Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9:

Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

Đánh giá về thành công của Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, các đại biểu cho biết, Hội nghị đã lan tỏa mạnh mẽ đến nghị sĩ trẻ các nước thông điệp phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Đồng thời, khẳng định vai trò, uy tín và trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam trong Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), nâng cao vị thế và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo -0

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương): Nỗ lực hơn nữa thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 là sự kiện đối ngoại quan trọng không chỉ với Quốc hội Việt Nam mà còn với cả đất nước. Chủ đề Hội nghị “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo” rất đúng, trúng và có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay. Đây cũng là cơ hội rất lớn cho Việt Nam trong việc tiếp tục tăng cường quan hệ với các nước trên thế giới; thúc đẩy ngoại giao nghị viện lên tầm cao mới, đóng góp tích cực vào thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Trong thời gian diễn ra Hội nghị, các đại biểu quốc tế đã có những phản hồi vô cùng tích cực và đánh giá cao công tác tổ chức của Quốc hội Việt Nam, cho biết rất vui mừng khi được đến Việt Nam và ấn tượng với sự chuẩn bị chu đáo, bảo đảm các điều kiện tổ chức thành công Hội nghị của Quốc hội Việt Nam. Qua tổ chức thành công Hội nghị còn là dịp để chúng ta giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, đặc biệt là các nghị sĩ trẻ. 

Tại các Phiên thảo luận chuyên đề, Đoàn đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam đã tham gia hết sức tích cực, đóng góp nhiều ý kiến, đưa ra nhiều đề xuất nhằm thúc đẩy giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết đối với toàn cầu, được nghị sĩ các nước ghi nhận. Như Tổng Thư ký IPU Martin Chungong đã nhận định trong phát biểu tại Phiên khai mạc Hội nghị: Việt Nam là “ngọn hải đăng” trong trao quyền cho giới trẻ về công nghệ. Tôi cũng như các nghị sĩ trẻ của Việt Nam đều rất vui mừng và tự hào, vì để có được sự ghi nhận như vậy từ phía quốc tế, nghị sĩ trẻ Việt Nam nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung đã góp phần không nhỏ vào tiến trình phát triển của đất nước. Tôi hy vọng qua Hội nghị lần này, các nghị sĩ trẻ Việt Nam ngày càng nhận thức sâu sắc và nỗ lực hơn nữa trong công cuộc thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo -0

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương): Nghị sĩ trẻ toàn cầu đoàn kết, quyết tâm giải quyết các vấn đề toàn cầu

Theo cảm nhận của cá nhân tôi cũng như phản hồi từ các đại biểu tham dự, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 được tổ chức tại Việt Nam đã thành công tốt đẹp trên tất cả các mặt như nội dung, chương trình, công tác tổ chức và cả phương diện đối ngoại đa phương. Có thể thấy, trước mỗi phát biểu, nghị sĩ trẻ các nước đều nói cảm ơn Việt Nam vì sự đón tiếp nồng hậu và chuẩn bị chu đáo.

Chủ đề của Hội nghị “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thục hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”. Tôi cho rằng, đây là chủ đề rất thời sự và thu hút nhiều nghị sĩ trẻ các nước tham gia phát biểu. Điều này đã thể hiện rõ khi 3 Phiên thảo luận chuyên đề nhận được nhiều sự quan tâm và đóng góp ý kiến của nghị sĩ trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới.

Đáng lưu ý, Quốc hội Việt Nam, các Hội hữu nghị Việt Nam với Đoàn đại biểu các nước đã có nhiều cuộc gặp gỡ song phương, trao đổi nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và các nghị sĩ trẻ Việt Nam có cơ hội tiếp xúc, học hỏi những kinh nghiệm quý báu giúp ích cho công việc và cuộc sống. Trong chương trình Triển lãm “Khát vọng Việt Nam”, chúng ta cũng đã tận dụng tối đa cơ hội này để thông qua đó giới thiệu về đường lối đổi mới của đất nước, quảng bá hình ảnh đẹp về đất nước và con người Việt Nam; thể hiện sự mến khách, yêu chuộng hòa bình, tinh thần và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam. Bên cạnh đó, công tác truyền thông rất đa dạng, phong phú, hiệu quả, vừa kết hợp trực tiếp và trực tuyến, các cơ quan báo chí, truyền thông của nước ta và các nước thành viên tham gia đều đưa tin về các sự kiện quan trọng của Hội nghị.

Hội nghị đã để lại nhiều ấn tượng rất đặc biệt trong lòng các đại biểu tham dự. Thành công của Hội nghị là lan tỏa mạnh mẽ đến nghị sĩ trẻ các nước về thông điệp phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; đồng thời, khẳng định vai trò, uy tín và trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam trong IPU, nâng cao vị thế và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Hội nghị cũng đã thông qua Tuyên bố về “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”. Tuyên bố này thể hiện cam kết và hành động mạnh mẽ của các nghị sĩ trẻ của IPU về thể chế hóa và hoàn thiện thể chế, chính sách cho chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, tôn trọng đa dạng văn hóa vì mục tiêu phát triển bền vững. Tuyên bố này khẳng định các nghị sĩ trẻ IPU cùng đoàn kết, quyết tâm thực hiện các giải pháp giải quyết các vấn đề toàn cầu, thu hút sự tham gia nhiều hơn của người trẻ và cộng đồng chung tay xây dựng thế giới hòa bình, hợp tác và cùng phát triển ko ai bị bỏ lại phía sau.

Đây là Tuyên bố đầu tiên của Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu qua 9 kỳ tổ chức. Điều đó thể hiện sự quyết tâm, đồng thuận cao và cam kết mạnh mẽ của các nghị sĩ trẻ IPU trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu.

