Hoàn thiện thể chế thi hành án dân sự - giải pháp căn cơ nhất

Thảo luận tại Hội trường Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 26.11, góp ý về công tác thi hành án dân sự, án hành chính, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) ghi nhận Chính phủ đã có nhiều biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, với nhiều kết quả khả quan; đồng thời, nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế về công tác thi hành án dân sự là giải pháp căn cơ nhất.

Nhiều kết quả khả quan

Đại biểu cơ bản tán thành với Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về công tác thi hành án năm 2024. Góp ý về công tác thi hành án dân sự, đại biểu nhận thấy năm 2024, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn thách thức như số vụ việc thụ lý mới tăng cao, các vụ việc phải thi hành ngày càng phức tạp, Chính phủ đã có nhiều biện pháp, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả cao, với nhiều kết quả khả quan.

Theo đó, kết quả thi hành án xong về tiền tăng hơn 27 nghìn tỷ đồng, tương đương với hơn 31% so với năm 2023; kết quả thi hành xong về việc cũng tăng gần 46 nghìn việc, tương đương với khoảng 8% so với cùng kỳ; kết quả thu hồi tài sản trong những vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tăng hơn 300% về việc, đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Thi hành xong án tín dụng ngân hàng tăng cả về việc và về tiền so với cùng kỳ, đặc biệt là về tiền tăng hơn 9 nghìn tỷ đồng. Thi hành xong khoảng 900 bản án hành chính, tăng hơn 300 bản án so với cùng kỳ…

c1.jpg
ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long

Đồng thời trong năm 2024, Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường tiếp tục hoàn thiện thể chế; kiểm tra, thanh tra, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, vi phạm trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Qua đó, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thi hành án.

Đơn giản hóa thủ tục thi hành án gắn với chuyển đổi số

Về các giải pháp năm 2025, ĐBQH Lã Thanh Tân cơ bản đồng tình với các giải pháp Chính phủ đề ra đối với công tác thi hành án dân sự năm 2025. Trong đó, việc hoàn thiện thể chế về công tác thi hành án dân sự là giải pháp căn cơ nhất.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi) để trình Quốc hội theo đúng tiến độ; thể chế đầy đủ các chính sách đã được thông qua như: người được thi hành án dân sự có quyền chủ động xác minh, chứng minh điều kiện thi hành án, đề nghị áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự; tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự; khắc phục triệt để những vướng mắc đang cản trở, làm giảm hiệu lực và hiệu quả công tác thi hành án dân sự; xác định đúng vai trò, quyền hạn của chấp hành viên trong trình tự, thủ tục thi hành án dân sự; quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tổ chức thi hành án như Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, UBND các cấp.

Cùng với đó, quy định đầy đủ, đồng bộ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm đối với các cơ quan liên quan khác trong từng giai đoạn thi hành án. Đơn giản hóa thủ tục thi hành án gắn với ứng dụng chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục thi hành án.

Tăng cường tiền kiểm của cơ quan kiểm sát

Đối với công tác thẩm định giá tài sản thi hành án dân sự - một trong những công đoạn quan trọng đưa tài sản ra bán đấu giá tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến vi phạm, sai phạm hoặc kéo dài quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản thi hành án. Từ thực tế ở cơ sở, đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính có biện pháp quản lý nhà nước, hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ cụ thể với thẩm định viên về giá trong việc thẩm định giá tài sản thi hành án; đồng thời, đề nghị chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố phát huy vai trò quản lý, chỉ đạo của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự, Sở Tư pháp, Sở Tài chính để phối hợp giám sát chặt chẽ trong hoạt động hành nghề của các chức danh nghề nghiệp trong lĩnh vực này, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Công tác thi hành án dân sự là hoạt động luôn được Viện kiểm sát kiểm soát cả cơ chế tiền kiểm và hậu kiểm. Đại biểu đề nghị thời gian tới, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao chỉ đạo Viện kiểm sát các cấp tăng cường công tác tiền kiểm của cơ quan kiểm sát đối với những khâu, bước của quá trình thi hành án nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, tránh những sai sót không đáng có xảy ra, gây ra hậu quả cho các bên.

