Hát về cây lúa hôm nay

Tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025. Từ bối cảnh đó, Đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 ra đời và chính thức được phát động vào tháng 12.2023 tại tỉnh Hậu Giang.

“Khởi đầu từ người trồng lúa”

Mấy ngày cuối năm Quý Mão 2023, gia đình ông Nguyễn Văn Em, ấp 12, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang háo hức lắm, bởi ruộng nhà ông được chọn làm điểm trình diễn các loại máy móc, công nghệ, nông cụ hiện đại cho lễ phát động thực hiện Đề án Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030.

Nhiều đời sinh sống bằng nghề trồng lúa, ông Em cũng như nhiều bà con nông dân huyện Vị Thủy gần đây rất phấn khởi khi giá lúa đều tăng, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và 2 lần liên tiếp được vinh danh trong các cuộc thi gạo ngon của thế giới. Với vị thế này, ông Em cũng như nhiều người trồng lúa ở miền Tây không khỏi thắc mắc, sao phải thực hiện Đề án với nhiều thay đổi?

Giải thích điều này, các nhà quản lý, nhà kiến tạo chỉ ra rằng, ngành hàng lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long là sinh kế của hàng triệu nông dân nhưng chưa thoát khỏi điểm nghẽn “đất đai manh mún, quy mô nhỏ lẻ, sản xuất tự phát”. Vị thế về xuất khẩu gạo là câu chuyện của ngày hôm qua và gần đây, tuy nhiên hiện tại và tương lai là điều khó đoán định trước những thách thức, biến động trong ngắn hạn và dài hạn. Người nông dân tới đây sẽ phải đối mặt với ba chữ “biến” ngày càng tác động mạnh hơn đối với nông nghiệp, đó là: biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng thế giới. Biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết cực đoan, cùng với suy giảm tài nguyên nước chắc chắn sẽ làm chi phí sản xuất theo cách truyền thống tăng lên, tác động tới chi phí đầu vào, thu nhập thực sự của người nông dân khó được cải thiện. Biến động thị trường khó lường hơn khi nhiều quốc gia nhập khẩu lúa gạo đang xây dựng chiến lược tự chủ để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trước tình trạng đứt gãy nguồn cung có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn. Biến chuyển xu thế tiêu dùng thế giới theo hướng người dùng ngày càng đặt ra yêu cầu nhiều hơn về truy xuất nguồn gốc, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, gìn giữ môi trường thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu việc gây ra hiệu ứng nhà kính… Hơn nữa đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo của cả nước, tuy nhiên, thu nhập của người trồng lúa vẫn thấp hơn thu nhập của người làm vườn hay nuôi trồng thủy sản và tình trạng ly nông - ly hương vẫn xảy ra nhiều ở các miền quê.

Với mong muốn đạt được mục tiêu tạo dựng hình ảnh ngành lúa gạo minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Đề án “1 triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” xác định mục tiêu chuyên nghiệp hóa ngành hàng lúa gạo, hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, nâng cao tri thức cho nông dân, nâng cao năng lực quản trị những tổ chức nông dân, hợp tác xã nông nghiệp đủ năng lực liên kết bền vững với doanh nghiệp, mang đến thịnh vượng cho người trồng lúa.

Sự đồng thuận lớn từ các tổ chức quốc tế

Tại Festival lúa gạo quốc tế 2023 tổ chức ở Hậu Giang, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, ngành hàng lúa gạo Việt Nam hướng tới mục tiêu “chất lượng, tuần hoàn, phát thải thấp”. Đây là cả hành trình tiếp cận xu thế thời đại, tiến tới tạo dựng thương hiệu lúa gạo trên trường quốc tế. Từ hạt lúa trên đồng, hạt gạo đến tay người tiêu dùng là một cấu trúc theo chuỗi ngành hàng. Cấu trúc đó bền vững hay không cần đến hệ sinh thái ngành hàng, trong hệ sinh thái đó con người là quyết định: nông dân, thương nhân, doanh nghiệp, nhà quản lý sản xuất và thị trường, nhà khoa học, chuyên gia, ngân hàng… Hợp tác, liên kết như một mệnh lệnh có tính quyết định nếu muốn hạt gạo đi xa.

Đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao, tuần hoàn, phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long kết hợp với Đề án hình thành hệ thống logistics nông nghiệp và Đề án cơ giới hóa nông nghiệp sẽ định vị lại hình ảnh lúa gạo Việt Nam và dần lan tỏa ra các vùng miền khác. Chuỗi ngành hàng lúa gạo bắt đầu từ giống, quy trình canh tác, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, bảo quản, xay xát, chế biến, bao bì đóng gói, tới bữa cơm của người tiêu dùng. Khi thực hiện nông nghiệp tuần hoàn, không còn gì gọi là phế phẩm bỏ đi. Rơm rạ có thể trở thành giá thể, điện năng, vật liệu xây dựng… Kinh tế nông thôn phát triển tạo thêm sinh kế cho người trồng lúa, phúc lợi mang đến cho bà con không chỉ từ hạt lúa, mà cả những điều thân cây lúa mang lại.

Chứng kiến sự có mặt đông đảo và sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức và bạn bè quốc tế tại lễ phát động Đề án, gia đình ông Em cũng như hàng nghìn người nông dân đồng bằng khác không giấu nổi sự vui mừng, tin tưởng khi nghe quyền Tổng Giám đốc Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế Ajay Kohli chia sẻ: "Việt Nam có một vai trò quan trọng với hệ thống lương thực toàn cầu và đang có những nỗ lực để đưa ra được mô hình hợp lý, bảo đảm hoạt động sản xuất lúa gạo thân thiện với môi trường, phát thải thấp và chúng tôi rất vui khi được hợp tác với các bạn".

Đánh giá cao những nỗ lực không ngừng của Chính phủ trong việc đổi mới ngành hàng lúa gạo,Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Carolyn Turk cam kết, sẽ đồng hành và hỗ trợ cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong quá trình triển khai Đề án cả về tài chính lẫn chuyên môn. “Việt Nam xứng đáng được bạn bè thế giới khen ngợi vì những nỗ lực không ngừng trong việc giải quyết các thách thức biến đổi khí hậu, vốn là thách thức toàn cầu”, bà Carolyn Turk nhấn mạnh.

Mang thịnh vượng đến với người trồng lúa

Nhiều tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long đang phấn khởi bắt tay vào thực hiện Đề án với tâm thế, kỳ vọng mới cho ngành hàng lúa gạo.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh chia sẻ, ngành sản xuất lúa gạo đóng góp 54% trong tỷ trọng nông lâm thủy sản của tỉnh. Ngay tại lễ phát động, Hậu Giang đăng ký tham gia thực hiện 28.000ha trong năm 2024 và 48.000ha trong năm 2025. 

Sau khi Chính phủ phê duyệt Đề án, Kiên Giang đã xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Hữu Toàn cho biết, năm 2024, Kiên Giang sẽ tham gia 60.000ha/vụ, đến năm 2025 là 100.000ha/vụ và năm 2030 sẽ có 200.000ha/vụ; ông Toàn cho biết thêm, tất cả diện tích đã đạt chuẩn trong chương trình VnSAT sẽ tham gia Đề án giai đoạn 2024 - 2025.

Là tỉnh có diện tích sản xuất lúa lớn thứ hai cả nước với trên 625.000ha, An Giang đăng ký tham gia Đề án với lộ trình đến năm 2025 có ít nhất 100.000ha lúa và sẽ đạt 150.000ha lúa đến năm 2030; trên cơ sở chọn các diện tích đáp ứng được các tiêu chí về quy hoạch và kết cấu hạ tầng, canh tác bền vững và tăng trưởng xanh, tổ chức sản xuất, doanh nghiệp tham gia liên kết..., ngành nông nghiệp An Giang đã chọn được 129 hợp tác xã tham gia Đề án. 

