Hàn Quốc làm thế nào để bầu cử an toàn?

Hàn Quốc là nước đầu tiên tổ chức bầu cử cấp quốc gia trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trong khi nhiều nước quyết định hoãn các cuộc bầu cử. Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với tình huống khó khăn: Làm thế nào để tổ chức một cuộc bầu cử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 mà không khiến dịch bệnh lây lan rộng.

Cử tri Hàn Quốc đi bỏ phiếu trong ngày 15.4.2020
Cử tri Hàn Quốc đi bỏ phiếu trong ngày 15.4.2020

Kiểm soát tốt dịch bệnh

Vào thời điểm đó, các nước đang ở các giai đoạn khác nhau của dịch Covid-19. Dịch bệnh ở Hàn Quốc đã chạm đỉnh từ sớm, và đây cũng là một lý do Chính phủ nước này nhận được nhiều lời đánh giá cao về việc kiểm soát dịch bệnh.

Trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên được xác nhận tại Hàn Quốc hôm 20.1.2020. Một tháng sau, con số nhiễm tăng lên đến 602 người được xác nhận nhiễm virus và 5 người tử vong, trong đó 95 ca liên quan đến giáo phái Tân thiên địa ở Daegu. Ngay lập tức, Hàn Quốc đã kết hợp xét nghiệm đại trà với tầm soát các mối liên lạc từ người nhiễm, cách ly bắt buộc.

Bên cạnh các biện pháp cách ly nghiêm ngặt, Chính phủ Hàn Quốc cho thấy sự khác biệt ở quyết tâm chống dịch và năng lực xét nghiệm: Ngay từ hôm 28.2, Nhà Xanh (dinh tổng thống) đã công bố so sánh tình hình thực hiện xét nghiệm tại Hàn Quốc với ở Hoa Kỳ và Nhật Bản: Số lượt xét nghiệm ở Hàn Quốc là 53.000 ca, cao hơn 26 lần so với ở Nhật Bản (2.000 ca) và 120 lần so với Hoa Kỳ (440 ca).

Do Hàn Quốc phản ứng quyết liệt và “tận gốc”, nên đến 15.3, The Wall Street Journal đã phải “ngả nón” với bài viết “Hàn Quốc đã thực hiện chương trình xét nghiệm virus corona quyết liệt nhất thế giới ra sao”, với những mô tả: “Cứ 200 người thì xét nghiệm một người theo chính sách sàng lọc được ấn định nhằm kiểm soát dịch bệnh”, bài báo viết và cho biết cả những chi tiết tưởng nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng để người dân xét nghiệm tiện lợi, như việc các cơ sở tạo điều kiện để người dân lái xe vào tận cơ sở và xét nghiệm ngay trên xe.

Đến ngày 1.4, tờ Nikkei tâm phục khẩu phục đặt câu hỏi: “Tại sao Hàn Quốc đã thắng cuộc chiến chống virus corona?”. Câu trả lời của tờ báo là do năng lực của bộ máy chuyên môn: “Dịch Covid-19 là thách thức lớn đầu tiên với hệ thống kiểm soát dịch bệnh của Hàn Quốc (KCDC), kể từ sau khi cơ quan này được nâng cấp từ dịch MERS 2015. Cuộc cải cách đã trao cho KCDC thẩm quyền cao hơn trong xử lý dịch bệnh, và các bệnh viện được trang bị đầy đủ phương tiện cách ly và xét nghiệm mầm bệnh”.

Ai được bỏ phiếu trực tiếp?

Với những thành tựu đó trong kiểm soát dịch bệnh, Hàn Quốc đã khá tự tin khi trở thành quốc gia châu Á đầu tiên tổ chức một cuộc bầu cử Quốc hội trong đại dịch. Tuy nhiên, quốc gia này cũng có các biện pháp nghiêm ngặt để bảo đảm dịch bệnh không lây lan.

