Thuận theo tự nhiên để thích ứng

Ông BENOÎT BOSQUET, Giám đốc khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới.
CAROLYN TURK, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Tại đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta đã thấy nhiều ví dụ người nông dân đang thích ứng với biến đổi khí hậu bằng những cách làm đúng đắn.

Thuận theo tự nhiên để thích ứng -0
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long đánh bắt cá tự nhiên trong mùa nước nổi. Nguồn: ITN

Ở thượng nguồn vùng đồng bằng sông Cửu Long, vào mùa nước nổi từ cuối tháng 7 đến tháng 11, nước lũ tràn bờ mang theo phù sa về bồi đắp ruộng đồng, tái tạo hệ sinh thái sông và giúp những người nông dân như ông Nguyễn Văn Khen tăng thu nhập nhờ mô hình canh tác nông nghiệp dựa vào lũ.

Tuy nhiên, nước lũ có thể trở thành hiểm họa nếu cường độ lớn hoặc xuất hiện bất ngờ không theo dự báo. Những trận lũ lụt nghiêm trọng có thể gây vỡ đê, cuốn trôi mùa màng chỉ trong một đêm. Tại vùng thượng nguồn như Đồng Tháp Mười, các đợt lũ đang ngày càng trở nên khó đoán hơn, khiến người nông dân buộc phải thay đổi các mô hình sinh kế để thích ứng. Cùng với biến đổi khí hậu, dự kiến tình hình sẽ ngày càng trở nên khó khăn nếu không có các giải pháp kịp thời.

Trong một chuyến công tác đến đồng bằng sông Cửu Long, chúng tôi có dịp đến thăm các hộ nông dân được một dự án do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ giúp ổn định sản xuất trong điều kiện mới. Tại khu vực canh tác, các đê bao lửng được gia cố giúp bảo vệ sản xuất, đồng thời cho phép người dân tận dụng lợi thế nước lũ để nuôi trồng thủy sản và đánh bắt cá tự nhiên.

Trước tình hình đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, việc nhân rộng các chương trình như thế này trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Ước tính đồng bằng hiện đang bị lún trung bình khoảng 1,1cm mỗi năm, do tình trạng khai thác nước ngầm quá mức, khai thác cát và suy giảm phù sa. Hiện trạng này có thể đe dọa lớn tới sự sống còn của đồng bằng sông Cửu Long do mực nước biển dâng cũng ngày một trầm trọng hơn.

Một ước tính trong Báo cáo Khí hậu và Phát triển Quốc gia của Việt Nam của Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo gần một nửa diện tích của đồng bằng có thể bị nhấn chìm nếu mực nước biển dâng 75 - 100cm so với mức của những năm 1980 - 1999.

Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang phải đối mặt với những thay đổi thời tiết khắc nghiệt. Tại các vùng ven biển, nước biển đã tiến sâu vào đất liền, thông qua hệ thống kênh rạch nội đồng chằng chịt. Trong quá khứ, khi dòng sông Me Kong chảy xuống hạ lưu còn mạnh mẽ, nước sông có thể đẩy nước mặn ngược trở lại biển. Gần đây, dòng chảy trong mùa khô giảm xuống đẩy nhanh quá trình xâm nhập mặn, một xu hướng ngày càng rõ rệt trong các đợt hạn hán mà điển hình là đợt hạn lịch sử năm 2020.

Hình thái thời tiết hai mùa mùa mưa và mùa khô không còn rõ ràng nữa. Hạn hán và lũ lụt cực đoan xảy ra thường xuyên hơn, với cường độ lớn hơn. Với tình trạng này, người nông dân phải gánh chịu phần lớn tổn thất. Một ví dụ điển hình là 1 vài ngày nước mặn xâm nhập vào vườn cây ăn trái giá trị cao có thể phá hủy hoàn toàn vườn cây mà người nông dân phải đầu tư trong nhiều năm và đẩy họ vào cảnh phá sản.

Một khó khăn nữa là tình trạng môi trường suy thoái do nhiều năm nông dân tại đây có những thực hành canh tác sử dụng tài nguyên đất và nước không bền vững.

Năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã thông qua một nghị quyết quan trọng, thể hiện tư duy mới - “thuận thiên”. Nhờ đó, quỹ đạo phát triển của đồng bằng sông Cửu Long đã có sự chuyển hướng rõ rệt. Có thể cắt nghĩa chủ trương “thuận thiên” thế nào?

Ở thượng nguồn của đồng bằng, nhiều năm gần đây người dân địa phương đã đắp đê ngăn lũ để người dân chuyên canh lúa quanh năm. Nhưng mô hình này không còn mang lại giá trị kinh tế cao cũng như bền vững về mặt sinh thái.

Dự án của chúng tôi đã cho thấy, trên thực tế người nông dân có thể tận dụng nguồn nước lũ thượng nguồn, thay vì ngăn lũ. Khi mùa nước nổi về, người nông dân để nước lũ tràn đồng, tạo thành môi trường hoàn hảo để nuôi trồng thủy sản. Hình thức canh tác này đã được chứng minh là mang lại thu nhập cao hơn so với trồng lúa vụ ba. Khi nước rút vào mùa khô, phân thủy sản và phù sa góp phần bồi đắp cho đất đai, giúp đất trở nên màu mỡ cho vụ sau.