Còn tại TP. Cần Thơ, nông dân, doanh nghiệp và ngành nông nghiệp đón nhận thông tin thực hiện Đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao với tinh thần hưng phấn vì đề án mở ra triển vọng thúc đẩy ngành hàng lúa gạo bền vững hơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thái Nghiêm cho biết. Cần Thơ đã đăng ký 50.000ha, trong đó giai đoạn 2024 - 2025 là 30.000ha và đến năm 2030 tăng thêm 20.000ha. 

Ngay năm 2024, Đồng Tháp đã đăng ký diện tích tham gia Đề án là 52.000ha, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lê Văn Chấn cho biết; đến năm 2025, con số này sẽ tăng lên 70.000ha, mục tiêu đến năm 2030 là 163.000ha. 

Là một nông dân “rặt” Nam Bộ, quanh năm bám chặt ruộng đồng, hơn ai hết, ông Em và người trồng lúa hiểu rằng, lúa là cây lương thực quan trọng đối với gần một nửa dân cư sinh sống trên hành tinh. Đối với người Việt Nam, cây lúa còn là điểm tựa hình thành nên một nền văn hóa gắn kết dân tộc xuyên suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm. Ngày nay, ngành lúa gạo không chỉ bảo đảm an ninh lương thực trong nước mà còn chiếm vị thế quan trọng trên thị trường quốc tế, đem lại danh tiếng và thu nhập lớn cho nông dân và quốc gia. Trong giai đoạn phát triển mới, ngành lúa gạo Việt Nam sẽ bước sang một trang mới trên con đường lúa gạo, đó chính là con đường lịch sử, con đường khoa học, con đường văn hóa, con đường thương mại làm rực rỡ thêm hình ảnh Việt Nam trên bản đồ thế giới và sẽ là con đường mang lại thịnh vượng cho người trồng lúa.  

Kinh tế - Xã hội

TPBank trên con đường chinh phục trái tim hàng chục triệu khách hàng
Kinh tế - Xã hội

TPBank trên con đường chinh phục trái tim hàng chục triệu khách hàng

Ngân hàng TPBank vừa công bố cán mốc 12 triệu khách hàng vào những ngày cuối cùng của 2023 đồng thời đạt gần 1 tỷ lượt giao dịch trên app TPBank trong năm, tương đương 98% số lượng giao dịch. Sự thấu hiểu đời sống tài chính của từng khách hàng song hành với nền tảng và chiến lược phát triển ngân hàng số đậm chất riêng đã đưa TPBank đạt tăng trưởng thần kỳ với 8,6 triệu khách hàng mới chỉ trong 3 năm thời hậu Covid-19.

Ngành hải quan đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra
Kinh tế - Xã hội

Ngành hải quan đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, năm 2023, Tổng cục Hải quan đã tích cực, chủ động phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý chuyên ngành theo hướng cải cách toàn diện hoạt động này. Đồng thời, tăng cường kiểm tra nội bộ theo hình thức chuyên đề, công vụ đột xuất, trực tuyến thông qua hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan và camera giám sát; chú trọng điều tra chống buôn lậu trên toàn quốc.

Doanh nghiệp sẵn sàng đón cơ hội!
Kinh tế - Xã hội

Doanh nghiệp sẵn sàng đón cơ hội!

PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG ĐIỀU - Chủ tịch Hội Doanh nhân Tư nhân Việt Nam

Khép lại năm 2023 với sự ổn định của các yếu tố vĩ mô, dòng tín dụng được đẩy vào thị trường với mức lãi suất tốt hơn nhiều đang tạo cho tâm lý muốn hành động được thể hiện rõ trong cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân. Cho dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng sẽ không phổ biến tâm lý cầm chừng, chờ đợi trong đội ngũ doanh nhân. 

