Ngành hải quan đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, năm 2023, Tổng cục Hải quan đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý chuyên ngành theo hướng cải cách toàn diện hoạt động này. Đồng thời, tăng cường kiểm tra nội bộ theo hình thức chuyên đề, công vụ đột xuất, trực tuyến thông qua hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan và camera giám sát; chú trọng điều tra chống buôn lậu trên toàn quốc.

Kịp thời phát hiện sai phạm

Tích cực triển khai Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, năm 2023, Tổng cục Hải quan đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Công tác triển khai và hướng dẫn thực hiện chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu cũng được tích cực triển khai.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, cơ quan hải quan đã chủ động rà soát quy định pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành, để kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc; tập hợp kiến nghị các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền chỉ đạo các bộ, ngành xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc có ý kiến để kịp thời hướng dẫn các cục hải quan và doanh nghiệp thực hiện thống nhất.

Ngành hải quan đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra -0
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Ảnh: N.L

Riêng Vụ Thanh tra - Kiểm tra đã thực hiện 20 cuộc thanh tra chuyên ngành (9 cuộc từ kỳ trước chuyển sang và 11 cuộc triển khai trong kỳ), đã ban hành kết luận 18 cuộc; đang thực hiện 2 cuộc. Nhờ đó, tổng số tiền kiến nghị truy thu 123,112 tỷ đồng. Trong đó, kiến nghị về thuế 40,095 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 83,016 tỷ đồng; nộp ngân sách 75,374 tỷ đồng (bao gồm số thu lũy kế qua công tác thanh tra chuyên ngành năm 2022). Cục Thuế Xuất, nhập khẩu cũngthực hiện 1 cuộc thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch năm 2022 chuyển sang. Tổng số tiền kiến nghị truy thu là 3,459 tỷ đồng; trong đó, kiến nghị về thuế 3,117 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 342 triệu đồng; nộp ngân sách nhà nước 4,840 tỷ đồng.

Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã thực hiện 92 cuộc thanh tra chuyên ngành (11 cuộc từ kỳ trước chuyển sang và 44 cuộc triển khai trong kỳ); ban hành kết luận với 87 cuộc; đình chỉ thanh tra đối với 3 cuộc; đang thực hiện 2 cuộc. Theo đó, tổng số tiền kiến nghị truy thu đạt 81,941 tỷ đồng, trong đó, kiến nghị về thuế 73,840 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính 8,101 tỷ đồng; nộp ngân sách 133,691 tỷ đồng (bao gồm số thu lũy kế qua công tác thanh tra chuyên ngành năm 2022). Một số cuộc thanh tra đột xuất, mang lại hiệu quả cao như Cục Hải quan TP. Hải Phòng 3 cuộc, thu nộp ngân sách nhà nước 38,137 tỷ đồng; Cục Hải quan TP. Đà Nẵng 3 cuộc, thu nộp ngân sách 16,942 tỷ đồng; Cục Hải quan Hà Nam Ninh thực hiện 3 cuộc; Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa thực hiện 9 cuộc.

Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, các đơn vị cơ bản đã bám sát định hướng của Bộ Tài chính, hướng dẫn của Tổng cục; chủ yếu vẫn là thanh tra việc chấp hành pháp luật hải quan, pháp luật về thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu, trong hoạt động loại hình gia công hàng hóa xuất khẩu, thanh tra về mã số, thuế suất hàng hóa nhập kinh doanh, xuất kinh doanh.

Đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, các lỗi sai sót thường gặp là sai sót trong báo cáo quyết toán, phát hiện chênh lệch giữa số liệu tồn kho nguyên phụ liệu thực tế với số liệu khai báo quyết toán với cơ quan hải quan, tồn nguyên phụ liệu thực tế chênh lệch với hồ sơ khai báo hải quan, chênh lệch giữa tồn kho thực tế và hồ sơ hàng hóa xuất, nhập khẩu. Đối với loại hình hàng hóa có điều kiện, đa phần các doanh nghiệp phát sinh sai sót, vi phạm do thiếu hiểu biết hoặc thực hiện sai về thủ tục, chính sách pháp luật liên quan.

Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ

Nhằm từng bước hạn chế vi phạm Luật Hải quan cũng như tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại; song song với việc chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại trên mọi lĩnh vực; lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra đúng trọng tâm, trọng điểm; ngành hải quan còn tăng cường công tác kiểm tra nội bộ thông qua hình thức kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất theo dấu hiệu vi phạm, kiểm tra trực tuyến thông qua các hệ thống thông tin nghiệp vụ của ngành hải quan và hệ thống camera giám sát công vụ.