Theo quy định tất cả công dân Hàn Quốc được xác định là không nhiễm Covid-19 đều có quyền đi bỏ phiếu trực tiếp trong ngày diễn ra tổng tuyển cử tại nước này. Tuy nhiên, để có thể đến điểm bỏ phiếu ngày 15.4, những cử tri nào có ý định đi bầu cử trực tiếp thì đều phải đăng ký trước 6 giờ tối (giờ địa phương) ngày 14.4. Nếu không đáp ứng điều kiện này, thay vì đến trực tiếp, họ sẽ chỉ được phép bỏ phiếu qua thư.

Theo số liệu của Ủy ban Bầu cử Trung ương Hàn Quốc (NEC), khoảng 50.000 cử tri đủ điều kiện bỏ phiếu thuộc diện tự cách ly tại nhà hoặc tại các cơ sở công cộng. NEC cũng cho hay những cử tri chọn hình thức đi bỏ phiếu trực tiếp sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Đầu tiên, cử tri phải đeo khẩu trang và đi bộ hoặc đi bằng ô tô để đến điểm bỏ phiếu gần nhất. Họ có thể rời khỏi nhà hoặc cơ sở cách ly chỉ từ 5 giờ 20 chiều và đến trạm bỏ phiếu trước 6 giờ tối. Trong quá trình di chuyển, cử tri được hộ tống bởi các nhân viên y tế, hoặc được theo dõi qua ứng dụng.

Khi đến điểm bỏ phiếu và chờ đến lượt, mỗi người phải đứng cách nhau ít nhất 2 mét. Ngoài ra, họ sẽ bỏ phiếu tại quầy riêng để phân biệt với các cử tri không thuộc diện cách ly. Đồng thời, khi đến nơi, cử tri sẽ được kiểm tra nhiệt độ, sát khuẩn tay và đeo găng tay trước khi bỏ phiếu. Găng tay đã sử dụng sau đó phải bỏ vào thùng rác được chỉ định.

Đáng chú ý, có 8 điểm bỏ phiếu dành cho hơn 3.000 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị và 900 nhân viên y tế tại các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, trong đó có Thủ đô Seoul và thành phố Daegu, nơi đang là ổ dịch vào thời điểm đó.

Sau khi kết thúc bỏ phiếu, các nhân viên sẽ khử trùng quầy bỏ phiếu và cử tri rời khỏi phòng bỏ phiếu qua 1 lối đi khác để giảm thiểu tiếp xúc với cộng đồng. Họ phải trở về nhà hoặc đến cơ sở cách ly trước 7 giờ tối và không được phép dừng lại ở bất cứ đâu, đồng thời, phải báo đã kết thúc việc bỏ phiếu thông qua ứng dụng hoặc nhắn tin bằng điện thoại di động.

Bầu cử sớm và bỏ phiếu qua bưu điện

Trước đó, từ ngày 10 - 11.4, Hàn Quốc đã bắt đầu đợt bỏ phiếu sớm. Theo NEC, hơn 11 triệu người (chiếm 26,7% số cử tri đăng ký) đã bỏ phiếu sớm để tránh cảnh tụ tập đông người. Những người đi bầu cử sớm và cả những người đi bỏ phiếu đúng ngày 15.4 đếu được kiểm tra nhiệt độ ngay từ cửa vào. Các điểm bỏ phiếu được khử trùng thường xuyên và bất cứ người nào có nhiệt độ trên 37,5 độ C phải bỏ phiếu ở một địa điểm riêng biệt. Khoảng 20.000 nhân viên bổ sung được triển khai để thực hiện các biện pháp bất thường như thế này.

Các điểm bỏ phiếu đặc biệt cũng được thiết lập tại các khu cách ly tập trung do Chính phủ điều hành, và tất cả những người đang tự cách ly tại nhà cũng được phép rời khỏi nhà để đi bỏ phiếu sau khi các điểm bỏ phiếu công cộng đóng cửa lúc 18 giờ ngày 15.4 theo giờ địa phương.

