Cuộc bầu cử tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 trở thành cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử với chi phí lớn gấp đôi cuộc bầu cử năm 2016.

Theo Center for Responsive Politics (CRP) - tổ chức độc lập chuyên theo dõi hoạt động chi tiêu trong chính trị ở Mỹ, tổng chi phí bầu cử Mỹ năm 2020 lên tới gần 14 tỷ USD, phá vỡ các kỷ lục trước đó, đồng thời phá vỡ ước tính trước đó là 11 tỷ USD. Mỹ cũng là nước có chi phí phát sinh do Covid-19 cao nhất với 4 tỷ USD, chủ yếu để phục vụ các biện pháp bỏ phiếu sớm, bỏ phiếu qua bưu điện, bỏ phiếu trực tiếp, đăng ký trực tuyến cùng các biện pháp tuyên truyền ý thức, giáo dục cộng đồng.

Vào ngày 19.3.2020, Trung tâm Brennan của Mỹ đã công bố ước tính sơ bộ về chi phí điều chỉnh các hệ thống và thông lệ bỏ phiếu của đất nước để bảo đảm rằng đại dịch Covid-19 sẽ không gây trở ngại cho tính an toàn và bảo mật của cuộc bầu cử vào tháng 11.2020. Ước tính của Trung tâm Brennan vào thời điểm đó là khoảng 2 tỷ USD, một con số kỷ lục so với các cuộc bầu cử khác trên thế giới. Quan trọng là, ước tính này không bao gồm chi phí bảo đảm an toàn và an ninh cho các cuộc bầu cử địa phương và toàn tiểu bang khác sẽ diễn ra trong suốt năm 2020.

Tuy nhiên, kể từ ước tính tháng 3.2020, hướng dẫn mới từ các chuyên gia y tế đã buộc các quan chức bầu cử phải áp dụng thêm nhiều biện pháp nhằm bảo đảm sức khỏe của công nhân và cử tri, bao gồm cung cấp đồ bảo hộ - chẳng hạn như găng tay và khẩu trang - cho tất cả nhân viên phòng phiếu. Hầu hết các văn phòng bầu cử cũng phải trả thêm chi phí công nghệ thông tin để bảo đảm rằng nhân viên có thể thực hiện các chức năng quan trọng từ xa và an toàn.

Các cử tri đeo khẩu trang, bỏ phiếu ở Windham, New Hampshire ngày 3.11.2020 trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ Nguồn: AP
Các cử tri đeo khẩu trang, bỏ phiếu ở Windham, New Hampshire ngày 3.11.2020 trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 

Nguồn: AP 

Sau khi tính toán, Trung tâm Brennan khuyến nghị Quốc hội cung cấp ít nhất 4 tỷ USD để bảo đảm tốt nhất cho các cuộc bầu cử. Riêng chi phí bỏ phiếu qua đường bưu điệnđã lên tới 1,4 tỷ USD; trong đó, chi phí để in phiếu bầu đã vào khoảng 54 - 89 triệu USD. Việc tăng số lượng cử tri sử dụng phiếu bầu qua đường bưu điện sẽ đòi hỏi phải in một số lượng lớn hơn các lá phiếu, phong bì vắng mặt và các tài liệu khác. Các cơ quan bầu cử được khuyến nghị phải in đủ số phiếu bầu và phong bì bỏ phiếu cho toàn bộ cử tri đã đăng ký để đề phòng trường hợp những cử tri thay đổi ý định và quyết định bỏ phiếu qua thư thay vì bỏ phiếu trực tiếp. Chi phí bưu chính ước tính vào khoảng 413 triệu - 593 triệu USD. Chi phí này được tính toán trên cơ sở chi phí gửi phiếu cho cử tri (bao gồm các tài liệu bổ sung, chẳng hạn như phong bì gửi lại, hướng dẫn và các tài liệu thông tin khác) sẽ tốn từ 1,15 - 2 USD cho mỗi cử tri đã đăng ký. Cơ quan bầu cử cũng tính đến việc phải cung cấp các hòm phiếu vắng mặt bảo đảm tính an toàn ở những vị trí dễ tiếp cận để cử tri có thể trực tiếp bỏ phiếu bầu. Hòm bỏ phiếu phải được trang bị các biện pháp an ninh đầy đủ, chẳng hạn như camera. Chi phí ước tính: 82 - 117 triệu USD để mua sắm và lắp đặt và 35 - 47 triệu USD để vận hành và bảo trì. Biện pháp bỏ phiếu qua đường bưu điện cũng đòi hỏi hệ thống theo dõi lá phiếu. Phần mềm theo dõi được khuyến cáo sử dụng để giúp các cử tri tin tưởng rằng lá phiếu của họ đã được gửi đến đúng nơi một cách kịp thời. Các cơ quan bầu cử cũng phải thiết lập một dịch vụ nhắn tin để theo dõi lá phiếu, dịch vụ này sẽ cung cấp cho cử tri những lời nhắc nhở, xác nhận đã nhận được phiếu và xác nhận cử tri đã bỏ phiếu. Chi phí ước tính: 4,2 triệu USD. Ngoài ra, còn phải chi phí cho một loạt các khoản mục khác như thiết bị để xử lý phiếu bầu vắng mặt (mua các công nghệ xác minh chữ ký, thiết bị phân loại và xử lý thư khối lượng lớn cũng như máy quét phiếu tốc độ cao - ước tính 120 - 240 triệu USD), thuê thêm không gian để lưu trữ phiếu bầu qua bưu điện (92 triệu USD), nhân sự bổ sung để xử lý phiếu bầu, sao chép phiếu bầu (165 triệu USD)…