Đặc biệt, thực hiện hoạt động kiểm tra công vụ tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Bình Dương và Quảng Ninh bằng hình thức trực tuyến từ ngày 1.11.2022 - 3.4.2023; đã truy thu số tiền thuế, xử phạt vi phạm hành chính 4,8 tỷ đồng và nộp vào ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng chủ động thu thập thông tin đề xuất kiểm tra công vụ đột xuất để tăng cường chấn chỉnh kỷ cương kỷ luật phòng ngừa vi phạm; tăng cường kiểm tra đối với các đơn vị để xảy ra vi phạm theo Công văn số 375/TCHQ-TCCB ngày 19.1.2023 và Thông báo số 2269/TB-TCHQ ngày 12.5.2023 về việc đề xuất kiểm tra nội bộ trên cơ sở kết quả kiểm tra trên 3 cấp, kiểm tra giám sát qua công tác trực ban, chuẩn bị kế hoạch thành lập các Đoàn kiểm tra đột xuất không công khai theo dấu hiệu vi phạm, kiểm tra việc thực hiện quy trình nghiệp vụ hải quan, các chỉ đạo của Tổng cục.

Đồng thời, thực hiện theo dõi, tổng hợp, kiến nghị, chấn chỉnh việc thực hiện các đề án, các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, bộ, ngành khác. Theo Tổng cục Hải quan, nhiều đơn vị đã tích cực, chủ động triển khai kế hoạch kiểm tra nội bộ. Nhìn chung, các cuộc kiểm tra nội bộ đã thực hiện đúng thời gian dự kiến; phát hiện ra các sai sót, chấn chỉnh công tác nghiệp vụ như công tác tổ chức cán bộ; điều chuyển cán bộ còn sơ suất, sai sót về hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, trích dẫn các văn bản pháp luật chưa đầy đủ, sắp xếp tài liệu chưa theo quy định, công tác lựa chọn đơn vị sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin còn sai sót, chưa sử dụng tài khoản quản lý tập trung mà sử dụng tài khoản cá nhân; tăng cường công tác thu thập, phân tích thông tin và xác định trọng điểm trong công tác quản lý rủi ro...

Trong năm 2024, Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai thực hiện Luật Thanh tra số 11/2022/QH15 và các văn bản hướng dẫn Luật đúng quy định theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Thực hiện và hoàn thành kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ năm 2024 theo phê duyệt của Bộ Tài chính. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ thông qua hình thức kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất theo dấu hiệu vi phạm, kiểm tra trực tuyến thông qua các hệ thống thông tin nghiệp vụ của ngành hải quan và hệ thống camera giám sát công vụ để kịp thời phát hiện những sai phạm của doanh nghiệp, hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức.

Đồng thời, triển khai kiểm tra chức trách nhiệm vụ 3 cấp theo Quyết định số 4398/QĐ-TCHQ ngày 20.12.2016; tăng cường kiểm tra kỷ cương, kỷ luật theo các quy định tại Quyết định số 799/QĐ-TCHQ ngày 12.4.2023 ban hành quy chế kiểm tra công vụ và xử lý vi phạm đối với công chức, viên chức trong ngành hải quan; đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra trong và ngoài ngành hải quan.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, toàn ngành thực hiện 113 cuộc thanh tra chuyên ngành (21 cuộc từ kỳ trước chuyển sang và 92 cuộc triển khai trong kỳ), đã ban hành kết luận 108 cuộc, ban hành 3 quyết định đình chỉ thanh tra đối với 3 cuộc (Quyết định số 601/QĐ-HQLA ngày 3.11.2023; Quyết định số 809/QĐ-HQBD ngày 6.11.2023 và Quyết định số 2155/QĐ-HQHP ngày 10.11.2023), đang thực hiện 2 cuộc. Tổng số tiền kiến nghị truy thu trong toàn ngành 336,691 tỷ đồng. 

Trong đó, kiến nghị về thuế 244,865 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính 91,826 tỷ đồng; đã thu nộp ngân sách nhà nước 216,669 tỷ đồng (bao gồm số thu qua công tác thanh tra). Đồng thời, tiến hành 127 cuộc kiểm tra nội bộ (16 cuộc từ năm 2022 chuyển sang và 110 cuộc triển khai trong kỳ), đã kết luận 122 cuộc, thu nộp ngân sách nhà nước 6,864 tỷ đồng.

Kinh tế - Xã hội

Hát về cây lúa hôm nay
Kinh tế - Xã hội

Hát về cây lúa hôm nay

Tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025. Từ bối cảnh đó, Đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 ra đời và chính thức được phát động vào tháng 12.2023 tại tỉnh Hậu Giang.