Lựa chọn vì dân chủ

Yonhap đưa tin, tỷ lệ cử tri bỏ phiếu trong năm nay đạt 62,8% trong tổng số 44 triệu cử tri đủ điều kiện tại 14.330 điểm bầu cửa trên toàn quốc, theo Ủy ban Bầu cử Trung ương Hàn Quốc (NEC), một tỷ lệ cao nhất trong 28 năm qua.

Các chuyên gia cho biết, việc bỏ phiếu sớm và cảm giác vượt qua khủng hoảng sau đại dịch Covid-19 dường như đã thúc đẩy công dân đi bỏ phiếu.

"Trong khi đất nước đang trải qua những khó khăn do Covid-19, tôi cảm thấy có nghĩa vụ phải đi bỏ phiếu", Yonhap dẫn lời một cử tri tên Lee, 49 tuổi tại một điểm bỏ phiếu ở Seoul, cho biết. Lee Sung-wook, một cử tri khác ở thành phố Busan phía Đông Nam Hàn Quốc, bày tỏ: "Tôi có thể cảm thấy sức nóng của cuộc bầu cử".

“Cũng giống như một dòng sông đóng băng trong mùa đông, mặc dù có lớp băng dày trên về mặt nhưng nước vẫn chảy bên dưới - tôi nghĩ cuộc bầu cử này cũng vậy, mặc dù đại dịch đang bùng phát, các cuộc bầu cử vẫn diễn ra”, ông Lee Chang-Hoe 53 tuổi, chủ một cửa hàng trong khu chợ ở Dongdaemun nói.

Yonhap dẫn lời Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun cho biết: "Thật là một niềm tự hào lớn đối với chúng tôi khi tổ chức các cuộc bầu cử theo kế hoạch đã định bất chấp dịch bệnh Covid-19, và thậm chí bảo đảm quyền bầu cử cho các bệnh nhân mắc Covid-19 hoặc những người đang bị cách ly".

Chuyên gia Miha Hribernik, người đứng đầu bộ phận phân tích rủi ro châu Á tại Công ty tư vấn Verisk Maplecroft cho rằng, cuộc bầu cử của Hàn Quốc cho thế giới thấy rằng việc tổ chức bỏ phiếu trong bối cảnh đại dịch vừa là điều có thể thực hiện, vừa đem lại lợi ích cho các nhà lãnh đạo đương nhiệm đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng dịch bệnh.

Bầu cử

Những "bóng ma" ngoài Covid-19
Bầu cử

Những "bóng ma" ngoài Covid-19

Bên cạnh việc làm lung lay nền tảng của các chính sách và thực tiễn bầu cử đã được củng cố trong nhiều thập kỷ buộc chúng phải thích ứng và thay đổi, đại dịch cũng làm sáng tỏ những thách thức mới mà các cơ quan quản lý bầu cử nên lường trước trong việc quản lý các cuộc bầu cử trong tương lai.
Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu
Bầu cử

Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu

Nếu trước kia, bỏ phiếu truyền thống được coi là chuẩn mực của hoạt động bầu cử, thì sau khi xảy ra đại dịch Covid-19, người ta đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc cần thiết phải có những hình thức bỏ phiếu khác ngay cả khi đất nước không trong tình trạng khẩn cấp.
Bỏ phiếu truyền thống có còn là chuẩn mực?
Bầu cử

Bỏ phiếu truyền thống có còn là chuẩn mực?

