Tổ chức bầu cử an toàn trong đại dịch Covid-19

Thách thức đối với nhân viên bầu cử

Việc tổ chức các cuộc bầu cử đòi hỏi nhiều nhân lực. Trong bối cảnh mỗi nước đều đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đầy thách thức, vai trò của các nhân viên bầu cử càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong khi thách thức và rủi ro đối với họ cũng phức tạp hơn vì họ là những người trực tiếp gặp gỡ và tiếp xúc với cử tri, phát phiếu bầu và giám sát các điểm bỏ phiếu.

Thách thức trong tuyển dụng nhân sự

Tuyển dụng đủ nhân lực cho cuộc bầu cử trong bối cảnh dịch bệnh luôn là một trong những thách thức lớn của các nhà quản lý bầu cử. Ở một số quốc gia như Anh quốc, nhân viên bầu cử ​​là những tình nguyện viên có tinh thần công dân, được trả một ít tiền cho một ngày dài của họ phục vụ trước và trong ngày bầu cử ở các điểm bỏ phiếu. Ở các quốc gia khác, nhân viên bầu cử ​​là nhân viên nhà nước được biệt phái tham gia phục vụ bầu cử (như ở Ấn Độ) hoặc được lựa chọn vì tư cách thành viên của đảng. Ở những nơi khác như Đức, Tây Ban Nha và Mexico, nhân viên bầu cử ​​là những công dân bắt buộc phải thực hiện nhiệm vụ công dân và không được trả nhiều tiền, nếu có cũng không đáng kể.

Với mức lương thấp, nhiều người có thể không tình nguyện làm việc trong ngày bỏ phiếu, hoặc không đến làm việc. Họ có thể đánh giá nguy cơ nhiễm Covid-19 quá cao so với lợi ích mà họ nhận lại. Điều này có thể khiến các cuộc bầu cử gặp nhiều khó khăn trong khâu tổ chức. Do đó, các cơ quan tổ chức bầu cử cần phải lập kế hoạch trước cho các kịch bản, cần thiết phải tuyển dụng thêm nhân viên dự phòng, đồng thời tăng chi phí và tiền lương cho nhân viên bầu cử để khuyến khích họ.

Mỹ tăng cường tuyển người trẻ tuổi làm nhân viên tại các điểm bỏ phiếu Nguồn: AP
Mỹ tăng cường tuyển người trẻ tuổi làm nhân viên tại các điểm bỏ phiếu

Nguồn: AP 

Rủi ro sức khỏe đối với nhân viên bầu cử ​​

Chưa có số liệu thống kê quốc tế về hồ sơ điển hình của những người làm công tác bầu cử. Tuy nhiên, trên cơ sở các nghiên cứu của British Academy, trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015 của Vương quốc Anh, các nhân viên bầu cử ​​có độ tuổi trung bình là 53 và 39,3% trên 60 tuổi, với 30,5% đã về hưu và người già nhất là 82 tuổi. Tại Mỹ vào năm 2018, 58% nhân viên bầu cử ​​trên 60 tuổi và 27% trên 70,5. Nhân khẩu học ở độ tuổi này đồng nghĩa với việc nhân viên bầu cử ở nhóm tuổi đối mặt với nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn, cũng là nhóm đối tượng nếu nhiễm sẽ có nguy cơ diễn tiến nặng hơn. Đây là một yếu tố mà các nhà quản lý cần lưu ý khi tuyển dụng.

Một trong những giải pháp là tăng cường tuyển dụng nhân viên bầu cử ở độ tuổi ​​trẻ hơn. Ngoài ra, để giảm thiểu những rủi ro sức khỏe, các nhà quản lý cần áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn tại điểm bỏ phiếu. Chẳng hạn, các nhân viên bầu cử ​​ở Wisconsin hồi tháng 4.2020 đã được cấp khẩu trang và găng tay cao su. Nước rửa tay được cung cấp cho cử tri, khăn lau tẩm cồn dùng để khử trùng bề mặt, đồng thời đặt các biển hiệu hướng dẫn giãn cách xã hội. Israel có các điểm bỏ phiếu được hỗ trợ y tế đặc biệt với đầy đủ PPE cho nhân viên. Singapore và Hàn Quốc thì áp dụng kiểm tra nhiệt độ, phát khẩu trang và găng tay cho nhân viên bỏ phiếu.

Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp bổ sung tại các khu vực bỏ phiếu được đánh giá là nhạy cảm. Xét nghiệm Covid-19 đối với toàn bộ nhân viên bầu cử trước cuộc bầu cử sẽ rất quan trọng không chỉ đối với sức khỏe của chính họ mà còn để ngăn ngừa lây nhiễm bệnh cho cử tri và những người làm công tác bầu cử khác.

Sắp xếp thời gian hợp lý cho nhân viên bầu cử

Trong bối cảnh đại dịch, điều quan trọng là phải cung cấp đủ thời gian cho người dân và nhân viên bầu cử để cuộc bầu cử có thể được tiến hành một cách an toàn. Tất cả các điểm bỏ phiếu có thể kéo dài thời gian bầu cử, cung cấp thêm quy định bỏ phiếu sớm...

Tuy nhiên, việc kéo dài thời gian bỏ phiếu sẽ khiến thời gian làm việc của các nhân viên phòng phiếu trở nên căng thẳng. Vì vậy, cơ quan quản lý bầu cử cần tăng cường các phương thức làm việc khác nhau - chẳng hạn như theo ca, luân chuyển nhân viên làm nhiệm vụ, tất cả đều có thể được xem xét trên cơ sở tính đến mức độ nghiêm trọng của đại dịch và biện pháp giãn cách xã hội. Các biện pháp như vậy sẽ đòi hỏi đầu tư đáng kể. Có thể cần phải tăng số lượng các địa điểm bỏ phiếu để giảm nguy cơ phải trộn lẫn cử tri từ các khu vực địa lý với các mức độ lây nhiễm khác nhau.

Đào tạo bổ sung để đối phó với những thách thức cũ và mới

Ngoài Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, các nước khác cung cấp rất ít thông tin về đào tạo nhân viên bầu cử. Khảo sát của British Academy cho thấy, nhân viên bầu cử của Mỹ được đào tạo trung bình 3,5 giờ, nhưng vẫn có thể nhầm lẫn về luật bầu cử. Ở Anh, từ 15 - 19% nhân viên bầu cử được hỏi cho biết, luật bầu cử quá phức tạp để có thể hiểu một cách nhanh chóng và dễ dàng. Những thông tin cập nhật liên tục liên quan đến dịch bệnh và phương thức bỏ phiếu trong đại dịch chắc chắn sẽ làm tăng thêm những khó khăn của nhân viên bầu cử gấp nhiều lần.

Do đó, khi phải tổ chức bầu cử trong điều kiện đại dịch, cần thiết phải có các chương trình đào tạo bổ sung để cung cấp cho những người làm công tác bầu cử ​​thông tin đầy đủ về cả luật bầu cử và các quy định về y tế công cộng. Việc đào tạo đòi hỏi sự đầu tư và đánh giá về tính hiệu quả của nó.

Bất chấp những thách thức, đại dịch cũng mang lại cơ hội cải thiện các cuộc bầu cử trên thực tế, với một số đề xuất ở trên liên quan đến những thách thức mà các nhà quản lý sẽ phải đối mặt trong việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên bầu cử.

Bầu cử

Những "bóng ma" ngoài Covid-19
Bầu cử

Những "bóng ma" ngoài Covid-19

Bên cạnh việc làm lung lay nền tảng của các chính sách và thực tiễn bầu cử đã được củng cố trong nhiều thập kỷ buộc chúng phải thích ứng và thay đổi, đại dịch cũng làm sáng tỏ những thách thức mới mà các cơ quan quản lý bầu cử nên lường trước trong việc quản lý các cuộc bầu cử trong tương lai.
Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu
Bầu cử

Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu

Nếu trước kia, bỏ phiếu truyền thống được coi là chuẩn mực của hoạt động bầu cử, thì sau khi xảy ra đại dịch Covid-19, người ta đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc cần thiết phải có những hình thức bỏ phiếu khác ngay cả khi đất nước không trong tình trạng khẩn cấp.
Bỏ phiếu truyền thống có còn là chuẩn mực?
Bầu cử

Bỏ phiếu truyền thống có còn là chuẩn mực?