Chi phí để duy trìbỏ phiếu trực tiếp được ước tính vào khoảng 271,4 triệu USD nhằm bảo đảm cho các cơ sở bỏ phiếu đáp ứng các tiêu chuẩn y tế công cộng. Theo đó, nhân viên thăm dò ý kiến ​​sẽ cần thêm nguồn lực để làm sạch và vệ sinh tất cả các cơ sở, máy móc và tài nguyên. Các địa điểm bỏ phiếu sử dụng lá phiếu giấy đánh dấu bằng tay được cung cấp bút dùng một lần. Các cơ quan tài phán bầu cử cũng có thể phát sinh chi phí do phải thay đổi địa điểm bỏ phiếu gần ngày bầu cử hoặc để có được quyền truy cập vào các địa điểm bỏ phiếu dự phòng. Chi phí ước tính: 29,2 triệu USD (tài trợ cho tất cả các tiểu bang, mặc dù một số tiểu bang có thể đã trả cho một số chi phí này).

Chi phí cho phát triển hệ thống đăng ký trực tuyến ước tính vào khoảng 85,9 triệu USD. Trong những tháng và vài tuần trước mỗi cuộc bầu cử tổng thống, hàng triệu người Mỹ cập nhật thông tin đăng ký cử tri hoặc đăng ký bỏ phiếu lần đầu tiên. Covid-19 đã làm gián đoạn nghiêm trọng quá trình này, khiến người Mỹ khó gửi đơn đăng ký kịp thời để các quan chức bầu cử xử lý các đơn đăng ký đó. Sự bùng phát của dịch bệnh cũng làm giảm khả năng tiếp cận các văn phòng chính phủ cung cấp dịch vụ đăng ký cử tri. Chính vì vậy, chi phí nhằm củng cố các hệ thống đăng ký cử tri trực tuyến là cần thiết để cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ.

Ngoài ra, Trung tâm Brennan cũng dự kiến một khoản chi đáng kể cho các biện pháp thông tin tuyên truyền cho cử tri, ước tính vào khoảng 252,1 triệu USD. Nỗi sợ hãi và bối rối xung quanh một đại dịch tạo ra một môi trường màu mỡ những thông tin sai lệch và nỗ lực thao túng quá trình bầu cử cho các mục đích không chính đáng và lợi ích đảng phái. Trung tâm Brennan khuyến cáo cần có các chiến dịch tuyên truyền nhằm trấn an công dân rằng việc bỏ phiếu sẽ an toàn, đồng thời đề phòng khả năng những lực lượng kích động có thể sử dụng Covid-19 để thao túng cuộc bầu cử.

Các chiến dịch giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng sẽ bao gồm vệc tuyên truyền, thông báo cho cử tri về tất cả những thay đổi đối với các quy tắc bỏ phiếu và tất cả các lựa chọn có sẵn để đăng ký và bỏ phiếu. Điều này được thực hiện bằng những quảng cáo với nhiều ngôn ngữ không phải tiếng Anh. Chi phí ước tính: 250 triệu USD. Ngoài ra các cơ quan bầu cử địa phương cũng phải có trách nhiệm cung cấp các công cụ có thể truy cập và dễ sử dụng để cử tri tra cứu địa điểm bỏ phiếu và trạng thái đăng ký nhằm chủ động hạn chế tiếp nhận thông tin sai lệch hoặc các cuộc tấn công độc hại vào hệ thống của chính phủ. Chi phí ước tính: 2,1 triệu USD.

Bầu cử

Những "bóng ma" ngoài Covid-19
Bầu cử

Những "bóng ma" ngoài Covid-19

Bên cạnh việc làm lung lay nền tảng của các chính sách và thực tiễn bầu cử đã được củng cố trong nhiều thập kỷ buộc chúng phải thích ứng và thay đổi, đại dịch cũng làm sáng tỏ những thách thức mới mà các cơ quan quản lý bầu cử nên lường trước trong việc quản lý các cuộc bầu cử trong tương lai.
Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu
Bầu cử

Hiện đại hóa phương pháp bỏ phiếu

Nếu trước kia, bỏ phiếu truyền thống được coi là chuẩn mực của hoạt động bầu cử, thì sau khi xảy ra đại dịch Covid-19, người ta đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc cần thiết phải có những hình thức bỏ phiếu khác ngay cả khi đất nước không trong tình trạng khẩn cấp.
Bỏ phiếu truyền thống có còn là chuẩn mực?
Bầu cử

Bỏ phiếu truyền thống có còn là chuẩn mực?