Ở bán đảo Cà Mau, “thuận thiên” cũng có nghĩa là đưa rừng ngập mặn vào thành một phần của giải pháp bảo vệ bờ biển. Trước đây, chúng ta chỉ làm đê biển hoặc kè chắn sóng để chống xói lở bờ biển. Khác với những giải pháp công trình, rừng ngập mặn có tính thích ứng cao hơn với những diễn biến địa chất phức tạp của bờ biển.

Việc người dân địa phương nhận ra những lợi ích của rừng ngập mặn cũng góp phần làm chậm quá trình phá rừng ồ ạt để nuôi tôm. Thay vì phá rừng, người nông dân đã biết tận dụng nuôi tôm dưới tán rừng ngập mặn, tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đạt được chứng nhận sinh thái và được thị trường quốc tế ưa chuộng.

Tại nhiều nơi ở đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta đã thấy nhiều ví dụ người nông dân đang thích ứng với biến đổi khí hậu bằng những cách làm đúng đắn. Chúng tôi vô cùng vui mừng được biết dự án tiên phong của Ngân hàng Thế giới đã góp phần giúp nông dân chuyển đổi sang mô hình sinh kế bền vững.

Rõ ràng là, việc nhân rộng các giải pháp bảo vệ cộng đồng khỏi những mối đe dọa về môi trường và giúp họ phát triển kinh tế không tránh khỏi khó khăn, thách thức. Do các vấn đề này không chỉ dừng trong địa giới hành chính nên các chính sách và hành động cũng phải mang tính liên tỉnh và đa ngành.

Vào tháng 2.2022, Chính phủ đã phê duyệt bản quy hoạch vùng tích hợp dài hạn cho đồng bằng sông Cửu Long để giải quyết những thách thức phát triển ngày càng phức tạp hơn. Quy hoạch này nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận theo vùng và sự cần thiết phải hợp tác - thay vì cạnh tranh - giữa các địa phương và các bộ, ngành để giải quyết vấn đề trong bối cảnh nguồn lực còn khan hiếm. Quan điểm này được chúng tôi nhắc lại trong cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan và lãnh đạo các tỉnh, thành tại TP. Cần Thơ, trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long.

Chúng tôi hy vọng các hành động và đầu tư sắp tới sẽ tương xứng với quy hoạch vùng về phạm vi và quy mô. Nhận thức rõ ràng hơn về định hướng phát triển của vùng đồng bằng trong tương lai sẽ giúp các bên liên quan khác, những người cũng quan tâm đến tương lai của đồng bằng sông Cửu Long như chúng tôi, đưa ra những chương trình, sáng kiến mang lại nhiều tác động tích cực hơn nữa.

Mặc dù nhiều nông dân địa phương có thể vẫn đang phải gánh chịu nhiều khó khăn, những người mà chúng tôi trò chuyện đều tràn đầy hy vọng. Họ là những ví dụ tiêu biểu về khả năng thích ứng khi đối mặt với nghịch cảnh. Chúng tôi tin vào một tương lai tốt đẹp cho họ và đồng bằng sông Cửu Long! Và chúng tôi đang nỗ lực hết mình, cùng với Chính phủ Việt Nam, biến những lời hứa thành hành động vì lợi ích của gần 20 triệu người dân sống ở đồng bằng này.

Kinh tế

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép
Kinh tế

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, cho rằng, cần xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp cho xe hybrid để giảm ô nhiễm môi trường. Tương tự, chính sách thuế với pick - up chở hàng cabin kép cần hướng tới thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông thôn, miền núi. 

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp
Kinh tế

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ông Đỗ Đức Hiển, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, cho rằng, đánh thuế cần tính chuyện bảo đảm sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta hướng tới tăng trưởng  hai con số. 

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh
Doanh nghiệp

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh

Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Agribank vừa ra mắt chương trình “Điểm giao dịch xanh”. Chương trình là một bước hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Agribank, hướng tới sự phát triển bền vững cho cộng đồng và thế hệ mai sau.

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile
Doanh nghiệp

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile

Từ ngày 1.4 – 30.6.2025, VietinBank mang đến Chương trình ưu đãi cực hấp dẫn “Đua top đặt xe, gặp gỡ Anh Tài” dành riêng cho người dùng đặt VNPAY Taxi (Taxi/Bike) trên ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile. Không chỉ di chuyển nhanh chóng tiện lợi, khách hàng còn có cơ hội trò chuyện video call cùng “Anh tài” Kay Trần và nhận bộ quà tặng giới hạn có chữ ký độc quyền từ thần tượng.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Quỹ nhà ở quốc gia - đừng chỉ trông chờ vào ngân sách

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) NGUYỄN VĂN ĐÍNH nhận định, để Quỹ nhà ở quốc gia phát triển bền vững, lâu dài phải có quy hoạch và quỹ đất rõ ràng. Đồng thời, cần huy động nguồn lực từ nhiều phía, tăng tính xã hội hóa, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đối với cộng đồng; đừng chỉ trông chờ vào ngân sách.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).