Ngày 31.5, Hà Nội sẽ công bố số lượng học sinh dự tuyển vào lớp 10

Theo kế hoạch, dự kiến ngày 31.5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của từng trường Trung học Phổ thông công lập năm học 2022-2023.

Thí sinh dự thi vào lớp 10 công lập năm 2021. Ảnh: Giang Huy
Thí sinh dự thi vào lớp 10 công lập năm 2021. Ảnh: Giang Huy (vnexpress.net)

Từ các số liệu này, đối chiếu với chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường đã được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố hôm 5.5, phụ huynh và học sinh có thể dự đoán được tỷ lệ chọi vào các trường. Học sinh có thể tra cứu thông tin tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tại địa chỉ: https://hanoi.edu.vn

Mỗi học sinh thi vào lớp 10 được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng, xếp theo thứ tự từ 1 đến 3. Trong đó, nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 phải cùng khu vực tuyển sinh, nguyện vọng 3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ. Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập của Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 18 và 19.6 với ba môn thi: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ. Trong đó, sáng 18.6 thi Ngữ văn (120 phút), chiều 18.6 thi Ngoại ngữ (60 phút) và sáng 19.6 thi Toán (120 phút). Các thí sinh dự thi môn chuyên sẽ dự thi vào ngày 20.6.

Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"
Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch"

Tại Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sáng 12.11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn mong muốn, Giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch; trong đó trường học là trường học thanh lịch, thầy cô và học sinh thanh lịch.

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?
Giáo dục

Kỳ thi V-SAT: Được tổ chức bởi các trường đại học hay Bộ GD-ĐT?

Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. Đây là kỳ thi mới cho thí sinh muốn xét tuyển vào đại học năm 2025. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến băn khoăn đặt câu hỏi kỳ thi do Bộ GD-ĐT tổ chức hay các trường đại học? 

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing
Giáo dục

Bộ GD-ĐT gửi Công điện về ứng phó bão Yinxing

Ngày 11.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) có Công điện số 1651/CĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi Giám đốc Sở GD-ĐT các tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó bão Yinxin.

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cần điều chỉnh quy định cho điểm ở câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Theo lý thuyết, ở dạng thức câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, khả năng đoán mò của thí sinh có thể đạt 2 điểm, chiếm 20% tổng số điểm của môn thi. Điều này làm giảm độ tin cậy và độ giá trị của đề thi, khiến việc sử dụng kết quả vào các mục đích của kỳ thi chưa đảm bảo đánh giá đúng năng lực của người học.

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các
Giáo dục

Đam mê nghiên cứu văn hóa dân tộc Tày và Nùng, tiến sĩ trẻ được đề cử Giải thưởng Khuê Văn Các

Với nhiều đóng góp, nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc Việt Nam, Tiến sĩ Lý Viết Trường (Cao Lộc, Lạng Sơn) là một trong 18 nhà khoa học trẻ trong lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn lọt Top 18 Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: “Bình đẳng trong phát triển giáo dục đại học khối công - tư”

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, Đảng và Nhà nước ta coi việc phát triển khối các cơ sở giáo dục ĐH công và và khối các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập là bình đẳng. Chính sách và cơ chế quản lý hai khối này đang theo hướng tới tập trung vào quản lý chất lượng kết hợp với kiểm tra, giám sát, gia tăng tự chủ, tự giải trình và tự chịu trách nhiệm xã hội.

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11
Giáo dục

Những vấn đề giáo dục nóng tuần đầu tháng 11

Quốc hội tiếp tục góp ý, thảo luận về Dự thảo Luật Nhà giáo; Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Công bố 615 tân giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Phụ huynh, học sinh lo lắng về bỏ cộng điểm thi nghề là những thông tin giáo dục nổi bật tuần qua.

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục
Giáo dục

Đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành: Giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” của ngành Giáo dục

Theo GS.TS Thái Văn Thành, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, việc giao quyền quản lý biên chế cho Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đáng ra phải được tiến hành sớm hơn thì sẽ khắc phục được những tồn tại, bất cập và điểm nghẽn lâu nay trong ngành Giáo dục.