Hiện tại, hầu hết các quốc gia, tiểu bang và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới tiến hành bầu cử thông qua phương pháp bỏ phiếu truyền thống: trong ngày bầu cử, để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, những người đủ điều kiện bỏ phiếu phải có mặt tại điểm bỏ phiếu được chỉ định ở khu vực bầu cử đăng ký.
Thách thức đối với nhân viên bầu cử
Bầu cử

Thách thức đối với nhân viên bầu cử

Việc tổ chức các cuộc bầu cử đòi hỏi nhiều nhân lực. Trong bối cảnh mỗi nước đều đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đầy thách thức, vai trò của các nhân viên bầu cử càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong khi thách thức và rủi ro đối với họ cũng phức tạp hơn vì họ là những người trực tiếp gặp gỡ và tiếp xúc với cử tri, phát phiếu bầu và giám sát các điểm bỏ phiếu.
Chi phí tăng cao vì Covid-19
Bầu cử

Chi phí tăng cao vì Covid-19

Các cuộc bầu cử không hề rẻ vì phải liên quan đến việc sử dụng hàng nghìn nhân viên thời vụ, thuê mặt bằng, in ấn khối lượng lớn tài liệu bầu cử... Chi phí cho các cuộc bầu cử thường có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, nhưng những thách thức tài chính này còn gia tăng đáng kể do đại dịch Covid-19. Điều này chủ yếu là cơ quan tổ chức bầu cử phải tăng cường các chi phí liên quan đến các biện pháp giảm thiểu rủi ro, bao gồm cả các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn khu vực bỏ phiếu cũng như thiết kế các hình thức bỏ phiếu đặc biệt.
Đầu tư cho dân chủ
Bầu cử

Đầu tư cho dân chủ

Điều khiến các nhà dân chủ lo lắng không chỉ là chi phí bầu cử ngày càng tăng, mà là ngân sách cho bầu cử đang ngày càng bị thu hẹp.
Bảo đảm quyền bầu cử cho mọi đối tượng trong đại dịch
Bầu cử

Bảo đảm quyền bầu cử cho mọi đối tượng trong đại dịch

Bầu cử là một quyền dân chủ cơ bản. Nhưng trong khi nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp đặc biệt để cho phép những người nhiễm SARS-Cov-2 và những người tự cách ly có thể bỏ phiếu, thì một số quốc gia lại đưa ra quy định ngăn cấm, tước đi quyền công dân cơ bản của họ.
Hàn Quốc làm thế nào để bầu cử an toàn?
Bầu cử

Hàn Quốc làm thế nào để bầu cử an toàn?

Hàn Quốc là nước đầu tiên tổ chức bầu cử cấp quốc gia trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trong khi nhiều nước quyết định hoãn các cuộc bầu cử. Cũng giống như nhiều nước trên thế giới, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với tình huống khó khăn: Làm thế nào để tổ chức một cuộc bầu cử trong bối cảnh đại dịch Covid-19 mà không khiến dịch bệnh lây lan rộng.
Hoãn bầu cử: Bãi lầy pháp lý
Bầu cử

Hoãn bầu cử: Bãi lầy pháp lý

Đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế đang lan rộng và những thách thức trong việc tổ chức bầu cử giữa đại dịch, một số nước đã lựa chọn hoãn bầu cử hoặc sửa đổi phương thức bầu cử. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lựa chọn này phải đối mặt với những rủi ro pháp lý vô cùng lớn bởi các cuộc bầu cử là cần thiết để giữ được niềm tin của công chúng và bảo đảm tính hợp hiến.
Điều chỉnh cách thức bầu cử: Cần cẩn trọng và sáng suốt
Bầu cử

Điều chỉnh cách thức bầu cử: Cần cẩn trọng và sáng suốt

Ngoài quyết định hoãn bầu cử, nhiều quốc gia đang xem xét sửa đổi cách thức tiến hành bầu cử, bao gồm áp dụng một phần hoặc toàn bộ phương pháp bỏ phiếu qua bưu điện. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cuộc thảo luận xung quanh việc bỏ phiếu qua internet, các ứng dụng điện thoại di động.
Siêu bầu cử 2019
Bầu cử

Siêu bầu cử 2019

Cuộc tổng tuyển cử năm 2019 của Indonesia, quốc gia với 17.000 đảo lớn nhỏ, được giới chuyên gia nhận định là cuộc bầu cử trong 1 ngày lớn nhất và phức tạp nhất thế giới khi lần đầu tiên trong lịch sử, Tổng thống và Quốc hội (Hội nghị Hiệp thương nhân dân - MPR) của Indonesia được tổ chức cùng một lúc. Đây là cuộc siêu bầu cử với 193 triệu cử tri tham gia bỏ phiếu để bầu cùng một lúc 6 vị trí quan trọng.