Quốc hội và Cử tri

Nên có tiêu chí cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Nên có tiêu chí cụ thể

Theo văn bản tổng hợp, giải đáp các vấn đề dư luận quan tâm trong tháng 11, trong đó có việc đánh thuế bất động sản của Bộ Tài chính thì để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, gần đây Bộ Xây dựng đã đề xuất giải pháp đánh thuế với người sở hữu từ 2 nhà, đất trở lên. Bộ Tài chính đồng thuận và sẽ nghiên cứu phương án mà Bộ Xây dựng đề xuất.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại hội trường
Lập pháp

Xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Theo đánh giá của ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội), hiện nay, việc sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán đang diễn ra phổ biến. Do đó, đại biểu đề xuất cần nghiên cứu quy định để bảo đảm khả năng bao quát các hành vi được thực hiện bởi nhiều công cụ khác nhau.

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những quy định để tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hoàn thiện các quy định về quản lý, khai thác khoáng sản

Là những người đại diện cho cử tri, Nhân dân Quảng Ninh - địa phương có tiềm năng thế mạnh về tài nguyên, khoáng sản và từ chính những vướng mắc trong hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực này, tại Kỳ họp thứ Tám, các ĐBQH tỉnh đã tham gia nhiều ý kiến tâm huyết nhằm hoàn thiện các quy định của dự án Luật Địa chất và khoáng sản.

Đoàn ĐBQH tỉnh kiểm tra khu vực sạt trượt đất đá trên diện rộng do ảnh hưởng của bão số 3 tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hướng đến những chuyển biến rõ nét trong thực tiễn

Để có được nguồn tư liệu, thông tin hết sức phong phú, giàu tính thực tiễn mang đến nghị trường Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã có những bước chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, nhất là hoạt động khảo sát và lắng nghe, tiếp thu thấu đáo những tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân.

Các ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Gửi trọn niềm tin

Từ những đóng góp tích cực của Đoàn ĐBQH tỉnh tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, cử tri các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đều chung một mong mỏi, các nội dung được thông qua tại kỳ họp, nhất là một số dự án Luật, nghị quyết có tác động ảnh hưởng sâu tới đời sống các tầng lớp nhân dân sẽ sớm đi vào cuộc sống.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ vọng những quyết sách tạo động lực phát triển đất nước

Tiếp nối và phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm trước đất nước, trước cử tri Nhân dân, tại Kỳ họp thứ Tám vừa diễn ra, Quốc hội Khóa XV đã tập trung trí lực xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ cho biết, cùng với tập thể Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp vào thành công chung của Kỳ họp.

Samsung là một trong những doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong thời gian qua
Quốc hội và Cử tri

Niềm tin của nhà đầu tư!

Hôm nay, khi bắt đầu sự kiện, tôi cứ ngỡ đã 2 năm trôi qua, nhưng Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc tôi rằng mới chỉ 13 tháng trước. Kể từ khi Thủ tướng đến thăm NVIDIA tại Thung lũng Silicon (Hoa Kỳ), với rất nhiều nhiệt huyết và sự tin tưởng, Thủ tướng đã thuyết phục tôi rằng Việt Nam nên là ngôi nhà tương lai của NVIDIA. Con người Việt Nam, những cơ hội tại Việt Nam là lý tưởng để đầu tư ngay hôm nay.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn giá rẻ

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số cần nghiên cứu, bổ sung các chính sách đặc thù phát triển doanh nghiệp công nghệ số nhỏ và vừa. Theo đó, cần quy định cụ thể các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thông tin, cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục cấp phép, quy trình đo lường, kiểm định; hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn giá rẻ thông qua việc xem xét hỗ trợ bảo lãnh hoặc được bảo lãnh từ các ngân hàng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung
Quốc hội và Cử tri

Cần thêm chính sách ưu đãi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua đã giảm mức thuế đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa - lực lượng chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp ở nước ta. Đánh giá cao điều này, song một số đại biểu Quốc hội cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các chính sách ưu đãi hơn dành cho doanh nghiệp để khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị . Ảnh: Lâm Hiển
Chính sách và cuộc sống

Cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy

Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, sau khi sắp xếp, sáp nhập, tổ chức bộ máy của Chính phủ giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ. Như vậy, bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối, giảm 9 đầu mối gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ…

Cử tri kiến nghị lựa chọn cán bộ đủ năng lực quản lý sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Cử tri kiến nghị lựa chọn cán bộ đủ năng lực quản lý sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tiếp xúc với Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều cử tri huyện Cao Phong bày tỏ đồng tình với chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tại các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, mong muốn chủ trương quan trọng này được thực hiện đồng thời với việc quy định chức năng của các cơ quan, đơn vị; có giải pháp khả thi, đúng đắn để lựa chọn được người đủ năng lực quản lý sau sắp xếp.