“Tôi vẫn lạc quan về đất nước mình!”
Kinh tế - Xã hội

“Tôi vẫn lạc quan về đất nước mình!”

Kinh tế thế giới đang suy thoái nghiêm trọng và dự báo kéo dài, dai dẳng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế TRẦN SĨ CHƯƠNG - Chủ tịch Công ty Tư vấn chiến lược 3Horizons (U.K) khu vực châu Á - Thái Bình Dương, “vẫn lạc quan về đất nước mình”, bởi chúng ta đang có những thế mạnh về vị thế chính trị, địa lý và chính con người Việt Nam.

Kinh tế 2024 - Động lực từ thể chế
Kinh tế - Xã hội

Kinh tế 2024 - Động lực từ thể chế

Trong cuộc trò chuyện đầu Xuân với Đại biểu Nhân dân, PGS. TS. Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng; TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam và TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế khẳng định: chất lượng thể chế được cải thiện đã góp phần tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế và đây sẽ là nền tảng để Việt Nam tăng trưởng cao hơn trong giai đoạn tới.

Hoàn thiện thể chế cho những động lực mới của nền kinh tế
Kinh tế - Xã hội

Hoàn thiện thể chế cho những động lực mới của nền kinh tế

TS. Trần VănNguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách 

Việt Nam đã chọn con đường chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững với kinh tế tuần hoàn, xanh, sạch. Việc hiện thực hóa bộ ba trụ cột phát triển, hay ba động lực mới này, phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thể chế. Trong năm con Rồng, cử tri và cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Quốc hội tiếp tục tập trung đổi mới, hoàn thiện chính sách, pháp luật để phát huy những động lực mới của nền kinh tế.

Những chiếc lá "triệu đô"
Kinh tế

Những chiếc lá "triệu đô"

Một hệ sinh thái phát triển nông sản an toàn, minh bạch, từ nền nông nghiệp thông minh, thân thiện với môi trường sẽ mở ra cơ hội đổi đời cho hàng nghìn người từ những chiếc lá gần gũi xung quanh. 

“Mỗi sản phẩm cần có một câu chuyện!”
Kinh tế

“Mỗi sản phẩm cần có một câu chuyện!”

Là người gốc Việt, ông Paul Le, Phó Chủ tịch Tập đoàn Central Retail của Thái Lan tại Việt Nam, mong muốn đưa các sản phẩm tốt nhất của Việt Nam và thương hiệu Việt Nam ra thế giới! Theo ông, mỗi sản phẩm đều mang trong mình câu chuyện về nguồn gốc, cách làm, chất lượng và cả tình yêu của con người với sản phẩm đó… “Hãy kể với người tiêu dùng trong và ngoài nước về những điều kỳ diệu đó, chúng ta chắc chắn sẽ thành công!” - ông Paul Le chia sẻ với Đại biểu Nhân dân trước thềm Xuân mới 2023.

"Đất lành chim đậu"
Xã hội

"Đất lành chim đậu"

TS. ĐOÀN DUY KHƯƠNG- Đại sứ Cựu sinh viên toàn cầu Australia

Mùa xuân đến luôn mang lại sự hồi sinh, phát triển cho những nguồn lực nội sinh của con người và xã hội. Trong đó, nguồn lực xã hội là các đặc điểm của đời sống xã hội - mạng lưới, chuẩn mực và lòng tin - cho phép những người tham gia hành động cùng nhau hiệu quả hơn để theo đuổi các mục tiêu chung. Năm mới Quý Mão 2023 đang đến, cùng với nhận thức, hành động và nâng cao lý luận về nguồn lực xã hội của tất cả chúng ta sẽ là nguồn lực to lớn góp phần thúc đẩy xây dựng một đất nước Việt thực sự là “đất lành chim đậu”, không chỉ cho người Việt Nam mà còn cho tất cả bạn bè quốc tế cũng như các nhà đầu tư kinh doanh toàn cầu.