Lan tỏa mạnh mẽ thông điệp phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo -0

ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy (Tây Ninh): Tiếp thu những cách làm hay, những mô hình đổi mới sáng tạo

Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai đã diễn ra rất thành công. Các đại biểu quốc tế không chỉ đánh giá cao về công tác chuẩn bị của Việt Nam mà nội dung của Hội nghị cũng rất quan trọng, và đóng góp của các nghị sĩ trẻ của Việt Nam cũng rất tích cực và đáng tự hào. Các đại biểu của Việt Nam cho thấy không chỉ giỏi về ngoại ngữ mà qua các phát biểu, tham luận đã đề xuất được những giải pháp có bản sắc riêng và khá toàn diện. Cá nhân tôi và nhiều nghị sĩ trẻ các nước rất đồng tình với các giải pháp được đưa ra tại các phiên thảo luận.

Chủ đề Hội nghị tập trung vào chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo gắn liền với xu thế chung không thể đảo ngược của các quốc gia hiện nay. Và chỉ khi xác định được điều đó, chúng ta mới có thể thảo luận, đưa ra các giải pháp thực hiện thành công chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, cao hơn là đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững.

Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta không thể phát triển một mình mà phải đi cùng với thế giới. Vì vậy, chỉ khi định vị được năng lực chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo của Việt Nam hiện đang đứng ở vị trí nào so với sự phát triển của thế giới thì mới có thể đưa ra các giải pháp, phương hướng để đi cùng với bạn bè quốc tế.

Thông qua Hội nghị lần này, ngoài việc chia sẻ những kiến nghị, trăn trở vấn đề mà Việt Nam đang quan tâm thì bản thân tôi và các nghị sĩ trẻ Việt Nam sẽ tiếp thu từ bạn bè quốc tế những cách làm hay, các mô hình đổi mới sáng tạo hiệu quả và tham khảo những kết quả đạt được trong chuyển đổi số của họ, đặc biệt là những nội dung liên quan đến chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo gắn với việc xây dựng chính sách, pháp luật. Chúng tôi sẽ tích cực học hỏi để góp sức vào quá trình hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, pháp luật phù hợp, thúc đẩy mục tiêu phát triển của Việt Nam.

Ý kiến đại biểu

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
Ý kiến đại biểu

Hoàn thiện quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát

Thảo luận tại Hội trường sáng nay, 30.11, về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) cho rằng: việc dự thảo Luật đưa ra những quy định rất cụ thể về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát - một cơ chế rất quan trọng đối với các lĩnh vực ngành nghề, công nghệ mới là rất mạnh dạn và cần thiết, tạo hành lang pháp lý đủ mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp này phát triển; đồng thời đề nghị tiếp tục tham khảo để hoàn thiện các quy định tốt nhất và phù hợp với điều kiện pháp luật ở Việt Nam.

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số
Ý kiến đại biểu

Bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số

Phát biểu tại Hội trường sáng 27.11, về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Trần Nhật Minh (Nghệ An) cho rằng: cần có quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho thanh niên người dân tộc thiểu số (DTTS), nhằm thể chế hóa Kết luận của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tạo việc làm, đào tạo nghề đối với nông dân, cư dân nông thôn, thanh niên DTTS…

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm lao động công nghệ

Phát biểu tại phiên thảo luận Luật Việc làm (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng vẫn đang thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng nhằm vượt qua “bẫy thu nhập trung bình” mà nhiều nước đang phát triển gặp phải.

Đại biểu Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Người lao động được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp tương đương thời gian đã đóng

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 27.11, về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy kiến nghị rà soát, nghiên cứu lại quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo đại biểu, nên điều chỉnh theo hướng người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tương đương với thời gian đã đóng; hoặc nếu vẫn giữ quy định “cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng” thì cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng sẽ được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Bổ sung chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất

Góp ý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) tại phiên thảo luận Hội trường sáng nay, 27.11, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề nghị nghiên cứu bổ sung Điều 5 về chính sách hỗ trợ việc làm đối với người thuộc diện thu hồi đất, vì thực tế trong nhiều năm qua và những năm sắp tới, nước ta thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế và cần thu hồi đất nên ảnh hướng đến tình hình việc làm của người lao động.

ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự - giải pháp căn cơ nhất

Thảo luận tại Hội trường Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 26.11, góp ý về công tác thi hành án dân sự, án hành chính, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) ghi nhận Chính phủ đã có nhiều biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, với nhiều kết quả khả quan; đồng thời, nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế về công tác thi hành án dân sự là giải pháp căn cơ nhất.

ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Rõ trách nhiệm, tránh đùn đẩy trong quản lý hoạt động quảng cáo

Chiều nay, 25.11, thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Ninh Thuận) phản ánh tình trạng nhiều thông tin chưa được kiểm chứng lan truyền trên không gian mạng rộng rãi, công khai như các trào lưu “uống nước Kiềm chữa bách bệnh”; “thải độc ruột, thải độc đại tràng bằng cà phê”… gây tổn hại rất lớn cho sức khoẻ người sử dụng. Đại biểu mong muốn, trong dự thảo luật cần quy định rõ, tránh đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý hoạt động quảng cáo.

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn
Quốc hội và Cử tri

Rõ nhóm hóa chất phải có quy định về khoảng cách an toàn

Về quy định đối với khoảng cách an toàn, Điều 62 dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) không quy định cụ thể mà viện dẫn sang các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Theo ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng), nên chăng quy định rõ, trong 4 nhóm hóa chất quy định tại Chương III, nhóm hóa chất nào phải có quy định về khoảng cách an toàn đối với địa điểm xây dựng công trình có hoạt động sản xuất hóa chất, tồn trữ hóa chất.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại.