Những "bóng ma" ngoài Covid-19

Bên cạnh việc làm lung lay nền tảng của các chính sách và thực tiễn bầu cử đã được củng cố trong nhiều thập kỷ buộc chúng phải thích ứng và thay đổi, đại dịch cũng làm sáng tỏ những thách thức mới mà các cơ quan quản lý bầu cử nên lường trước trong việc quản lý các cuộc bầu cử trong tương lai.

Có một điều chắc chắn rằng, cuộc khủng hoảng Covid-19 không phải là duy nhất. Sau khi cuộc khủng hoảng này qua đi, thế giới sẽ còn phải đối mặt với nhiều thách thức khác: thiên tai hoặc các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt; sự can thiệp có hại của nước ngoài vào các cuộc bầu cử dân chủ; các mối đe dọa khủng bố; nguy cơ vỡ mộng chính trị lan rộng có thể dẫn đến sự thờ ơ của cử tri…

Mặc dù các tình huống khẩn cấp hoặc những thách thức trong tương lai rất khó có thể lường trước, nhưng các Cơ quan quản lý bầu cử (EMB) có thể nâng cao khả năng ứng phó hoặc giải quyết chúng, hoặc ít nhất là giảm thiểu tác động của chúng thông qua việc xây dựng các kế hoạch quản lý rủi ro và khẩn cấp hiệu quả, từ đó giúp hoạt động điều hành các cuộc bầu cử không bị lúng túng hay gián đoạn.

Một trong những thách thức khác đó là làm sao duy trì những tiến bộ và đổi mới đã được áp dụng cho các kỳ bầu cử trong tương lai. Đại dịch Covid-19 đã buộc các nước phải nhìn nhận và áp dụng một mô hình quản lý bầu cử mới, thích ứng hơn, mà trước đây một năm chưa hề tồn tại. Để đối phó với những thách thức do đại dịch gây ra, các EMB được khuyến khích hướng tới các tiêu chuẩn hoạt động cao hơn để bảo vệ lợi ích cho tất cả những người tham gia bầu cử: không chỉ phải bảo đảm an toàn công cộng mạnh mẽ hơn mà bản thân các EMB phải chuyên nghiệp hơn, minh bạch hơn, trách nhiệm giải trình cao hơn, chứng tỏ được tinh thần phục vụ, tính hiệu quả về mặt hành chính, thủ tục và hoạt động. Tuy nhiên, một số tiến bộ và đổi mới về luật pháp, quy định và thủ tục có thể sẽ nhanh chóng bị lãng quên một khi đại dịch được khống chế và thế giới bình thường trở lại. Do đó, việc áp dụng những tiến bộ đạt được trong quản lý bầu cử giai đoạn này có thể khó duy trì lâu dài so với sự ra đời nhanh chóng của những quy định bầu cử mới như một cách phản ứng duy nhất để đối phó với tình huống khẩn cấp của đại dịch. Điều quan trọng là mỗi quốc gia cần suy nghĩ nghiêm túc về việc đưa ra những khuôn khổ pháp lý để những biện pháp hiệu quả đã từng áp dụng trong đại dịch có thể trở thành những quy định lâu dài.

Bên cạnh đó, rất nhiều thách thức khác có thể làm xói mòn lòng tin của công chúng vào quá trình bầu cử trong tương lai: chủ nghĩa dân túy, sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc mới, tình trạng phân cực chính trị, sự can thiệp của nước ngoài vào các cuộc bầu cử có chủ quyền và sự lan truyền của thông tin sai lệch… Tất cả những yếu tố có thể làm xói mòn sự tin tưởng của công chúng và các bên liên quan vào hoạt động quản lý bầu cử độc lập, minh bạch và có trách nhiệm trong các chu kỳ bầu cử trong tương lai. Điều đó càng gây áp lực buộc các EMB phải đáp ứng kỳ vọng của công chúng và yêu cầu của các bên liên quan đối với việc quản lý các cuộc bầu cử trong tương lai không có sai sót, minh bạch, hiện đại và hiệu quả.

Ngoài ra, sự vận động không ngừng của xã hội, khủng hoảng kinh tế và tăng trưởng nhân khẩu học sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến bầu cử, bao gồm số lượng người tham gia bỏ phiếu. Có thể dự đoán, sự tăng trưởng dân số ổn định và quy mô lớn sẽ tiếp tục làm gia tăng dòng di cư và sự di chuyển của người dân trong và giữa các quốc gia và khu vực, củng cố nhu cầu bầu cử rộng rãi hơn của một số nhóm dễ bị tổn thương vẫn bị tước quyền bầu cử. Bởi trên thực tế, không phải tất cả các quốc gia, tiểu bang và vùng lãnh thổ đều nỗ lực áp dụng các biện pháp để thu hút một lượng lớn cử tri đang di chuyển trên toàn cầu. Đây cũng là thách thức đặt ra đối với cơ quan quản lý bầu cử để bảo đảm các cuộc bỏ phiếu có sự tham gia của cử tri một cách toàn diện nhất.

Bầu cử

Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu
Bầu cử

Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu

Nếu trước kia, bỏ phiếu truyền thống được coi là chuẩn mực của hoạt động bầu cử, thì sau khi xảy ra đại dịch Covid-19, người ta đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc cần thiết phải có những hình thức bỏ phiếu khác ngay cả khi đất nước không trong tình trạng khẩn cấp.
Bỏ phiếu truyền thống có còn là chuẩn mực?
Bầu cử

Bỏ phiếu truyền thống có còn là chuẩn mực?

Hiện tại, hầu hết các quốc gia, tiểu bang và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới tiến hành bầu cử thông qua phương pháp bỏ phiếu truyền thống: trong ngày bầu cử, để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, những người đủ điều kiện bỏ phiếu phải có mặt tại điểm bỏ phiếu được chỉ định ở khu vực bầu cử đăng ký.
Thách thức đối với nhân viên bầu cử
Bầu cử

Thách thức đối với nhân viên bầu cử

Việc tổ chức các cuộc bầu cử đòi hỏi nhiều nhân lực. Trong bối cảnh mỗi nước đều đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đầy thách thức, vai trò của các nhân viên bầu cử càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong khi thách thức và rủi ro đối với họ cũng phức tạp hơn vì họ là những người trực tiếp gặp gỡ và tiếp xúc với cử tri, phát phiếu bầu và giám sát các điểm bỏ phiếu.
Chi phí tăng cao vì Covid-19
Bầu cử

Chi phí tăng cao vì Covid-19

Các cuộc bầu cử không hề rẻ vì phải liên quan đến việc sử dụng hàng nghìn nhân viên thời vụ, thuê mặt bằng, in ấn khối lượng lớn tài liệu bầu cử... Chi phí cho các cuộc bầu cử thường có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, nhưng những thách thức tài chính này còn gia tăng đáng kể do đại dịch Covid-19. Điều này chủ yếu là cơ quan tổ chức bầu cử phải tăng cường các chi phí liên quan đến các biện pháp giảm thiểu rủi ro, bao gồm cả các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn khu vực bỏ phiếu cũng như thiết kế các hình thức bỏ phiếu đặc biệt.
Đầu tư cho dân chủ
Bầu cử

Đầu tư cho dân chủ

Điều khiến các nhà dân chủ lo lắng không chỉ là chi phí bầu cử ngày càng tăng, mà là ngân sách cho bầu cử đang ngày càng bị thu hẹp.
Bảo đảm quyền bầu cử cho mọi đối tượng trong đại dịch
Bầu cử

Bảo đảm quyền bầu cử cho mọi đối tượng trong đại dịch

Bầu cử là một quyền dân chủ cơ bản. Nhưng trong khi nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp đặc biệt để cho phép những người nhiễm SARS-Cov-2 và những người tự cách ly có thể bỏ phiếu, thì một số quốc gia lại đưa ra quy định ngăn cấm, tước đi quyền công dân cơ bản của họ.
Hàn Quốc làm thế nào để bầu cử an toàn?
Bầu cử

Hàn Quốc làm thế nào để bầu cử an toàn?

Hàn Quốc là nước đầu tiên tổ chức bầu cử cấp quốc gia trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trong khi nhiều nước quyết định hoãn các cuộc bầu cử. Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với tình huống khó khăn: Làm thế nào để tổ chức một cuộc bầu cử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 mà không khiến dịch bệnh lây lan rộng.
Hoãn bầu cử: Bãi lầy pháp lý
Bầu cử

Hoãn bầu cử: Bãi lầy pháp lý

Đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế đang lan rộng và những thách thức trong việc tổ chức bầu cử giữa đại dịch, một số nước đã lựa chọn hoãn bầu cử hoặc sửa đổi phương thức bầu cử. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lựa chọn này phải đối mặt với những rủi ro pháp lý vô cùng lớn bởi các cuộc bầu cử là cần thiết để giữ được niềm tin của công chúng và bảo đảm tính hợp hiến.
Điều chỉnh cách thức bầu cử: Cần cẩn trọng và sáng suốt
Bầu cử

Điều chỉnh cách thức bầu cử: Cần cẩn trọng và sáng suốt

Ngoài quyết định hoãn bầu cử, nhiều quốc gia đang xem xét sửa đổi cách thức tiến hành bầu cử, bao gồm áp dụng một phần hoặc toàn bộ phương pháp bỏ phiếu qua bưu điện. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cuộc thảo luận xung quanh việc bỏ phiếu qua internet, các ứng dụng điện thoại di động.
Siêu bầu cử 2019
Bầu cử

Siêu bầu cử 2019

Cuộc tổng tuyển cử năm 2019 của Indonesia, quốc gia với 17.000 đảo lớn nhỏ, được giới chuyên gia nhận định là cuộc bầu cử trong 1 ngày lớn nhất và phức tạp nhất thế giới khi lần đầu tiên trong lịch sử, Tổng thống và Quốc hội (Hội nghị Hiệp thương nhân dân - MPR) của Indonesia được tổ chức cùng một lúc. Đây là cuộc siêu bầu cử với 193 triệu cử tri tham gia bỏ phiếu để bầu cùng một lúc 6 vị trí quan trọng.