Kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2017)

Một ngày ở Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Khi mà sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc - mọi thứ tiền bạc hay vật chất thật vô nghĩa, bệnh nhân chỉ có thể hồi sinh nhờ vào lòng yêu thương, sự nỗ lực và chữ “tâm” trong nghề nghiệp bởi vậy chẳng có vật chất nào so sánh được công lao của các bác sĩ. Đội ngũ y bác sĩ của ngành y nói chung và của Bệnh viện ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh nói riêng, bằng trí tuệ, lòng yêu nghề và tình thương từ trái tim, đã giành cho các bệnh nhân một món quà thật vô giá: Cuộc Sống.

Chữ “tâm” kia mới bằng ba chữ “tiền”

Tôi khẽ khàng ngồi xuống cạnh một bệnh nhân khoảng 60 tuổi ở sảnh chờ khám bệnh ở Bệnh viện ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh, nơi mà mới 8h sáng, số thứ tự bệnh nhân tới khám đã lên tới 1.005 người. Bà đang vuốt lại một xấp tiền mệnh giá 50 nghìn đồng và 10 nghìn đồng, đếm đi đếm lại rồi cho vào túi. Người phụ nữ khoe: “Tôi chuẩn bị sẵn tiền lót tay rồi nè, nhưng còn nguyên, con gái tôi nằm viện ba ngày nay được chăm sóc rất tận tình”. Câu chuyện của bà làm tôi nhớ lại cái lần vào viện đáng nhớ nhất là ngày sinh đứa con trai ở Hà Nội. Mẹ tôi cũng chuẩn bị một xấp tiền như vậy và thì thào với cái giọng rất bao dung: "Không sao con ạ, người ta làm việc đêm hôm vất vả, lương lậu lại thấp như thế, có chút bồi dưỡng, cũng xứng đáng". Vậy mà chiếc phong bì vô tình đã làm tổn thương cô điều dưỡng chăm sóc cho tôi đêm hôm ấy, cô thẳng thắn “Mẹ con chị tưởng tiền mà cứu được mạng người à”.

Đúng vậy, tiền sẽ chưa bao giờ cứu được mạng người, nếu như bạn chứng kiến căn phòng đông nghẹt bệnh nhân ở khoa Cấp cứu ở Bệnh viện ĐH Y Dược  TP Hồ Chí Minh này. Đã hơn 12h trưa nhưng hầu như chưa có một bác sĩ, điều dưỡng nào được ăn cơm dù tất cả đều phải có mặt ở bệnh viện từ 6h30 phút sáng. Điều lãng mạn nhất ở nơi này có lẽ là đóa hoa hồng ai đó tặng y bác sĩ đặt trang trọng ở góc bàn, còn lại là một “hiện thực” thật… căng thẳng, không có tiếng cười, chỉ có tiếng rên la, kêu khóc. Sự ngột ngạt ở đây khiến người khỏe như tôi đứng không cũng bắt đầu cảm thấy buồn ói, chóng mặt, ấy vậy các điều dưỡng, bác sĩ, hộ lý ở đây phải thoăn thoắt làm việc. Họ thậm chí phải xử trí cấp cứu cho cả những bệnh nhân không có người nhà đi kèm, không biết bệnh nhân ở đâu, làm gì, giàu hay nghèo. Mục tiêu đầu tiên mà các bác sĩ nghĩ tới là: Cứu người.

Một điều dưỡng viên Khoa Hô hấp đang tận tình chăm sóc người bệnh Ảnh: Van Thanh
Một điều dưỡng viên Khoa Hô hấp đang tận tình chăm sóc người bệnh
Ảnh: Van Thanh

Tôi trò chuyện với BS Phó Trưởng Khoa Cấp cứu Nguyễn Viết Hậu vào khoảng lặng hiếm hoi buổi trưa, nơi mà bệnh nhân đông gấp vài lần nhân viên y tế. Anh kể cho tôi nghe kỷ niệm trước Tết Nguyên đán vừa rồi, cả ê kíp trực của khoa đã cứu được một thanh niên bị điện giật từ cõi chết trở về nhờ chẩn đoán nhanh, xử trí kịp thời. Anh không than vãn về những cực nhọc, vất vả mà chỉ nói về công việc với tất cả sự say mê, lòng yêu nghề “Chỉ cần thấy bệnh nhân qua cơn nguy kịch là hạnh phúc rồi, là động lực để ngày mai lại làm tiếp”. Không riêng bác sĩ Hậu, gần 100 cán bộ nhân viên ở cái khoa “đứng mũi chịu sào” này cũng đã sẵn sàng xác định cho mình cái nghiệp: Cấp cứu. Đó là điều dưỡng trẻ Trần Công Danh rất tận tình với người bệnh, em khoe với tôi quen “trắng đêm” mà vẫn đủ tỉnh táo khi có cấp cứu bởi tập thói quen ngủ cứ rảnh là ngủ được ngay. Câu duy nhất mà em nói về bản thân rằng: "Cảm thấy có lỗi nhất là không đủ thời gian để chăm sóc vợ con chu đáo. Còn với bệnh nhân, khó khăn mấy mà họ cần mình cũng hết sức".

Tôi cũng không sao quên được hình ảnh của điều dưỡng Phạm Thị Hương giản dị không son phấn, một phụ nữ người nhỏ bé nhưng có sức chịu đựng dẻo dai đã gắn bó với khoa trên 15 năm. Chị cần mẫn làm những việc mà thậm chí ngay cả người nhà bệnh nhân cũng sợ không dám đụng tới mà không một lời than vãn. Còn nhiều lắm những gương mặt xanh xao mệt mỏi vì công việc chăm sóc bệnh nhân nặng nhọc mà tôi đã gặp khi “vi hành” vào Bệnh viện ĐH Y Dược. Những bác sĩ Phương, điều dưỡng Lan Anh, điều dưỡng Hằng… Họ kể với tôi như thuộc lòng bệnh tình của bệnh nhân. Họ vui vì nhiều bệnh nhân hôm mới vào tưởng chết nay đã tự ngồi dậy ăn uống ngon lành. Nhìn các chị ngược xuôi, tất tả với máu, dịch, kim tiêm, thuốc kháng sinh, giản dị với áo blouse trắng, mặt mũi hốc hác không kịp son phấn, tôi chợt thấy mình mặc một chiếc váy đẹp vào đây... thật lạc lõng.

Nhớ ơn người “thuyền trưởng” năm ấy

 Nhắc đến thành tích ngày hôm nay của BV, không thể không nhớ tới công lao to lớn của GS.TS. Nguyễn Đình Hối, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, nguyên giám đốc đầu tiên của Bệnh viện ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh. Câu chuyện bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 90 với những khó khăn, thiếu thốn, cùng những rào cản của cơ chế bao cấp. Thầy Nguyễn Đình Hối khi đó là Trưởng Khoa Y - ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh đã luôn hết lòng vì sự nghiệp giảng dạy, đào tạo và khám chữa bệnh cứu người. Từ việc phải đưa các bác sĩ tương lai đi thực tập nhiều nơi, thầy luôn đau đáu việc thành lập một cơ sở để có điều kiện khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học cho nhà trường. Lúc ấy, giấc mơ về một bệnh viện thực hành thuộc trường đại học như một con tàu đơn độc trên đại dương giữa muôn trùng sóng gió. Trong hoàn cảnh đó, thầy Hối là người thuyền trưởng vững vàng, với ý chí và quyết tâm mãnh liệt đã lôi cuốn thủy thủ đoàn là những CBVC của nhà trường. Và trong suốt hành trình để bệnh viện đạt được nhiều kết quả tốt đẹp như hôm nay, dẫu ở bất cứ góc độ nào, chuyên môn hay quản lý, mỗi một y, bác sĩ đều cảm thấy rất rõ hình ảnh về thầy Nguyễn Đình Hối, người chèo thuyền không mệt mỏi, người hoa tiêu vững vàng.

Đêm buông xuống ở bệnh viện thật yên tĩnh. Những tưởng đêm nay các bác sĩ sẽ có một đêm tròn giấc, ấy vậy mà lại có tiếng kêu la, tiếng người đẩy băng ca chạy gấp gáp, tất cả các thầy thuốc trong ca trực của mình đều bật dậy, tỉnh táo, phải chăng họ đã thu nhận nỗi đau của bệnh nhân bằng một ăng-ten kỳ lạ, đó là ăng-ten của trái tim… Chính cái nhịp tim đồng vọng giữa người thầy thuốc với người bệnh đã bắt mạch được những đau đớn kể cả những bất hạnh của mỗi số phận đời người. Qua bàn tay, khối óc và trái tim của người thầy thuốc, mỗi nhịp đập đã được hồi sinh. Điều gì có thể khiến các bác sĩ vượt qua những gian nan, vất vả trong nghề nghiệp của mình? Đó chính là sự biết ơn một cách trân trọng của mỗi bệnh nhân và những ghi nhận lớn lao của toàn xã hội, là động lực, là sức mạnh tinh thần, chắc chắn sẽ truyền lửa cho các y, bác sĩ bước tiếp hành trình cao cả của mình. 

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.