Làm gì để thúc đẩy tăng trưởng năm 2023?
Kinh tế

Làm gì để thúc đẩy tăng trưởng năm 2023?

Cải thiện nội lực doanh nghiệp, thúc đẩy các dự án hạ tầng quan trọng quốc gia, đi sâu vào cải cách thể chế cho kinh tế thị trường… là những công việc trọng yếu trong năm 2023 nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển dài hạn của doanh nghiệp và đất nước.

Vượt cơn gió nghịch
Kinh tế

Vượt cơn gió nghịch

TS. LÊ DUY BÌNH - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam

Kinh tế nước ta sẽ đối diện nhiều “cơn gió nghịch” trong năm mới cả từ bên ngoài lẫn nội tại. Trong bối cảnh ấy, thông điệp và hành động dứt khoát của Quốc hội, Chính phủ về nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh sẽ "xốc dậy" tinh thần, ý chí và niềm tin với thị trường của doanh nghiệp và nhà đầu tư!

Cần cơ chế để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo
Kinh tế

Cần cơ chế để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo

Trước thềm năm mới, GS.TS. Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân xung quanh vấn đề làm thế nào để đổi mới, sáng tạo, tạo động lực tăng trưởng mới, giúp Việt Nam thoát “bẫy thu nhập trung bình”.

Linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện
Xã hội

Linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện

Năm 2022 đã khép lại, ghi đậm dấu ấn về những thành quả quan trọng của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai. Đó là sự vào cuộc tích cực, linh hoạt để kịp thời hỗ trợ người dân, người lao động và doanh nghiệp trước những “rủi ro” bất khả kháng; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và trên hết là sự đồng lòng của toàn thể lãnh đạo, cán bộ, viên chức, người lao động trong việc quyết tâm đưa chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đến với đối tượng thụ hưởng một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Chia sẻ với Báo Đại biểu Nhân dân nhân dịp đầu Xuân mới, Giám đốc BHXH tỉnh Đồng Nai Phạm Minh Thành khẳng định, những thành quả đã đạt được trong năm 2022 là nền tảng để BHXH tỉnh tiếp tục đổi mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2023.

Một năm hoạt động xã hội ý nghĩa của LuxShare - ICT
Đời sống

Một năm hoạt động xã hội ý nghĩa của LuxShare - ICT

Trong năm 2022, bên cạnh nỗ lực nâng cao hoạt động sản xuất, Công ty TNHH Luxshare-ICT (Việt Nam); Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung) thuộc Tập đoàn Luxshare-ICT Precision (Trung Quốc), cùng có địa chỉ tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã có nhiều đóng góp vào hoạt động xã hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Nỗ lực vì mục tiêu chính sách công và sứ mệnh bảo vệ người gửi tiền
Kinh tế

Nỗ lực vì mục tiêu chính sách công và sứ mệnh bảo vệ người gửi tiền

Năm 2022, Chính phủ ký ban hành Quyết định 1479/QĐ-TTg 2022 về kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước giai đoạn 2022 - 2025. Theo đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tiếp tục được duy trì là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm tiền gửi - một chính sách đặc thù nhằm phục vụ mục tiêu công, qua đó thể hiện quan điểm kiên định, thống nhất của Chính phủ trong việc bảo vệ người gửi tiền, góp phần ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng, tăng cường niềm tin công chúng, giảm thiểu đột biến rút tiền gửi, tạo cơ chế chính thức để xử lý các tổ chức nhận tiền gửi gặp sự cố và tham gia quá trình xử lý khủng hoảng tài chính.

Nền tảng của đô thị bền vững
Bất động sản

Nền tảng của đô thị bền vững

Việc kết hợp các yếu tố hiện đại và truyền thống tạo nên một công trình giàu bản sắc, lưu giữ những nét đẹp văn hóa địa phương là điều không đơn giản nhưng cần thiết trong phát triển đô thị bền vững.