Hiện tại, hầu hết các quốc gia, tiểu bang và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới tiến hành bầu cử thông qua phương pháp bỏ phiếu truyền thống: trong ngày bầu cử, để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, những người đủ điều kiện bỏ phiếu phải có mặt tại điểm bỏ phiếu được chỉ định ở khu vực bầu cử đăng ký.
Thách thức đối với nhân viên bầu cử
Bầu cử

Thách thức đối với nhân viên bầu cử

Việc tổ chức các cuộc bầu cử đòi hỏi nhiều nhân lực. Trong bối cảnh mỗi nước đều đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đầy thách thức, vai trò của các nhân viên bầu cử càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong khi thách thức và rủi ro đối với họ cũng phức tạp hơn vì họ là những người trực tiếp gặp gỡ và tiếp xúc với cử tri, phát phiếu bầu và giám sát các điểm bỏ phiếu.
Chi phí tăng cao vì Covid-19
Bầu cử

Chi phí tăng cao vì Covid-19

Các cuộc bầu cử không hề rẻ vì phải liên quan đến việc sử dụng hàng nghìn nhân viên thời vụ, thuê mặt bằng, in ấn khối lượng lớn tài liệu bầu cử... Chi phí cho các cuộc bầu cử thường có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, nhưng những thách thức tài chính này còn gia tăng đáng kể do đại dịch Covid-19. Điều này chủ yếu là cơ quan tổ chức bầu cử phải tăng cường các chi phí liên quan đến các biện pháp giảm thiểu rủi ro, bao gồm cả các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn khu vực bỏ phiếu cũng như thiết kế các hình thức bỏ phiếu đặc biệt.
Đầu tư cho dân chủ
Bầu cử

Đầu tư cho dân chủ

Điều khiến các nhà dân chủ lo lắng không chỉ là chi phí bầu cử ngày càng tăng, mà là ngân sách cho bầu cử đang ngày càng bị thu hẹp.
Bảo đảm quyền bầu cử cho mọi đối tượng trong đại dịch
Bầu cử

Bảo đảm quyền bầu cử cho mọi đối tượng trong đại dịch

Bầu cử là một quyền dân chủ cơ bản. Nhưng trong khi nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp đặc biệt để cho phép những người nhiễm SARS-Cov-2 và những người tự cách ly có thể bỏ phiếu, thì một số quốc gia lại đưa ra quy định ngăn cấm, tước đi quyền công dân cơ bản của họ.
Hoãn bầu cử: Bãi lầy pháp lý
Bầu cử

Hoãn bầu cử: Bãi lầy pháp lý

Đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế đang lan rộng và những thách thức trong việc tổ chức bầu cử giữa đại dịch, một số nước đã lựa chọn hoãn bầu cử hoặc sửa đổi phương thức bầu cử. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lựa chọn này phải đối mặt với những rủi ro pháp lý vô cùng lớn bởi các cuộc bầu cử là cần thiết để giữ được niềm tin của công chúng và bảo đảm tính hợp hiến.
Điều chỉnh cách thức bầu cử: Cần cẩn trọng và sáng suốt
Bầu cử

Điều chỉnh cách thức bầu cử: Cần cẩn trọng và sáng suốt

Ngoài quyết định hoãn bầu cử, nhiều quốc gia đang xem xét sửa đổi cách thức tiến hành bầu cử, bao gồm áp dụng một phần hoặc toàn bộ phương pháp bỏ phiếu qua bưu điện. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cuộc thảo luận xung quanh việc bỏ phiếu qua internet, các ứng dụng điện thoại di động.
Siêu bầu cử 2019
Bầu cử

Siêu bầu cử 2019

Cuộc tổng tuyển cử năm 2019 của Indonesia, quốc gia với 17.000 đảo lớn nhỏ, được giới chuyên gia nhận định là cuộc bầu cử trong 1 ngày lớn nhất và phức tạp nhất thế giới khi lần đầu tiên trong lịch sử, Tổng thống và Quốc hội (Hội nghị Hiệp thương nhân dân - MPR) của Indonesia được tổ chức cùng một lúc. Đây là cuộc siêu bầu cử với 193 triệu cử tri tham gia bỏ phiếu để bầu cùng một lúc 6 vị trí quan trọng.