại dịch, một số nước đã lựa chọn hoãn bầu cử hoặc sửa đổi phương thức bầu cử. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lựa chọn này phải đối mặt với những rủi ro pháp lý vô cùng lớn bởi các cuộc bầu cử là cần thiết để giữ được niềm tin của công chúng và bảo đảm tính hợp hiến.

Theo Dự án nghiên cứu “Tổng quan toàn cầu về tác động của Covid-19 đối với bầu cử” do Viện Quốc tế về dân chủ và hỗ trợ bầu cử (International IDEA) tiến hành, tính từ ngày 21.2.2020 đến ngày 1.12.2021, ít nhất 75 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu đã quyết định hoãn các cuộc bầu cử quốc gia và địa phương do Covid-19, trong đó có ít nhất 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã quyết định hoãn các cuộc bầu cử quốc gia và trưng cầu dân ý; Chỉ có khoảng 105 quốc gia và vùng lãnh thổ đã quyết định tổ chức bầu cử quốc gia hoặc địa phương bất chấp những lo ngại liên quan đến Covid-19.

Quyết định tạm hoãn bầu cử trong bối cảnh dịch bệnh lây lan khó kiểm soát là quan trọng và cần thiết nhưng lại phải đối mặt với những vấn đề pháp lý vô cùng phức tạp. Bầu cử định kỳ là bước quyết định cho tiến trình chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và dân chủ. Thời hạn tổ chức các cuộc bầu cử thường được đưa vào khuôn khổ luật pháp hoặc hiến pháp của một quốc gia. Ví dụ, luật pháp Mỹ yêu cầu cuộc bầu cử tổng thống phải diễn ra vào thứ ba đầu tiên sau ngày thứ hai đầu tiên của tháng 11; đồng thời, Hiến pháp yêu cầu Quốc hội tuyên thệ nhậm chức vào ngày 3.1 và tổng thống vào ngày 20.3 năm sau.

Đôi khi, khuôn khổ Hiến pháp hoặc luật pháp của một số nước có thể quy định tính liên tục của Chính phủ ngoài thời hạn được ủy quyền, nhưng cũng không ít nước lại không có bất kỳ quy định nào. Ví dụ, Hiến pháp Myanmar quy định khá rõ ràng: “Sau khi kết thúc nhiệm kỳ đương nhiệm, Tổng thống và các Phó Tổng thống (được bầu gián tiếp) sẽ tiếp tục nhiệm vụ của mình cho đến khi Tổng thống mới được bầu hợp lệ”, nhưng lại không có quy định tương tự đối với các thành viên của Nghị viện. Do đó, nếu Myanmar buộc phải hoãn bầu cử Nghị viện, khi nhiệm kỳ của các nghị sĩ kết thúc, sẽ đặt ra câu hỏi về tính hợp pháp của những người nắm giữ chức vụ, ngay cả trong trường hợp áp đặt tình trạng khẩn cấp.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Ví dụ ở bang New South Wales, các cuộc bầu cử chính quyền địa phương đã bị hoãn lại 1 năm, đồng nghĩa với việc các thị trưởng và thành viên hội đồng địa phương tiếp tục nắm quyền thêm 12 tháng nữa.

Sri Lanka cũng chưa ấn định thời điểm mới sau khi hoãn bầu cử Quốc hội theo dự kiến ban đầu vào ngày 25.4. Việc trì hoãn đã khiến nước này rơi vào tình thế khó khăn về mặt hiến pháp do Quốc hội đã giải tán trước thời điểm diễn ra cuộc bầu cử theo dự kiến ban đầu, vì thế về mặt kỹ thuật, nước này hiện đang không có Quốc hội.

Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Sri Lanka Mahinda Deshapriya cho biết, việc ấn định lại thời điểm bầu cử là điều cần thiết để giữ được lòng tin của công chúng đối với quá trình này. Bất cứ quyết định nào về việc trì hoãn bầu cử cũng phải được thực hiện với sự ủng hộ từ các chính đảng, để tránh tình trạng các nhà lãnh đạo đơn phương ra quyết định nhằm kéo dài nhiệm kỳ của mình.

Luật pháp một số nước cũng cho phép tạm thời đình chỉ thực hiện một số quyền - bao gồm quyền bầu cử và ứng cử - trong những tình huống khẩn cấp và nhiều quốc gia đã dựa vào các điều khoản như vậy để hoãn các cuộc bầu cử hoặc trưng cầu dân ý do Covid-19. Ví dụ như Chile, Pháp, Serbia và Vương quốc Anh. Tuy nhiên, đối với các quốc gia thiếu những quy định liên quan đến lĩnh vực này, có thể dẫn đến áp lực phải tiến hành bầu cử hoặc có nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp.

Trách nhiệm đưa ra các quyết định khó khăn về việc hoãn hoặc thay đổi cách thức cuộc bầu cử là khác nhau giữa các quốc gia và với nhiều nước, điều này sẽ càng trở nên khó khăn khi cơ sở pháp lý để đưa ra một quyết định hoãn bầu cử của nước đó không rõ ràng. Ở một số quốc gia, cơ quan quản lý bầu cử có trách nhiệm ấn định ngày bầu cử trong thời hạn hiến định (ví dụ như Ethiopia); ở một số nước khác, quyền lực này lại thuộc về cơ quan hành pháp (New Zealand). Dù quyền lực ra quyết định thuộc về ai, đứng trước một quyết định liên quan đến việc hoãn bầu cử, cần phải tham khảo ý kiến ​​cẩn thận để xem xét vấn đề cũng như cân nhắc các lựa chọn.