TPBank trên con đường chinh phục trái tim hàng chục triệu khách hàng
Kinh tế - Xã hội

TPBank trên con đường chinh phục trái tim hàng chục triệu khách hàng

Ngân hàng TPBank vừa công bố cán mốc 12 triệu khách hàng vào những ngày cuối cùng của 2023 đồng thời đạt gần 1 tỷ lượt giao dịch trên app TPBank trong năm, tương đương 98% số lượng giao dịch. Sự thấu hiểu đời sống tài chính của từng khách hàng song hành với nền tảng và chiến lược phát triển ngân hàng số đậm chất riêng đã đưa TPBank đạt tăng trưởng thần kỳ với 8,6 triệu khách hàng mới chỉ trong 3 năm thời hậu Covid-19.

Doanh nghiệp sẵn sàng đón cơ hội!
Kinh tế - Xã hội

Doanh nghiệp sẵn sàng đón cơ hội!

PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG ĐIỀU - Chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam

Khép lại năm 2023 với sự ổn định của các yếu tố vĩ mô, dòng tín dụng được đẩy vào thị trường với mức lãi suất tốt hơn nhiều đang tạo cho tâm lý muốn hành động được thể hiện rõ trong cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Cho dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng sẽ không phổ biến tâm lý cầm chừng, chờ đợi trong đội ngũ doanh nhân. 

“Tôi vẫn lạc quan về đất nước mình!”
Kinh tế - Xã hội

“Tôi vẫn lạc quan về đất nước mình!”

Kinh tế thế giới đang suy thoái nghiêm trọng và dự báo kéo dài, dai dẳng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế TRẦN SĨ CHƯƠNG - Chủ tịch Công ty Tư vấn chiến lược 3Horizons (U.K) khu vực châu Á - Thái Bình Dương, “vẫn lạc quan về đất nước mình”, bởi chúng ta đang có những thế mạnh về vị thế chính trị, địa lý và chính con người Việt Nam.

Kinh tế 2024 - Động lực từ thể chế
Kinh tế - Xã hội

Kinh tế 2024 - Động lực từ thể chế

Trong cuộc trò chuyện đầu Xuân với Đại biểu Nhân dân, PGS. TS. Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng; TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam và TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế khẳng định: chất lượng thể chế được cải thiện đã góp phần tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế và đây sẽ là nền tảng để Việt Nam tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn tới.

Hoàn thiện thể chế cho những động lực mới của nền kinh tế
Kinh tế - Xã hội

Hoàn thiện thể chế cho những động lực mới của nền kinh tế

TS. Trần VănNguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách 

Việt Nam đã chọn con đường chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững với kinh tế tuần hoàn, xanh, sạch. Việc hiện thực hóa bộ ba trụ cột phát triển, hay ba động lực mới này, phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thể chế. Trong năm con Rồng, cử tri và cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Quốc hội tiếp tục tập trung đổi mới, hoàn thiện chính sách, pháp luật để phát huy những động lực mới của nền kinh tế.

Những chiếc lá "triệu đô"
Kinh tế

Những chiếc lá "triệu đô"

Một hệ sinh thái phát triển nông sản an toàn, minh bạch, từ nền nông nghiệp thông minh, thân thiện với môi trường sẽ mở ra cơ hội đổi đời cho hàng nghìn người từ những chiếc lá gần gũi xung quanh. 

“Mỗi sản phẩm cần có một câu chuyện!”
Kinh tế

“Mỗi sản phẩm cần có một câu chuyện!”

Là người gốc Việt, ông Paul Le, Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail của Thái Lan tại Việt Nam, mong muốn đưa các sản phẩm tốt nhất của Việt Nam và thương hiệu Việt Nam ra thế giới! Theo ông, mỗi sản phẩm đều mang trong mình câu chuyện về nguồn gốc, cách làm, chất lượng và cả tình yêu của con người với sản phẩm đó… “Hãy kể với người tiêu dùng trong và ngoài nước về những điều kỳ diệu đó, chúng ta chắc chắn sẽ thành công!” - ông Paul Le chia sẻ với Đại biểu Nhân dân trước thềm Xuân mới 2023.