Hiện tại, hầu hết các quốc gia, tiểu bang và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới tiến hành bầu cử thông qua phương pháp bỏ phiếu truyền thống: trong ngày bầu cử, để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, những người đủ điều kiện bỏ phiếu phải có mặt tại điểm bỏ phiếu được chỉ định ở khu vực bầu cử đăng ký.
Chi phí tăng cao vì Covid-19
Bầu cử

Chi phí tăng cao vì Covid-19

Các cuộc bầu cử không hề rẻ vì phải liên quan đến việc sử dụng hàng nghìn nhân viên thời vụ, thuê mặt bằng, in ấn khối lượng lớn tài liệu bầu cử... Chi phí cho các cuộc bầu cử thường có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, nhưng những thách thức tài chính này còn gia tăng đáng kể do đại dịch Covid-19. Điều này chủ yếu là cơ quan tổ chức bầu cử phải tăng cường các chi phí liên quan đến các biện pháp giảm thiểu rủi ro, bao gồm cả các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn khu vực bỏ phiếu cũng như thiết kế các hình thức bỏ phiếu đặc biệt.
Đầu tư cho dân chủ
Bầu cử

Đầu tư cho dân chủ

Điều khiến các nhà dân chủ lo lắng không chỉ là chi phí bầu cử ngày càng tăng, mà là ngân sách cho bầu cử đang ngày càng bị thu hẹp.
Bảo đảm quyền bầu cử cho mọi đối tượng trong đại dịch
Bầu cử

Bảo đảm quyền bầu cử cho mọi đối tượng trong đại dịch

Bầu cử là một quyền dân chủ cơ bản. Nhưng trong khi nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp đặc biệt để cho phép những người nhiễm SARS-Cov-2 và những người tự cách ly có thể bỏ phiếu, thì một số quốc gia lại đưa ra quy định ngăn cấm, tước đi quyền công dân cơ bản của họ.
Hàn Quốc làm thế nào để bầu cử an toàn?
Bầu cử

Hàn Quốc làm thế nào để bầu cử an toàn?

Hàn Quốc là nước đầu tiên tổ chức bầu cử cấp quốc gia trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trong khi nhiều nước quyết định hoãn các cuộc bầu cử. Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với tình huống khó khăn: Làm thế nào để tổ chức một cuộc bầu cử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 mà không khiến dịch bệnh lây lan rộng.
Hoãn bầu cử: Bãi lầy pháp lý
Bầu cử

Hoãn bầu cử: Bãi lầy pháp lý

Đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế đang lan rộng và những thách thức trong việc tổ chức bầu cử giữa đại dịch, một số nước đã lựa chọn hoãn bầu cử hoặc sửa đổi phương thức bầu cử. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lựa chọn này phải đối mặt với những rủi ro pháp lý vô cùng lớn bởi các cuộc bầu cử là cần thiết để giữ được niềm tin của công chúng và bảo đảm tính hợp hiến.
Điều chỉnh cách thức bầu cử: Cần cẩn trọng và sáng suốt
Bầu cử

Điều chỉnh cách thức bầu cử: Cần cẩn trọng và sáng suốt

Ngoài quyết định hoãn bầu cử, nhiều quốc gia đang xem xét sửa đổi cách thức tiến hành bầu cử, bao gồm áp dụng một phần hoặc toàn bộ phương pháp bỏ phiếu qua bưu điện. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cuộc thảo luận xung quanh việc bỏ phiếu qua internet, các ứng dụng điện thoại di động.
Siêu bầu cử 2019
Bầu cử

Siêu bầu cử 2019

Cuộc tổng tuyển cử năm 2019 của Indonesia, quốc gia với 17.000 đảo lớn nhỏ, được giới chuyên gia nhận định là cuộc bầu cử trong 1 ngày lớn nhất và phức tạp nhất thế giới khi lần đầu tiên trong lịch sử, Tổng thống và Quốc hội (Hội nghị Hiệp thương nhân dân - MPR) của Indonesia được tổ chức cùng một lúc. Đây là cuộc siêu bầu cử với 193 triệu cử tri tham gia bỏ phiếu để bầu cùng một lúc 6 vị trí quan trọng.