Bầu cử

Những "bóng ma" ngoài Covid-19
Bầu cử

Những "bóng ma" ngoài Covid-19

Bên cạnh việc làm lung lay nền tảng của các chính sách và thực tiễn bầu cử đã được củng cố trong nhiều thập kỷ buộc chúng phải thích ứng và thay đổi, đại dịch cũng làm sáng tỏ những thách thức mới mà các cơ quan quản lý bầu cử nên lường trước trong việc quản lý các cuộc bầu cử trong tương lai.
Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu
Bầu cử

Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu

Nếu trước kia, bỏ phiếu truyền thống được coi là chuẩn mực của hoạt động bầu cử, thì sau khi xảy ra đại dịch Covid-19, người ta đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc cần thiết phải có những hình thức bỏ phiếu khác ngay cả khi đất nước không trong tình trạng khẩn cấp.
Bỏ phiếu truyền thống có còn là chuẩn mực?
Bầu cử

Bỏ phiếu truyền thống có còn là chuẩn mực?

Hiện tại, hầu hết các quốc gia, tiểu bang và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới tiến hành bầu cử thông qua phương pháp bỏ phiếu truyền thống: trong ngày bầu cử, để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, những người đủ điều kiện bỏ phiếu phải có mặt tại điểm bỏ phiếu được chỉ định ở khu vực bầu cử đăng ký.
Thách thức đối với nhân viên bầu cử
Bầu cử

Thách thức đối với nhân viên bầu cử

Việc tổ chức các cuộc bầu cử đòi hỏi nhiều nhân lực. Trong bối cảnh mỗi nước đều đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đầy thách thức, vai trò của các nhân viên bầu cử càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong khi thách thức và rủi ro đối với họ cũng phức tạp hơn vì họ là những người trực tiếp gặp gỡ và tiếp xúc với cử tri, phát phiếu bầu và giám sát các điểm bỏ phiếu.
Chi phí tăng cao vì Covid-19
Bầu cử

Chi phí tăng cao vì Covid-19

Các cuộc bầu cử không hề rẻ vì phải liên quan đến việc sử dụng hàng nghìn nhân viên thời vụ, thuê mặt bằng, in ấn khối lượng lớn tài liệu bầu cử... Chi phí cho các cuộc bầu cử thường có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, nhưng những thách thức tài chính này còn gia tăng đáng kể do đại dịch Covid-19. Điều này chủ yếu là cơ quan tổ chức bầu cử phải tăng cường các chi phí liên quan đến các biện pháp giảm thiểu rủi ro, bao gồm cả các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn khu vực bỏ phiếu cũng như thiết kế các hình thức bỏ phiếu đặc biệt.
Đầu tư cho dân chủ
Bầu cử

Đầu tư cho dân chủ

Điều khiến các nhà dân chủ lo lắng không chỉ là chi phí bầu cử ngày càng tăng, mà là ngân sách cho bầu cử đang ngày càng bị thu hẹp.
Bảo đảm quyền bầu cử cho mọi đối tượng trong đại dịch
Bầu cử

Bảo đảm quyền bầu cử cho mọi đối tượng trong đại dịch

Bầu cử là một quyền dân chủ cơ bản. Nhưng trong khi nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp đặc biệt để cho phép những người nhiễm SARS-Cov-2 và những người tự cách ly có thể bỏ phiếu, thì một số quốc gia lại đưa ra quy định ngăn cấm, tước đi quyền công dân cơ bản của họ.
Hàn Quốc làm thế nào để bầu cử an toàn?
Bầu cử

Hàn Quốc làm thế nào để bầu cử an toàn?

Hàn Quốc là nước đầu tiên tổ chức bầu cử cấp quốc gia trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trong khi nhiều nước quyết định hoãn các cuộc bầu cử. Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với tình huống khó khăn: Làm thế nào để tổ chức một cuộc bầu cử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 mà không khiến dịch bệnh lây lan rộng.
Điều chỉnh cách thức bầu cử: Cần cẩn trọng và sáng suốt
Bầu cử

Điều chỉnh cách thức bầu cử: Cần cẩn trọng và sáng suốt

Ngoài quyết định hoãn bầu cử, nhiều quốc gia đang xem xét sửa đổi cách thức tiến hành bầu cử, bao gồm áp dụng một phần hoặc toàn bộ phương pháp bỏ phiếu qua bưu điện. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cuộc thảo luận xung quanh việc bỏ phiếu qua internet, các ứng dụng điện thoại di động.
Siêu bầu cử 2019
Bầu cử

Siêu bầu cử 2019

Cuộc tổng tuyển cử năm 2019 của Indonesia, quốc gia với 17.000 đảo lớn nhỏ, được giới chuyên gia nhận định là cuộc bầu cử trong 1 ngày lớn nhất và phức tạp nhất thế giới khi lần đầu tiên trong lịch sử, Tổng thống và Quốc hội (Hội nghị Hiệp thương nhân dân - MPR) của Indonesia được tổ chức cùng một lúc. Đây là cuộc siêu bầu cử với 193 triệu cử tri tham gia bỏ phiếu để bầu cùng một lúc 6 vị trí quan trọng.