"Đất lành chim đậu"
Xã hội

"Đất lành chim đậu"

TS. ĐOÀN DUY KHƯƠNG- Đại sứ Cựu sinh viên toàn cầu Australia

Mùa xuân đến luôn mang lại sự hồi sinh, phát triển cho những nguồn lực nội sinh của con người và xã hội. Trong đó, nguồn lực xã hội là các đặc điểm của đời sống xã hội - mạng lưới, chuẩn mực và lòng tin - cho phép những người tham gia hành động cùng nhau hiệu quả hơn để theo đuổi các mục tiêu chung. Năm mới Quý Mão 2023 đang đến, cùng với nhận thức, hành động và nâng cao lý luận về nguồn lực xã hội của tất cả chúng ta sẽ là nguồn lực to lớn góp phần thúc đẩy xây dựng một đất nước Việt thực sự là “đất lành chim đậu”, không chỉ cho người Việt Nam mà còn cho tất cả bạn bè quốc tế cũng như các nhà đầu tư kinh doanh toàn cầu.

Làm gì để thúc đẩy tăng trưởng năm 2023?
Kinh tế

Làm gì để thúc đẩy tăng trưởng năm 2023?

Cải thiện nội lực doanh nghiệp, thúc đẩy các dự án hạ tầng quan trọng quốc gia, đi sâu vào cải cách thể chế cho kinh tế thị trường… là những công việc trọng yếu trong năm 2023 nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp và đất nước.

Vượt cơn gió nghịch
Kinh tế

Vượt cơn gió nghịch

TS. LÊ DUY BÌNH - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam

Kinh tế nước ta sẽ đối diện nhiều “cơn gió nghịch” trong năm mới cả từ bên ngoài lẫn nội tại. Trong bối cảnh ấy, thông điệp và hành động dứt khoát của Quốc hội, Chính phủ về nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh sẽ "xốc dậy" tinh thần, ý chí và niềm tin với thị trường của doanh nghiệp và nhà đầu tư!

Cần cơ chế để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo
Kinh tế

Cần cơ chế để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

Trước thềm năm mới, GS.TS. Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân xung quanh vấn đề làm thế nào để đổi mới, sáng tạo, tạo động lực tăng trưởng mới, giúp Việt Nam thoát “bẫy thu nhập trung bình”.

Linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện
Xã hội

Linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện

Năm 2022 đã khép lại, ghi đậm dấu ấn về những thành quả quan trọng của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai. Đó là sự vào cuộc tích cực, linh hoạt để kịp thời hỗ trợ người dân, người lao động và doanh nghiệp trước những “rủi ro” bất khả kháng; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và trên hết là sự đồng lòng của toàn thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức, người lao động trong việc quyết tâm đưa chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đến với đối tượng thụ hưởng một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Chia sẻ với Báo Đại biểu Nhân dân nhân dịp đầu Xuân mới, Giám đốc BHXH tỉnh Đồng Nai Phạm Minh Thành khẳng định, những thành quả đã đạt được trong năm 2022 là nền tảng để BHXH tỉnh tiếp tục đổi mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2023.

Một năm hoạt động xã hội ý nghĩa của LuxShare - ICT
Đời sống

Một năm hoạt động xã hội ý nghĩa của LuxShare - ICT

Trong năm 2022, bên cạnh nỗ lực nâng cao hoạt động sản xuất, Công ty TNHH Luxshare-ICT (Việt Nam); Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung) thuộc Tập đoàn Luxshare-ICT Precision (Trung Quốc), cùng có địa chỉ tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã có nhiều đóng góp vào hoạt động xã hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Nỗ lực vì mục tiêu chính sách công và sứ mệnh bảo vệ người gửi tiền
Kinh tế

Nỗ lực vì mục tiêu chính sách công và sứ mệnh bảo vệ người gửi tiền

Năm 2022, Chính phủ ký ban hành Quyết định 1479/QĐ-TTg 2022 về kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước giai đoạn 2022 - 2025. Theo đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiếp tục được duy trì là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm tiền gửi - một chính sách đặc thù nhằm phục vụ mục tiêu công, qua đó thể hiện quan điểm kiên định, thống nhất của Chính phủ trong việc bảo vệ người gửi tiền, góp phần ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng, tăng cường niềm tin công chúng, giảm thiểu đột biến rút tiền gửi, tạo cơ chế chính thức để xử lý các tổ chức nhận tiền gửi gặp sự cố và tham gia quá trình xử lý khủng hoảng tài chính.

Nền tảng của đô thị bền vững
Bất động sản

Nền tảng của đô thị bền vững

Việc kết hợp các yếu tố hiện đại và truyền thống tạo nên một công trình giàu bản sắc, lưu giữ những nét đẹp văn hóa địa phương là điều không đơn giản nhưng cần thiết trong phát triển đô thị bền vững.